You are on page 1of 2

1.

Người lái đò sông Đà

Biển người ngoài kia


Ai cũng có một giấc mơ
( Nguyễn Phong Việt )

Một giấc mơ – “ một cái nút khó cởi trong tâm hồn nhân loại” để mỗi người đều ráo riết, tha
thiết tìm kiếm bằng trọn vẹn tấm lòng. Trong hành trình sáng tác văn chương, ta từng nghe
Thạch Lam ví văn chương “ là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực “, bởi trên đoạn đường
hoà mình vào trang văn ấy, “ nhà văn là kẻ đào đục, khai thác những tầng vỉa sâu thẳm, khuất
lấp của kiếp nhân sinh để nhặt ngọc, kim cương và cả cát bụi, rác rưởi”. Giấc mơ của mỗi
người nghệ sĩ được gửi vào tác phẩm văn học, “ ở đó mọi thứ dù tầm thường nhất cũng có thể
“ bay” bởi phép lạ ngôn từ, chiều sâu tư tưởng, khát vọng người viết” như nhà văn Quế
Hương từng tỏ bày. Chảy trong dòng sông văn đàn của thi ca, chạy theo từng thước chữ trong
trang tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân, tôi nhận ra mình bén duyên
với giấc mơ mà ông tường tỏ qua…., vẻ đẹp đa chiều ấy được tác giả khám phá qua đoạn
trích…

“Cái đẹp là thứ duy nhất mà thời gian không thể làm tổn hại” ( Oscar Wilde ), và vì thế,
“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”
(Paustovsky). Cái đẹp của đời sống; cái đẹp của những tư tưởng, tình cảm, cái đẹp trong sự
biến chuyển của cảm xúc, nhận thức nơi thế giới nội tâm con người là “ cái cao thượng, cái
tốt đẹp, cái thuỷ chung” ( Nguyễn Khải ) mà mỗi người nghệ sĩ đã vươn tới. Với “NLĐSĐ”,
nhà văn Nguyễn Tuân đã gieo vào thiên tuỳ bút những hạt giống hy vọng của tháng năm, tỏ
bày niềm trân trọng về vẻ đẹp .. Và khi hôm nay tôi cùng người lái đò đi qua từng ghềnh
thách, tôi càng thêm yêu quý và trân trọng hành trình của ông. Bởi trên hành trình xuôi ngược
ấy, người lao động đã cùng nhau hoà tiếng hát cất vang vào dòng sông nên thơ, lạc quan
hướng về ngày mai tươi sáng của đất nước trong tư thế cùng dựng xây đẹp đẽ vô ngần :

Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát


Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non

2. Đất nước

Mỗi câu thơ như sợi tơ dài


Rút ra từ tháng ngày bom đạn
( Hữu Thỉnh )

Có một thời, nhà thơ không chỉ là người cầm bút trên cánh đồng thơ ca, mà họ còn là người
chiến sĩ cống hiến hết mình trong những cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Họ ghi lại
“tháng ngày bom đạn” bằng chính sự trải nghiệm chân thật, trở thành “ người thư ký trung
thành của thời đại” (TỐ HỮU) như chính Hữu Thỉnh từng gửi gắm : “Mỗi người nói một
chút thôi. Cái quan trọng nhất là nói hết được lòng mình, gửi gắm được dù một đôi câu thôi
nhưng chân thành và tha thiết” Vì bởi muốn “nói hết được lòng mình” như thế, nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã chân thành bộc bạch nỗi niềm riêng về Tổ quốc, Đất nước và Nhân
dân qua trường ca hào hùng “mặt đường khát vọng”. Qua đó, một ĐN “ vẹn tròn to lớn “ luôn
hiện hữu trong từng trang thơ phóng khoáng, đượm lòng giàu chất suy tư của ông. Bằng
giọng thơ thấm đẫm ân tình về cội nguồn dân tộc, qua từng lời thơ trên đã đưa mỗi người đọc
về hành trình lý giải cho câu hỏi : Đất nước có từ bao giờ ? thật đặc biệt

