You are on page 1of 4

Đọc-Hiểu

Đọc Hiểu I

1, PTBĐ Nghị luận .

2,Ý nghĩa nhân bản của Xuân Diệu là vẻ đẹp của con người trên trần thế, là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp
trên thế gian này.

3, Thiên nhiên là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp trên thế gian này vì nó là nguồn cảm hứng của nhiều nhà
văn, thơ, và nó rất là đẹp.

4, Thông điệp của Xuân Diệu là gửi gắm tình yêu con người nồng nàn và tha thiết .

Đọc Hiểu II

1, Nghị luận

2, Vì chẳng có ước mơ nào là tầm thường và ta có thể học điều mình thích một cách tốt nhất và từ đó
mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

3, Nội dung là chúng ta nên biết trân trọng nghề nghiệp của mình.

4, Em đồng ý, vì nếu như ta biết đầu tư sức lực và thời gian cho công việc của mình, dù có nhàm chán đi
chăng nữa, thì ta sẽ có thể chạm tới đỉnh cao nghề nghiệp.

Đọc Hiểu III

1, những tác hại là: đặt người bị chỉ trích vào thế tự vệ và đẩy họ tới chỗ tự bào chữa, làm tổn thương
lòng tự ái và gây nên mối oan thù.

2, Theo em, vì sự chỉ trích là gốc rễ của mọi sự thù hằn, giận dỗi, nếu như sự bực tức, tự ái đã đạt tới
mức tối đa sẽ khiến cho người bị chỉ trích bị kích động và không kiềm chế được bản thân, từ đó gây ra
các tai nạn không đáng có.

3, bất cứ kẻ ngu ngốc nào cũng có thể chỉ trích, kết tội người khác và than phiền.

4, Qua văn bản trên, em rút ra một bài học là trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta cần từ bỏ thói
quen chỉ trích, kết tội người khác, mà thay vào đó là học cách thấu hiểu họ, nuôi dưỡng lòng vị tha và
tấm lòng cao thượng để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

