You are on page 1of 4

I.

THUỐC ĐẮNG (MAI VĂN PHẤN)


Thuốc đắng trên cái nền của ngôn ngữ, hình ảnh nhiều ẩn dụ, tượng trưng là tấm
lòng thương con thiết tha, cháy bỏng; là tình phụ tử thiêng liêng mà nhà thơ Mai Văn
Phấn muốn gửi gắm đến mỗi người.
Thuốc đắng được nhà thơ Mai Văn Phấn sáng tác năm 1992 trong hoàn cảnh đứa con gái
Ngọc Trâm đang bị sốt cao phải vào nhập viện. Bài thơ nhận được giải thưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm của TP Hải Phòng. Từ đó đến nay, thi phẩm đã được bạn đọc cả nước biết đến, trân
quý, bởi thông điệp mang tính phổ quát về tình thương yêu trong gia đình, cái khuyết thiếu mà
con người phải vượt qua, vươn lên bằng chính những đắng cay, khắc nghiệt để có được “mùa
xuân” ngọt lành, hạnh phúc.
Ấn tượng của thi phẩm khiến người đọc không thể không sửng sốt giật mình khi ngay từ
đầu đã gặp những câu thơ giàu hình ảnh, như “bén lửa” vào tâm hồn: "Cơn sốt thiêu con trên
giàn lửa/Cha cũng có thể thành tro nữa".
Hai câu thơ miêu tả một hiện thực mà có lẽ bất kỳ người làm cha nào cũng từng trải
qua. Đứa con sốt cao, cha phải ôm con dỗ dành và chạy vào bệnh viện. Sức nóng của cơn
sốt được nhà thơ so sánh qua một liên tưởng xuất thần, ngỡ giàn lửa đang thiêu con nên cha
cũng thấy mình có thể thành tro mất. Người đọc thơ dường như cũng cảm được sức nóng lan
sang cả chính mình. Qua miêu tả cơn sốt của con, ta thấy tấm lòng thương con của người cha
đến đớn đau, quặn thắt. Đành nuốt nước mắt vào lòng, thuốc đắng cho con khỏi bệnh là
phương cách duy nhất lúc này.
Câu thơ vắt dòng “Giữ tay con/ Cha đổ” như một sự bối rối, ngập ngừng và xót xa đến
đứt ruột; tưởng như hai hàng nước mắt chảy dài khi người cha quyết định đổ thuốc đắng
vào miệng con. Dù lòng chén thuốc đã vơi, nỗi “ngậm ngùi” trong cha vẫn chưa nguôi
dứt, cứ cuộn xé mênh mang qua dấu chấm lửng đầy dụng ý ở cuối khổ thơ.
Nếu khổ thơ đầu miêu tả bệnh tình của đứa con thông qua mạch cảm xúc của chủ thể trữ
tình tác giả thì khổ sau là lời tâm tình, thủ thỉ mang tính độc thoại của người cha sau khi cho
con uống xong thuốc đắng. Lời thơ buông nhẹ qua thán từ “Con ơi!” đứng đầu khổ thơ như
một lời thì thầm sâu lắng. Giọt “sương” âm thầm vắt qua “đêm lạnh” cũng lắm vất vả, “nhọc
nhằn”. Chính thời gian mòn mỏi đêm trường chăm sóc con ốm mới thấu hết ý nghĩa của khổ
thơ. Hạt sương tí tách rơi góp phần tạo nên vẻ đẹp cho những cánh hoa mỏng mảnh. Hoa
thơm hương phải nhờ “rễ cay” hút bao nhiêu mỡ màu từ lòng đất đai sâu thẳm. Từ “rễ cay”
