You are on page 1of 4

I.

ĐỌC – HIỂU (3 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khảng trời
hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
có những thằng con trai mười tám tuổi
nhiều khi cực khổ quá, khóc ào
nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ
phanh ngực áo và mở trần bản chất
mỉm cười trước những lời lẽ quá to
nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc”
(Trích Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1:Xác định thể thơ của đoạn trích trên
Câu 2: Hãy chỉ ra những khó khăn mà người lính trải qua khi đất nước đang trong “hồi
khốc liệt”?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“hạnh phúc nào cho tôi
hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước”
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Những tình yêu thật thường không
ồn ào?
II.LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ, trình bày về cách thể hiện tình yêu thương.
Câu 2:
Cho đoạn trích:
“…Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng
sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt
lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ
lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước
mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người
ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước
cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó
rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết
thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị
lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó
bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải
chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị
tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết
dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng
“Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước
cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn,
chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008,
tr. 13-14)
Cảm nghĩ của anh/chị hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình
luận về khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0,5đ)
Thể thơ của đoạn trích: Tự do
Câu 2 (0,5đ)
Những khó khăn mà người lính trải qua khi đất nước đang trong “hồi khốc liệt” là:
- Thiếu thốn về vật chất (chén cơm mắm ruốc)
- Luôn phải đối diện với nguy hiểm, cái chết (giấc ngủ bị cắt ngang dọc, nắm đất
trên đường hành quân)
Nhưng những người lính không bao giờ bỏ cuộc.
*Lưu ý: Yêu cầu học sinh khái quát sau khi chỉ ra dẫn chúng
Câu 3 (1đ)
Bước làm: chỉ ra biện pháp tu từ – chỉ ra tác dụng
- Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp điệp cấu trúc: “hạnh phúc…cho”. Có tác dụng
nhấn mạnh trăn trở của tác giả về khát vọng dang dở của những người lính đã hy
sinh bảo vệ hạnh phúc, tự do cho dân tộc, cho đất nước. Bên cạnh đó, nghệ thuật
điệp cấu trúc còn giúp nhịp điệu của bài thơ trở nên da diết, truyền tải trọn vẹn
cảm xúc xót xa, trân trọng của tác giả đối với người lính
- Đồng thời, biện pháp liệt kê những đối tượng từ cụ thể đến khát quát: “tôi, anh,
chúng ta, đất nước” đã góp phần thể hiện những trăn trở của tác giả không chỉ lo
nghĩ cho riêng cá nhân mà còn cho cả cộng đồng. Con người chỉ có thể hạnh phúc
khi được tự do, đất nước được độc lập.
Câu 4 (1đ)
Bước làm: đưa ra quan điểm – giải thích từ khóa – đưa ra lập luận bảo vệ quan
điểm – mở rộng vấn đề
- Em đồng tình với ý kiến: “Những tình yêu thật thường không ồn ào”. Khi nhắc
về tình yêu, chúng ta có thể hiểu tình yêu là cảm xúc sâu sắc muốn gắn bó với một
đối tượng cụ thể. Vì muốn gắn bó nên chúng ta sẵn sàng hy sinh, bảo vệ đối tượng
đó, chúng ta luôn hành động, suy nghĩ dựa trên mong muốn những điều tốt đẹp
nhất đến với đối tượng mình yêu thương. Bởi vậy, tình yêu thật sự không cần
phô trương, thường được chứng minh qua hành động nhiều hơn qua lời nói
ồn ào hay cách thể hiện hào nhoáng. Khi ta hành động vì đối tượng mình yêu
thương, ta chẳng hề toan tính nên cũng không cần phải khoe khoang vì khi ta yêu,
vốn dĩ ta đã tìm thấy niềm hạnh phúc cho bản thân mình rồi. Bởi vậy, khi ta yêu
hay khi ta cảm nhận tình yêu, hãy thể hiện và nhìn vào những điều chân thực,
những việc làm cụ thể thay vì những điều sáo rỗng.
II.LÀM VĂN
Câu 1: Cách thể hiện tình yêu thương
1. Giải thích:
- Thể hiện tình yêu thương: cách chúng ta bày tỏ cảm xúc, tình cảm của mình tới
đối tượng mình yêu thương
2. Quan điểm: Cách thể hiện tình yêu thương
3. Luận điểm – luận cứ - dẫn chứng
- LĐ 1: Thể hiện tình yêu thương bằng hành động: Những việc làm cụ thể,
những hành động thiết thực là cách thể hiện tình cảm trực tiếp nhất mà ta có thể
làm cho đối tượng mà mình yêu thương. Tình yêu thương thể hiện bằng hành động
chân thực sẽ tốt hơn và đem lại sự an tâm hơn là những lời nói sáo rỗng, sự thể
hiện hào nhoáng dù chỉ là những hành động giản đơn, mộc mạc
- LĐ 2: Thể hiện tình yêu thương bằng lời nói: Tình yêu thể hiện qua lời nói có
thể dễ dàng được thực hiện ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Một lời động viên, một
lời an ủi mà bất cứ ai cũng có thể làm được nhưng lại có thể xoa dịu tâm trạng tiêu
cực ngay tức khắc. Tuy nhiên những lời nói yêu thương cần xuất phát từ sự chân
thành chứ không phải những lời giả dối sáo rỗng
+ Dẫn chứng: Thí nghiệm nói lời yêu thương với cái cây/ Chương trình thiện
nguyện của MC Quyền Linh/ Chương trình “Nấu cơm cho em” của rapper Đen
Vâu
4. Mở rộng
- Gợi ý: Tình yêu thương cần được thể hiện sao cho phù hợp với tình huống, hoàn
cảnh, ở mức độ hợp lý, tránh để người khác cảm thấy “ngộp thở” vì tình cảm của
mình.
5. Bài học hành động
- Để có thể yêu thương người khác, chúng ta cần học cách yêu thương và trân trọng
chính bản thân mình, thể hiện tình yêu thương từ những điều nhỏ nhất, nói lời cảm
ơn, xin lỗi, giúp đỡ người khác hết sức trong khả năng của mình

Câu 2: Cảm nhận về hình tượng Mị trong đoạn trích đêm mùa đông
- Định hướng vấn đề: Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mị trong đoạn
trích trên, ta thấy được một cô gái có tấm lòng nhân hậu và có sức sống mãnh liệt.
Qua Mị, nhà văn đã bày tỏ sự trân trọng những khát vọng sống chân chính của con
người.
- Gợi ý chia luận điểm
LĐ 1: Mị là người có tấm lòng nhân hậu (Mị cởi trói cho A Phủ)
LĐ 2: Mị là người có sức sống mãnh liệt (Mị chạy trốn theo A Phủ)
- Yêu cầu phụ: Khát vọng sống chân chính của con người – Khát vọng được sống
và được tự do, sống một cuộc đời đúng nghĩa (GTNĐ)

You might also like