TLV

Đề 1

Phan Bội Châu là một nhà văn, thơ, một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của thời kì đầu thế kỉ XX.
Ông lấy lời văn trau chuốt, tinh tế của  mình để bày tỏ nỗi lòng yêu nước, ý chí bất khuất của mình và cổ
vũ cuộc cách mạng. "Lưu biệt khi xuất dương" là tác phẩm thơ được ông sáng tác trong một khí thế như
vậy. Ông viết bài thơ này như một lời từ biệt bạn bè,  thân quyến của mình trước khi lên đường sang
Nhật. Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và thực hiện lí tưởng cao cả của Phan Bội
Châu.
Mở đầu tác phẩm là hai câu đề, phác họa nên lý tưởng mới lạ của tác giả.
"Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời"
Ở câu đầu, tác giả có đề cập tới "chí làm trai", vốn là một khái niệm, một lý tưởng nhân sinh trong thời
đại phong kiến lúc bấy giờ. Ông cho rằng làm trai thì phải lập công danh hiển hách, phải có nghĩa vụ đối
với đất trời, thiên hạ. Nhưng ở đây, "chí làm trai" của ông được thể hiện một cách mạnh ẽ hơn, qua một
giọng điệu ngang tàn, tự tin, rằng làm trai là phải "lạ" ở trên đời. Nghĩa là phải có lẽ sống, lý tưởng sống
cao đẹp,  cùng mưu đồ hiển hách, không buông xuôi, mặc cho càn khôn chuyển dời số phận như ở câu
thứ hai. Ngoài ra tác giả còn khẳng định lại vie trí của mình trong vũ trụ, khi con người quyết đinh cuộc
đời của mình,  không chấp nhận để cho tạo hóa quyết định số phận, và đặt mình sánh ngang với tầm vũ
trụ. Vì chỉ có tầm vóc to lớn như vậy mới đủ sức mạnh để thay trời đất mà xoay chuyển tình thế, chớp
lấy cơ hội lập lại giang sơn, cứu nước nhà khỏi biển lửa.
Tác giả tiếp tục thể hiện tâm trạng hối hả cùng tâm thế nhiệt huyết của mình trong hai câu thực.
"Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai"
Khoảng thời gian "trăm năm" có thể được hiểu như quãng thời gian của một đời người,  hay độ dài của
một thế kỉ. Sử dụng nghệ thuật ước lệ dân gian, tác giả cho ta hiểu được ý thức trách nhiệm cá nhân
trước thời cuộc. Vì trong khoảng trăm năm ấy, con người phải trải qua một thời kì đầy biến động. Và với
tư cách là một người thanh niên yêu nước, ông cảm thấy rõ rệt sự tất yếu của bản thân mỗi con người,
và sự cần thiết để thực hiện những việc có ích cho đời.
Tình cảnh đất nước lúc bấy giờ tiếp tục thể hiện rõ qua lời văn thống thiết, đầy tiếc nuối của Phan Bội
Châu.
"Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài"
Thủ pháp nhân hóa "non sông đã chết" cho thấy được thực tại cay đắng của đất nước ta lúc bấy giờ, chủ
quyền rơi vào tay giặc Pháp. Tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhục nhã, đau buồn khi người dân ta bị rơi
vào cảnh làm nô lệ.  Từ đó thổi lên một ngọn lửa ý chí bùng cháy, cổ vũ tinh thần bất khuất, lòng yêu
nước, tổ quốc trong mỗi người chúng ta. Quyết tâm hợp sức đồng lòng chống lại giặc, cứu lấy nước nhà.
Tác giả cũng nhân đây kêu gọi từ bỏ nền văn học Nho giáo cũ kĩ, vì những tư tưởng được truyền đạt từ
thế hệ trước giờ đây đã trở thành vô nghĩa trước tình thế ngày càng nguy kịch của đất nước, lúc mà
những ý tưởng mới, tiến bộ như của ông cần được đề cao và áp dụng cho cuộc cách mạng chống quân
xâm lăng.
Và với khí thế hừng hực của buổi lên đường, tác giả đã kết thúc bài thơ với hai câu kết mang đầy ý chí
quyết tâm cùng thái độ tự tin, hăm hở.
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi"
Những hình ảnh kì vĩ như " Đông Hải", "trường phong", "thiên trùng bạch lãng" làm nổi bật tư thế bay
lên, sánh ngang với vũ trụ. Tác giả lấy không gian rộng lớn, hùng vĩ so sánh với chí lớn của người ra đi,
thể hiện lí tưởng cách mạng của mình. Qua đó ta thấy rõ sự quyết tâm cao trong buổi lên đường, cùng ý
chí lớn lao và tư thế hiên ngang làm nên nghiệp lớn.
"Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn, với ngôn ngữ bình dị, có sức lay
động mạnh, chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao, làm trai phải biết thực hiện những việc to lớn, phải có
trách nhiệm với đất nước. Qua đây ta thấy lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở, nhiệt tình
của một người có nhiều chí lớn như Phan Bội Châu.
Đề 2
Xuân Diệu là một trong những nhà văn, thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông được người đời mệnh
