You are on page 1of 2

Đề 1

Phần I
Câu 1 :Bác Hồ viết bài thơ Ngắm trăng trong quãng thời gian bị quân đội Tưởng Giới Thạch bắt giam và chuyển lao qua hơn 30 nhà
giam của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào năm 1942.
Câu 2: Có thể thấy hai câu thơ cuối của bài thơ Ngắm trăng sử dụng phép đối vô cùng đặc sắc : nhân -nguyệt, hướng-tòng, khán minh
nguyệt-khán thi gia thể hiện sự đồng điệu về tâm tư ( trạng thái ) ,tâm hồn giữa người (Bác Hồ) và trăng. Ngoài ra bài thơ còn sử dụng
phép nhân hoá “nguyệt tòng song khích” thể hiện trăng cũng giống như con người, vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Đây
chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng, trăng
giống như tri kỉ của con người. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, đã thể hiện được cốt cách thanh cao vượt khỏi tù
đày của người tù cách mạng hướng về tương lai tốt đẹp.
Câu 3 : “Ngục trung” là trong hoàn cảnh tù đày. Lẽ thường, “ngục trung” phải gắn với “tù nhân” nhưng kết thúc bài thơ người đọc lại
bắt gặp hình ảnh của “thi sĩ”. Một “thi sĩ” ngay trong hoàn cảnh ngục tù. Đây chính là nét độc đáo khác thường của bài thơ. Ngục tù
nhưng dường như không có tù nhân mà chỉ có thi sĩ. Điều này cho thấy bản lĩnh của Bác luôn đứng cao hơn hoàn cảnh. Ngục tù có thể
giam cầm thần thể Bác, song tâm hồn Bác thì luôn tự do tuyệt đối.
Câu 4 :
Bài thơ ngắm trăng thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù gian khổ tối
tăm. Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.
Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi sĩ xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác
vẫn đến làm tri kỉ với trăng, thật là nghệ sĩ ! Nếu bài thơ mở ra 2 câu thơ đầu với một hình ảnh ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết
bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì 2 câu thơ cuối khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một
người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á Đông, bỗng chốc rất hiện đại.
Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại.
Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt ngăn trở của nhà tù. Con người mang vẻ đẹp thiên nhiên tô
điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu . Nói một cách khác, tình yêu này, chất thơ
này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho sức sống đi suốt cuộc đời mỗi người.
Phần II
Câu 1 : Mỗi câu trong văn bản là trần thuật . Mục đích nói là bộc lộ cảm xúc căm phẫn, đau khổ trước cảnh nước mất nhà tan và khao
khát được đánh giặc, lập lại hòa bình của Trần Quốc Tuấn
Câu 2 :

- Biện pháp liệt kê: ,- Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật trên:
+ (Ta thường) tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như + Thể hiện nỗi căm giận, phẫn uất quân giặc đến quên ăn, mất ngủ
cắt, nước mắt đầm đìa của Trần Quốc Tuấn.
+ (chỉ căm tức chưa) xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. + Mối căm thù, uất hận vô hạn với quân giặc.
+ trăm thân phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác gói trong da ngựa + Sẵn sàng xông pha ra chiến trường, hi sinh tất cả để trả mối quốc
thù, quốc hận
Câu 3 :
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió,
thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước
của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng
nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn. Lòng yêu nước
của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trước hết qua lời giãi bày tấm lòng mình với những binh sĩ:"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm
vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Câu nói giống như một lời thề đầy sức mạnh của người chủ tướng. Cũng vì thế mà khơi
dậy được ý chí chiến đấu của binh sĩ dưới trướng của mình. Lời thề ấy cũng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Trần Quốc
Tuấn. Tất cả những gì ông làm, ông khao khát chỉ vì một mục đích duy nhất là đất nước được tự do, độc lập, nhân dân no ấm, hạnh
phúc và được hưởng một cuộc sống bình yên. Không chỉ vậy, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua việc ông nhìn
rõ được những việc làm sai trái của binh lính, khi họ ngủ quên trong chiến thắng quá lâu mà lơ là mất cảnh giác và những việc họ cần
làm và nên làm. Như vậy, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không chỉ là lời phủ dụ kêu gọi sự thức tỉnh tinh thần chiến đấu của binh
sĩ, đề cao tinh thần cảnh giác chứ không được ngủ quên trong chiến thắng mà còn thể hiện được tấm lòng yêu nước nồng nàn của ông.
Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao
thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