là một sáng tạo thần hứng của tác giả, phải qua cay đắng, truân chuyên thì rễ mới đưa được
hương thơm cho hoa thắm trên cành.
“Rễ cay” nuôi hoa cho cây khi phải lặn sâu vào bùn đất để kiếm tìm chất dinh dưỡng,
cha mẹ khó nhọc nuôi con khôn lớn trưởng thành phải trải qua biết mấy gian khổ, đoạn
trường. Người cha trong bài thơ ngộ ra biết bao sự thật đắng lòng. Cuộc sống mưu sinh
lẽ thường thì “mồ hôi keo thành chai tay”, hạnh phúc có được đôi khi lại phải chấp nhận
đắng chát. Các hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân”, “chén đắng” sử dụng trong khổ thơ thật đắc
địa, gợi nhiều liên tưởng thú vị. Khi hiểu được sự thật nghiệt ngã tưởng chừng phi lý ấy,
người cha chỉ biết lẳng lặng qua tiếng “khóc òa vu vơ”. “Vu vơ” không đâu vào đâu
nhưng lại bắt đầu từ “sự thật”, một sự thật đầy chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về lẽ đời, lẽ
người.
Sau “sự thật khóc òa vu vơ” là niềm vui sướng và hạnh phúc lớn lao khi được
nhìn con đã qua cơn sốt như thiêu trên giàn lửa. Nhà thơ ngồi ngắm đứa con thơ dại
đang nằm ngủ mê man, miệng chóp chép như đang ăn gì mà lòng ngổn ngang trăm mối. “Để
chén lên cửa sổ” nhẹ nhàng, những dự cảm về tương lai của cuộc đời con trong lòng nhà
thơ vẫn chưa nguôi dứt. Đâu phải chỉ có hiện tại “mùa xuân tràn vào chén đắng” mà con
đường tương lai phía trước vẫn còn rất gian nan. Vì vậy, hai câu kết là bài học lớn lao mà
người cha truyền lại cho con mình về những tai ương, bão tố có thể sẽ ập đến sau này khi
con khôn lớn. “Thuốc đắng” còn phải dùng nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt của
cuộc đời.
"Đáy chén chắc còn bão tố" là câu thơ giàu tính ẩn dụ, mở ra nhiều dự cảm và liên
tưởng thú vị về tương lai. Con lớn bằng cha, nghĩa là con đã trải qua nhiều lần dùng
“chén đắng”; khi những xót đau, khổ lụy đã am tường mới thấy rằng “bão tố” vẫn song hành
cùng với “mùa xuân” trong mỗi phận người, giống như cái đêm “bão tố” kinh hoàng mà
cha và con trải qua lúc con sốt cao nhập viện.
Thuốc đắng trên cái nền của ngôn ngữ, hình ảnh nhiều ẩn dụ, tượng trưng là tấm
lòng thương con thiết tha, cháy bỏng; là tình phụ tử thiêng liêng mà nhà thơ Mai
Văn Phấn muốn gửi gắm đến mỗi người. Thêm nữa, bài thơ còn là thông điệp về một phương
thuốc chữa trị cho những căn bệnh tâm hồn mà thời đại nào cũng có. Có lẽ câu tục ngữ
“Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” là hạt nhân nội dung tư tưởng của thi phẩm này
chăng?