Nếu như Xuân Quỳnh từng ngước nhìn lên bầu trời đầy sao khao khát được đưa thơ đến mọi
nhà, mọi ngóc ngách để nuôi dưỡng nhưng tâm hồn trống vắng, heo quạnh, chị dành năm
tháng ít ỏi để “ca ngợi cuộc đời” thì NKĐ cũng nổi bật với chặng hành trình để đời cùng thơ
ca như thế. Nhà thơ của xứ Huế mộng mơ ấy luôn muốn góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào
cuộc đời chung, hướng mọi người đến CHÂN – THIỆN – MỸ, mang theo niềm tin yêu về đất
nước sẽ ngày một tươi đẹp bằng chính sự đóng góp không ngừng của mình. Mạch cảm xúc
của đoạn thơ xuyên suốt làm nổi bật lên tư tưởng “ĐN của nhân dân”, nhân dân là người tạo
nên hình hài, dáng vẻ của mảnh đất hình chữ S cong cong. Lặng lẽ đi cùng tác phẩm, qua
từng lời thơ con chữ, thầm lặng biết ơn về độc lập, hoà bình hôm nay và càng có ý thức sâu
sắc hơn về lối sống có trách nhiệm, có ý tưởng và phấn đấu đưa ĐN đến chân trời xa hơn
nữa. Bởi như NKĐ từng tự hỏi : “Ai sẽ nắm vận mệnh của chúng ta/ Trong không gian đầy
sợ hãi?” ngoài mỗi cá nhân khi đứng trước vận mệnh cuộc đời mình.

3. Vợ chồng A Phủ
Những cơn gió từ triền đồi vân sam phía Tây vẫn thổi mãi trên trang văn của nữ văn sĩ
Montgomery, đưa ta băng qua những cánh đồng trĩu hạt rì rào tiếng gọi của gió, để rồi vương
vào lòng người đọc là hình ảnh cô bé Shirley mồ côi nhưng chưa từng thôi mơ mộng về tình
mẫu tử đầy thiêng liêng giữa những người không có quan hệ huyết thống. Và tiếng sáo trên
trang văn VCAP của TH cũng đã miên man theo dòng chảy thời gian rồi hoà quyện vào từng
thước chữ như vậy. Men theo cơn gió băng qua những cánh rừng xa, tiếng sáo ấy khiến tấm
lòng bạn đọc bao đời phải thổn thức, như được sống lại trong câu chuyện của nàng Mị ngày
nào, dù chịu nhiều đau đớn, đày đoạ nhưng luôn khát khao được hạnh phúc. Chính những nỗi
đau loạng choạng giữa bể dâu cuộc đời, chính những thấu suốt và lắng nghe đã giúp người
cầm bút làm nên trang viết xanh chồi theo tháng năm. Khi để lòng mình thổn thức trôi về
những câu chuyện ngày cũ, tôi càng được cảm nghiệm sâu sắc hơn về nỗi đau và vẻ đẹp phận
người nhỏ bé, lắng mình thán phục và trân trọng trước sức sống tiềm tàng mãnh liệt của MỊ _
hạt ngọc ẩn giấu trong truyện ngắn qua đoạn trích trên

KẾT BÀI CHUNG

Mọi tác phẩm lớn đều bắt nguồn từ chi tiết nhỏ. Chi tiết dù nhỏ những lại là thấu kính vạn
hoa có khả năng soi chiếu từng lát cắt đời sống, tạo những dư chấn sâu sắc để có thể đến gần
và khắc sâu hơn nơi tâm hồn độc giả. Tên TP cũng như vậy, một thấu kính nhỏ nhưng làm
người ta mãi nhớ, mãi trân trọng về về một thời kì huy hoàng đã dệt nên những áng văn
tuyệt tác. Văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, dù có qua bao thăng
trầm của thời cuộc, những tháng năm ấy vẫn luôn nhắc nhớ mỗi người về giá trị vĩnh hằng
của tác phẩm trên về… Quả thật trên dặm dài mênh mông của cuộc đời và con người, những
quyển sách hay những áng văn, lời thơ, câu chữ đã đến và ở lại để gắn kết mỗi người lại gần
nhau hơn, để t thêm thấu hiểu và trân trọng về cuộc sống mình đang có trong muôn vàn câu
chuyện được đọc qua.

You might also like