danh là "Ông hoàng thơ tình" với nét thơ đầy tính lãng mạn, sâu sắc trong từng tác phẩm. Ông đã đem
đến cho thơ ca đương thời một làn gió mới, những nguồn cảm xúc, quan niệm sống độc đáo cùng những
cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Vội vàng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông về tình yêu đời
tha thiết và sự khát khao nồng cháy đối với tuổi xuân ngắn ngủi.
Tác giả mở đầu bài thơ với một giọng điệu hồn nhiên, vui tươi trước vẻ đẹp của mùa xuân.
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
Bốn câu thơ đầu bài được viết theo thể thơ năm chữ tạo nên nhịp điệu hối hả, gấp gáp. Điệp ngữ "Tôi
muốn...cho..." cùng những ước muốn của nhà thơ như "tắt nắng", "buộc gió", như đang nhấn mạnh ước
mong xa vời nhưng hiện thực của tác giả. Ta có thể thấy được khát khao gìn giữ tuổi xuân, cũng như ước
muốn được đoạt quyền tạo hóa, biểu hiện của một tình yêu đời tha thiết.
"Của ong bướm này đây tuần trăng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Những cảnh vật thân thuộc, gần gũi với chúng ta, qua ngòi bút đầy chau chuốt, tinh tế của nhà thơ đã
trở thành một khung cảnh mùa xuân nên thơ, tuyệt đẹp. Những hình ảnh thơ đẹp đẽ "hoa đồng nội",
"cành tơ phơ phất", "yến anh khúc tình si"... gợi cho ta về một mùa xuân ngập tràn sức sống, hạnh phúc.
Những cảnh sắc mùa xuân hiện ra như một bữa tiệc đầy hương sắc thần tiên. Điệp từ "Này đây của"
nhấn mạnh niềm ngạc nhiên, vui sướng của tác giả, như đang giới thiệu, mời gọi mọi người tới thưởng
thức bữa tiệc mùa xuân.
  Mùa xuân đẹp là thế, song trong lòng nhà thơ vẫn ẩn khuất đầy nỗi băn khoăn, nuối tiếc.
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Thiên nhiên đẹp, cuộc sống đẹp, nhưng con người chẳng thể sống mãi cùng nó được. Vì một lẽ như vậy,
tác giả mới có quan niệm sống vội vã, sôi nổi, để chìm đắm trong món quà tuyệt vời của thiên nhiên,
không muốn rời. Dấu chấm giữa dòng đóng vai trò như một nút thắt cảm xúc, như một lời tuyên ngôn
rằng muốn có cuộc sống hạnh phúc chỉ còn cách sống vội vã. Ông không cần chờ đợi cái nắng mùa hạ
mới tiếc mùa xuân. Vì đến khi mùa xuân, tuổi xuân qua đi, ông không còn gì để nuối tiếc, hoài niệm nữa.
Bức tranh mùa xuân và tình xuân được Xuân Diệu thể hiện sắc nét qua ngôn từ trau chuốt mà gần gũi.
Hình ảnh thơ sống động, tươi mát làm nổi bật lên niềm vui sướng, say mê của tác giả.
Bài thơ "Vội vàng" là một tác phẩm xuất sắc về tình yêu tha thiết, nồng nàn và quan niệm sống mới của
tuổi trẻ, thời gian của nhà thơ. Với hình ảnh giàu sức gợi hình cùng giọng điệu hăng say, sôi nổi, tác giả
đã thể hiện một quan niệm sống gấp gáp, tận hưởng tuổi trẻ và cũng như là lời giục giã sống tốt, sống
tích cực và biết quý trọng tuổi xuân.
Đề 4
Mở bài: giới thiệu về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Ví dụ:
Một trong những tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu là "Vội vàng", bài thơ được in
trong tập thơ “Thơ thơ”. Tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả, nổi âu lo cuộc
sống, sự trôi nhanh của thời gian và niềm lạc quan với cuộc sống của nhà thơ. Bài thơ là niềm tin, niềm
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả, chúng ta cùng đi tìm hiểu tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu
để hiểu rõ hơn về bài thơ này.
II. Thân bài: phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất
1. Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê của tác giả (11 câu đầu):
 Tác giả muốn ngự trị thiên nhiên, muốn tước đoạt quyền của tạo hóa để thiên nhiên và thời gian không
thay đổi
 Niềm say mê, yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả
 Bức tranh thiên nhiên được hiện lên rất hữu tình, xinh đẹp và có đôi lưa
2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời ( 18 câu tiếp theo)
 Nhà thơ cảm nhận được thời gian trôi mau
 Nhịp thơ của tác giả cũng hối hả, những câu thơ đầy mỹ miều về thiên nhiên
 Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên một cách mất mát
 Lưu luyến tuổi trẻ, niềm say mê thiên nhiên đẹp đẽ
3. Khát vọng sống, khát vọng cuồng nhiệt của tác giả ( 10 câu cuối):
 Giục dã thời gian để tận hưởng cuộc sống
 Mãnh liệt khát vọng yêu thương
 Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

You might also like