You are on page 1of 4

ĐÁP ÁN MỘT SỐ ĐỀ ĐỌC HIỂU (PHẦN 2)

ĐỀ 4
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nghị luận 0.5
Câu 2: 0.5
- "Biết đủ" là biết hài lòng với những gì mình có
Câu 3:
- Câu văn là sự phê phán lối sống không đúng với thực chất, giả tạo; 0,5
- Từ đó ngụ ý khuyên chúng ta hãy sống thành thật với chính mình. 0,5
Câu 4:
HS có thể chọn, trích dẫn được câu văn và lí giải ngắn gọn, rõ ràng về bài học được rút ra từ
câu văn ấy. 0,5
- Chẳng hạn : HS chọn câu văn "Sẽ rất nhanh ,hạnh phúc nãy sẽ biến mất khi ta không biết
cuộc đời mình nằm ở nơi đâu..."-> Bài học : hạnh phúc là sự đánh giá đúng bản thân. Đánh 0,5
giá đúng bản thân sẽ giúp chúng ta tự xác định được cách sống, cách ứng xử phù hợp với mọi
mối quan hệ...

ĐỀ 5
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,5
Câu 2: Nội dung chính: Bàn về văn hóa ứng xử của con người thể hiện trong lời cám 0,5
ơn và xin lỗi .
Câu 3: Tác giả lại cho rằng “toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi
thường người khác” vì: 0.5
+ khi biết mình có thể làm phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin
lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình 0.5
thực sự có lỗi.
+ Từ xin lỗi ở đây di kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một
cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc
còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ .Xem ra sức mạnh của từ xin
lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
Câu 4: Ý nghĩa : câu hỏi mở, học sinh nêu ít nhất 01 quan điểm riêng miễn là phù
hợp thì GV cho điểm tối đa 1.0
+ thể hiện tấm lòng chân thành, cách ứng xử có văn hóa của người nói làm cho các
mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

ĐỀ 6
Câu 1:
Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2:
- Nhân vật trữ tình gửi gắm lòng mình qua hình ảnh chiếc bách - chiếc thuyền con
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện thông qua hình ảnh chiếc thuyền là tâm trạng cô
đơn, lẻ loi, chán nản, buồn rầu và bất lực, buông xuôi trước dòng đời. Đó là tâm sự riêng tư,
thầm kín của nhân vật trữ tình – nhà thơ Hồ Xuân Hương với cảnh đời làm lẽ và cũng là tâm
trạng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Điều đó được thể hiện qua các từ trực tiếp miêu tả cảm xúc: buồn, ngao ngán, mặc ai, cam
lòng, ngán
Câu 3:
Hai câu thơ với thủ pháp ẩn dụ đã nói lên nghịch cảnh éo le của người phụ nữ: Trong lòng người
phụ nữ trẻ, tình nghĩa vẫn dạt dào lai láng mà sóng gió cuộc đời bốn bề vây bủa, đe dọa liên tiếp
khiến người phụ nữ rơi vào tình cảnh bất an, vô định. Từ đó cho ta thấy nỗi niềm thương thân
xót phận của người phụ nữ.

Câu 4:
- Các từ láy được vận dụng trong văn bản là: nổi nênh, lênh đênh, ngao ngán, lai láng, bập bềnh,
tấp tênh.
- Hiệu quả:
Đa số đều là các từ láy tượng hình miêu tả trạng thái bấp bênh, chông chênh, nghiêng ngả của
chiếc thuyền giữa sóng nước. Từ đó, giúp người đọc cảm nhận được sự vô định trong tình duyên,
cuộc đời nhiều trắc trở của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Các từ láy trên đã tăng hiệu quả tạo hình, làm cho bài thơ trở nên gợi hình, gợi cảm hơn, tăng
tính hình tượng. Từ đó, cho thấy sự đồng cảm, xót xa của tác giả với thân phận của người phụ
nữ, khơi gợi cảm xúc, sự rung động ở người đọc.
Câu 5:
HS viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình miễn sao có những lí giải phù hợp, thuyết phục. GV
linh hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, cách diễn đạt trôi
chảy.
Gợi ý: Người phụ nữ cần làm gì để hạnh phúc
- Trau dồi hiểu biết, trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân.
- Tự chủ, tự lập về tài chính, suy nghĩ, cảm xúc, không lệ thuộc vào người khác.
- Yêu thương và chăm sóc bản thân mình.

Có thể có những liên hệ, so sánh với người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa nhưng dung
lượng vừa phải, tiết chế.