II. LẠC QUAN, ĐỘNG LỰC


* Đối với bản thân
- Tinh thần lạc quan giúp con người luôn có cảm giác phấn chấn vui vẻ -
> Năng lượng tốt, cải thiện sức khỏe, ….

-> Dân gian ta có câu “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”
-> Thực tế khoa học đã chứng minh, nụ cười= sự vui vẻ = sự tích cực, lạc quan, có
thể giúp con người có thể chiến thắng, đẩy lùi bệnh tật.

Dẫn chứng văn học :“Chiếc lá cuối cùng” Giôn-Xi bạo bệnh :) chán sống,
tuyệt vọng nên đã gắn sinh mạng của bản thân mình với chiếc lá của chiếc
cây bên ngoài cửa sổ kia ( mong manh yếu đuối ) và tự nhủ rằng khi nó rụng
=> cô die. Nhưng sau một đêm bão tuyết vẫn còn cô có niềm tin hơn khao
khát hơn lạc quan hơn và cô đã vượt qua được cơn bạo bệnh mà cô đã nghĩ
cô không thể vượt qua đc.

Dẫn chứng đời sống: hoạ sĩ nổi tiếng pi en cat tô khi trong thời gian khó khăn
nhất của cuộc đời ông khi phải lang thang trên những con phố để bán và vẽ
dạo tranh và khi ấy ông chỉ còn 50$. Số tiền ấy với ông có thể nói khi ấy là số
tiền vô cùng lớn ( có thể giúp ông tồn tại đc thêm 3_4 ngày cuối) nếu ko thành
công. Nhưng ông đã quyết định thuê sv đi các cửa hàng tranh để hỏi xm ở
nơi đó có tranh của ông không?-> từ đó tạo nên sự tò mò và nhờ đó trí thông
minh, tinh thần lạc quan và ý chí không chịu khuất phục đã khiến ông có thể
trở nên nổi tiếng
- Giúp con người nhận ra được những giá trị tốt đẹp của bản thân ->
động lực sống , làm việc
- Giúp ta luôn có suy nghĩ tích cực -> giúp ta thấy được nhiều cơ hội
trong cuộc sống
- “người lạc quan tìm thấy nhiều cơ hội trong khó khăn, người bi quan
tìm thấy khó khăn trong cơ hội”

* Đối với xã hội


-Mỗi cá nhân lquan sẽ lan toả những điều tích cực tạo nên 1 bầu kk vui vẻ,
thoải mái trong ngôi trường chung
-> Môi trường sẽ trở nên vui vẻ, tích cực
- Sự lạc quan giúp mqh xã hội được cải thiện -> Phát triển xã hội
=> Xã hội hạnh phúc

3 Bài học sống liên hệ bản thân


- Lạc quan là một liều thuốc bổ vì thế ta phải giữ cho mình tinh thần vui vẻ =
cách tích cực tham gia các hoạt động, rèn luyện ý chí
- Bài học hành động: Hãy sống chậm lại để cảm nhận được cuộc sống xung
quanh để sống sâu sắc hơn
Giống nhà văn Nguyễn Thanh Bình
“sống chậm lại để thấy 2 hàng cây bên đường thay lá
sống chậm lại để cảm nhận hạt gạo thơm xứ nghèo
sống chậm lại để thấy được tình đời, tình người gần gũi quanh ta”
-lhbt + là học sinh ngồi trên ghế nhà trường
+ đã trải qua nhiều bi quan, bế tắc
-> mình đã làm như thế nào

III. MÙA HẠ (XUÂN QUỲNH)


a. Tác giả
-thời kỳ: là nhà thơ nữ tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ
-quê hương: La Khê, Hà Đông
-gia đình: mồ côi mẹ từ bé, lớn lên bằng tình yêu thương của bà
-cuộc đời: chịu nhiều thiệt thòi, đa đoan, nhiều đa đoan, vất vả. Bà học đến hết lớp 6
-con người: nhiều trăn trở, suy tư, lo âu
b. Phân tích
Mùa hạ” là một bài thơ được Xuân Quỳnh sáng tác khi tuổi trẻ đã đi qua. Lúc đó chị
đã là một phụ nữ từng trải và đứng tuổi, nhưng cái rực cháy, cái khát khao của một
thời vẫn rạo rực qua từng câu thơ.

-> Bài thơ được mở đầu vẻ đẹp ( cảnh vật mùa hè )