ĐỀ 2
Phần I
Câu 1 : Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Câu 2: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Quê Hương của Tế Hanh .
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Câu 3: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Câu 4 :1Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. 2Xuyên suốt bài thơ là hình
ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê, nổi bật trong bức tranh quê hương là làng chài ven biển tươi sáng, đẹp đẽ,
sống động, cùng với hình ảnh những người ngư dân lao động khỏe khoắn tươi vui trong công việc của chính mình. 3Món quà của biển
cả mới thật đẹp làm sao!4Hình ảnh chiếc thuyền đầy mạnh mẽ trong buổi sáng sớm ra khơi đã làm bật dậy cái hồn của cả đoạn thơ , tác
giả ví "chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã" quả là không sai,hình ảnh ấy tiếp tục được nhấn mạnh trong những động từ mạnh liên
tiếp "phăng- mạnh mẽ- vượt". 5Trong buổi sáng sớm mai, tiết trời trong xanh, gió nhẹ nhàng, đầy thuận lợi cho buổi ra khơi hừng hực
khí thế. 6Con thuyền hăng say lao vun vút giữa đại dương mênh mông rộng lớn, nó vượt qua mọi sóng gió biển khơi, mang theo khát
vọng "đầy cá" lúc lên đường.7Tiếp đó, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh cánh buồm như "mảnh hồn làng", hình ảnh cánh buồm không còn
vô hồn nữa, từ vô hình mà trở nên hữu hình qua phép so sánh đầy nghệ thuật, cũng trong cách so sánh ấy, tác giả đặc biệt nhấn mạnh
cái gần gũi, thân quen của những cánh buồm nơi biển khơi. 8Phải chăng mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của
người dân làng chài? 9Đúng vậy ,chúng là linh hồn của làng chài, linh hồn của ngư dân ven biển, giống như con người, những cánh
buồm cũng như đang vươn mình ra biển khơi để có được những thành phẩm tuyệt diệu. 10Phải chăng chính tâm hồn thi sĩ cùng sự am
hiểu, gắn bó, tự hào về quê hương đã giúp cho tác giả viết lên những dòng thơ hay và tràn đầy cảm xúc đến như vậy? .11Tình cảm ấy
như chất muối thấm vào trong những câu thơ ,giọng thơ . Dư vị của bài thơ để lại cho người đọc vẫn còn rất sâu sắc vẫn ngân nga trong
bao trái tim người con yêu nước ,yêu quê.
Phần II

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Quê Hương .Tác giả là Tế Hanh . Câu 2: Phương thức biểu Câu 3: Các từ
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một đạt chính của đoạn thơ xanh , bạc , mặn
làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ đc rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó đc trên là : Biểu cảm thuộc từ loại Tính
in trong tập Hoa niên (1945). từ .

Câu 4: “Quê hương”hai tiếng gọi thân thương mà thiêng liêng biết mấy .Quê hương chính là cái nôi đầu tiên cất tiếng khóc chào đời
,những bước đi chập chững vào đời, những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên được và cũng là nơi đến cuối cùng của cuộc đời chúng
ta vẫn mong trở về nhất. Thông qua bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã cho người đọc thấy được tình yêu quê hương mãnh liệt
một cách vô cùng chân thực ,đồng thời nhà thơ cũng khiến cho trái tim người đọc tan chảy mỗi khi ngẫm về cái đẹp của tác phẩm Quê
hương quá thực .Cũng bởi vậy, sức sống bất diệt của tác phẩm Quê Hương trải qua biết bao sự biến đổi của thời gian vẫn sáng ngời cho
đến tận ngày hôm nay .Tình yêu quê hương được thể hiện từ những tình cảm bình dị nhất là tình yêu gia đình hàng xóm, là nỗi niềm
mong ngóng được trở về mỗi khi mình xa quê. Nó xuất phát từ sâu trong trái tim mỗi người , nó là thứ tình cảm mãnh liệt khiến con
người ta cùng chung tay nhau hướng tới một lợi ích chung cho xã hội. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây
quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội
nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mà mình được sinh ra và lớn
lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không
chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, với lịch sử hào
hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc
dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy :
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những
hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên
thế giới.Ngay bây h, khi cả nước đang đồng lòng chống dịch COVID-19 , rất nhiều người con đất Việt cả trong nước và ngoài nước
đều đồng tâm hiệp lực cùng nhau đánh bay dịch bệnh cùng Nhà nước , đúng như tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” người Việt ta luôn yêu
thương ,bao bọc lẫn nhau đây chẳng phải là lòng yêu nước , tình yêu quê hương hay sao ?Nó chỉ đơn giản , mộc mạc có vậy thôi chỉ 1
hành động nho nhỏ mang lợi ích đến cho cộng đồng thì nó chính là lòng yêu nước .

You might also like