ĐỀ 7
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó, biểu cảm là PTBĐ chính.
Câu 2: Câu thơ “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu – câu cá mùa thu)
Câu 3: Câu thơ “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái”
Đây là câu thơ có lẽ được lấy cảm hứng từ thơ của Thôi Hộ “Đào hoa y cựu tiếu đông phong”
(Hoa đào còn bỡn gió xuân đây - Tản Đà dịch) và câu thơ của Nguyễn Du “Hoa đào năm
ngoái còn cười gió đông” (tâm trạng của Kim Trọng sau khi chịu tang chú quay lại tìm Kiều).
=> Câu thơ mượn ý người xưa để bộc lộ nỗi niềm hoài cố, tiếc thương, đau buồn mà nhớ mong
quá khứ. Đó không phải là quá khứ của duyên tình bẽn lẽn như trong thơ Thôi Hộ hay Nguyễn
Du mà là quá khứ tươi đẹp của quê hương, đất nước. Câu thơ cho thấy tấm lòng yêu nước, nỗi
trăn trở suy tư thầm kín của thi nhân về vận nước.
Câu 4. Câu hỏi tu từ “Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” gợi cảm xúc xót xa, ngậm ngùi,
chua chát của chính nhân vật trữ tình. Câu thơ với hình thức là câu hỏi nhưng thực chất là một
câu cảm thán, như một tiếng thở dài cho cảnh làm than của dân tộc lúc bấy giờ.
- Câu hỏi như một nốt lặng giữa bài thơ và của mạch cảm xúc giúp tăng giá trị biểu đạt.
- Âm thanh “tiếng ngỗng” là âm thanh duy nhất ở trong bài. Vừa như làm bừng tỉnh không gian,
thức động tâm trí của người ngắm cảnh vừa như tô đậm sự tịch liêu, tĩnh mịch của thiên nhiên
mùa thu với thủ pháp lấy động tả tĩnh.
Câu 5:
- Đào Tiềm là một nhà thơ nhà thơ rất nổi tiếng thời Lục Triều (Trung Quốc), ông là người tài
giỏi, từng đỗ tiến sĩ rồi ra làm quan, nhưng chán ghét chốn quan trường bẩn thỉu, nhũng nhiễu
mà lui về ở ẩn.
- Nguyễn Khuyến thấy hổ thẹn khi thua ở cái khí tiết của một bậc quân tử phải có, Đào Tiềm sẵn
sàng từ quan khi chán ghét, cũng chẳng màng đến thế sự, cứ ung dung làm thơ, sống thanh tao ẩn
dật. Còn Nguyễn Khuyến ông, lại vẫn không thể từ bỏ công danh mà ra làm quan dưới thời Pháp
thuộc, khi từ quan rồi cũng chẳng thôi được cái mối ân hận khi làm quan buổi rối ren, đầy nhục
nhã, ấy chính là căn nguyên của chữ "thẹn" nơi cuối bài.
- Nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến làm người đọc cảm phục tấm lòng với dân với nước và cũng là
sự chân thành, sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm, sự thật của ông.
Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến được thể hiện qua bài thơ
- Yêu thiên nhiên, say đắm với vẻ đẹp của thiên nhiên
- Tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu quê hương, đất nước, trăn trở cho vận nước
- Sự chân thành, sòng phẳng của ông với chính bản thân mình.
Câu 7:
HS trình bày ý kiến của mình miễn sao hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý: Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước. Trong thời buổi chiến tranh, yêu nước là xông
pha lên chiến trường, ở hậu phương lo cho tiền tuyến. Trong thời bình, yêu nước là yêu quê
hương, gia đình, luôn ý thức về trách nhiệm của bản thân, gắng sức học tập, phát triển chính
mình để cống hiến cho cộng đồng, xã hội….

ĐỀ 8
Câu 1: Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó, biểu cảm là PTBĐ chính.
Câu 2: Bài thơ trên hiệp vần e, oe: le te - lập loè – loe – đỏ hoe – say nhè.
Đây đều là những vần khó gieo, “tử vận” => Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Khuyến.
Cách gieo vần này làm người đọc liên tưởng đến bài thơ “Thu điếu” với cách gieo vần “eo” của
tác giả.
Câu 3: Câu thơ “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” có đến 4/7 tiếng bắt đầu bằng âm “l”.
=> Tài năng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khuyến: âm “l” lột tả hình ảnh lan ra, toả rộng ra
của bóng trăng trên mặt nước đồng thời tăng nhạc điệu cho câu thơ.
Câu 4: Các từ láy được sử dụng trong bài thơ:
Le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh
Hiệu quả: Tăng giá trị biểu đạt, gợi hình, gợi cảm về cảnh vật đang nghiêng ngả, chao đảo, nhoè
mờ trong cảm nhận của chủ thể trữ tình - một người đang uống rượu sau.
Câu 5: Vì sao “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”?
HS có thể trả lời theo cảm nhận của mình, miễn sao hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
- Vì uống rượu say
- Vì khóc
- Vì đau đớn trước thực trạng của bản than và thực tại của nước nhà.

Câu 6.
HS trình bày ý kiến của mình miễn sao hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý:
- Khẳng định, căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là trong xã hội hiện đại
hiện nay. Vì vậy chúng ta cần có những cách thức để giải toả căng thẳng.
- Chỉ ra một số biện pháp: đọc sách, dành thời gian cho gia đình, theo đuổi sở thích, tâm sự với
bạn bè…
- Tuy nhiên hiện nay nhiều người lại sa vào những tệ nạn xã hội để quên đi những khó khăn,
căng thẳng tạm thời: rượu chè, đua xe, bài bạc…
- Bài học, nhận thức: Cần có nhận thức đúng đắn và rèn luyện cho mình những thói quen tốt để
đối mặt với những vấn đề tâm lí trong cuộc sống.

You might also like