Mùa hạ là mùa của những tiếng chim reo, của sắc biếc trời xanh và của nắng.
Mùa hạ là mùa cây cối trưởng thành cho đời mật ngọt. Đó còn là mùa mà bước
chân người sẽ mở ra những chặng đường mới cho cuộc đời phía trước. Mùa hạ
tuyệt vời, đầy đặn và ngọt ngào.
->Khổ thơ thứ 2 thật triết lí: Mùa hạ là mùa không thể giấu che điều gì.
Phải chăng dưới ánh mặt trời rực rỡ người ta không thể giả dối? Tất cả đều
trở nên trong sáng, tinh khiết và đẹp đẽ đến vô ngần:”Biển xanh thẳm, cánh buồm
lồng lộng trắng”. Bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu nỗi niềm sẽ được thổ lộ bằng thơ.
Tâm hồn con người sẽ không còn trĩu nặng nữa mà ngược lại trở nên nhẹ nhàng,
bay bổng hơn:”Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.” Cuộc đời đáng yêu hơn rất
nhiều khi ta sông trong mùa hạ.
-> Khổ thơ thứ 3: mùa của sự sống mãnh liệt ( đại diện cho giai đoạn sung sức
nhất của đời người mùa của tuổi trẻ nhiệt huyết)
Nhà thơ vẫn tiếp tục lí giải về mùa hạ để người đọc hiểu cặn kẽ về một mùa
của năm và một giai đoạn trong cuộc đời con người. Chất triết lí của thơ Xuân
Quỳnh nó nhẹ nhàng và dễ thấm dễ hiểu: Mùa hạ là mùa của những giấc mơ,
những dục vọng không kể xiết của con người. Đó là tuổi trẻ rất nhiều đam mê trong
cuộc đời ta. Nhiều dục vọng vì ta luôn tràn căng sức sống, luôn sẵn sàng hưởng thụ
và dâng hiến cho cuộc đời. Những dục vọng không kể xiết ấy sẽ nâng ta lên đẹp đẽ
nhưng cũng khi biến cuộc đời ta thành gió bão đến vô cùng. Mùa hạ là mùa nhiều
gió nhiều mưa nhất trong năm và tuổi trẻ cũng là những năm tháng thăng trầm nhất
trong cuộc đời ta. Hạnh phúc có khi đong đầy những đớn đau nhiều khi cũng không
kể xiết:”Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể” và “Một thoáng nhìn có thể hoá tình
yêu”. Xuân Quỳnh đã trải qua những tháng năm như thế nên bà viết đúng và hay
đến mức ta không thể không công nhận. Cái sâu sắc của thơ Xuân Quỳnh có lẽ là ở
chỗ giản dị và đúng với cuộc sống như thế.
-> Khổ thơ thứ 4 nhà thơ viết về những hình ảnh quen thuộc của mùa hạ:
những buổi chiều, cánh diều giấy, tiếng dế, tiếng cuốc, cái oi ả của đêm hè, cái
nắng đang trưa
“Tiếng dế”, “tiếng cuốc”, “cánh diều” như đưa người đọc trở về với tuổi trẻ của
mình, gợi nhắc về cả thời thơ ấu – một thời mà những hình ảnh và âm thanh ấy là
cả một thế giới bồi hồi, xao xuyến. Thơ Xuân Quỳnh hay vì nó gần gũi với ta, nó
giống cuộc sống ta đã từng trải qua, nó nói hộ ta những điều ta chưa nói được.
-> Ở khổ thơ kết, Xuân Quỳnh lại trở về với chính mình
Nhà thơ thể hiện sự ngỡ ngàng, hoảng hốt qua từ “ôi” cùng những thắc mắc
“Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa/ Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?” Hỏi để giật
mình, hỏi để tự điều chỉnh cuộc sống của mình, hỏi để níu giữ những khát khao, tuổi
trẻ. Sau câu hỏi ấy bà dịu dàng khẳng định: ”Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển/ Quả
ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.” Mặt đất chỗ nào màu xanh chỗ đó vẫn là biển,
quả ngọt ngào vẫn thắm thiết mang sắc màu của hoa. Con người cũng thế, dù năm
tháng đã đi qua nhưng những khát khao và mơ ước mãi vẫn còn không thể mất.

->> ”Mùa hạ” của Xuân Quỳnh thật sự là một bài thơ hay, giàu màu sắc triết lí về
con người và cuộc đời. Đọc ” Mùa hạ” ta thấy ngời ngời một niềm tin, ngời ngời một
niềm lạc quan khi nghĩ về cuộc sống. Ta sẽ sống đẹp hơn, vui hơn và tha thiết hơn
với chính mình và với mọi người.

You might also like