You are on page 1of 4

Từ ấy ( Tố Hữu )

1.MB:
Mang theo lá cờ đầu của thơ ca cách mạng hiện đại đến với bầu trời thi
ca,Tố Hữu đã thắp lên ngọn đuốc sáng nhất,đẹp nhất,lung linh và rực rỡ
nhất trên nền trời văn học trữ tình. Dường như người chiến sĩ trẻ ấy đã
cảm hóa giấc mơ hiện thực của những con người yêu nước mặn nồng.
Bước ra từ “ Máu lửa” ,” Từ ấy “ mang sức sống rạng ngời của một
chàng thi sĩ trẻ yêu nước,ngày đầu đến với Đảng trong những rạo rực
nồng cháy đầy nhiệt huyết của con tim,ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ
ngay từ những ngày đầu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

2.TB:

3. Đánh giá chung

Nội dung:

Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà
thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung
sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để
từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương
để lớp trẻ chúng ta noi theo.

Nghệ thuật:

Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm
xúc, vẫn có sức ngân vang).
Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.

Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.

Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

4.KB:
Hồn thơ Tố Hữu, hồn thơ lãng mạn trữ tình xen lẫn những tư tưởng
chính trị đầy sâu sắc hiện lên trên từng nét thơ. Không chỉ là tiếng reo
vui của niềm hạnh phúc, “Từ ấy” thực sự đã trở thành một bài ca vang
lên những nốt nhạc say mê của lẽ sống đẹp giữa cuộc đời, đâu đó tấm
lòng cao cả của một chàng trai trẻ gắn bó,đồng cảm với đồng bào. , qua
đó khơi dậy trong mỗi chúng ta, những con người Việt Nam chảy chung
dòng máu lạc hồng tình yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ,
gây dựng đất nước.

Chiều Tối ( HCM )


1. MB

Dòng chảy thời gian chảy xiết qua mọi nẻo đường thơ ca, cuốn lấy đi
biết bao những tinh túy đã dần hao mòn, chỉ còn để lại những quên
lãng sẽ đi vào dĩ vãng. Thế nhưng, “ Chiều tối “ mang tên Bác sẽ
sống mãi trong từng trang sử với nét đẹp cổ điển của bức tranh buổi
chiều hôm, ẩn sâu bên trong là cả tấm lòng thương yêu của Người,
vẫn được thắp sáng và bừng lên ánh lửa của sự sống, của tự do muôn
đời.

2.TB

3.Đánh giá chung

Giá trị nội dung: "Chiều tối" thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống của Bác trong hoàn cảnh tù đày vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh
gian khổ đó, Bác vẫn bình thản làm thơ với những cảnh tượng thiên
nhiên trước mắt vô cùng đẹp đẽ, những hình ảnh bình dị của cuộc sống
mà trong thơ Bác lại nên thơ đến lạ. Chỉ những con người anh dũng,
hiên ngang mới có thể lạc quan trước hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy.
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà
hiện đại, trong đó vừa tả cảnh lại vừa tả tình.

 Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ
điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian
đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc
sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.
 Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi,
giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả
tâm hồn của con người ấy.
sử dụng các biện pháp tu từ: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả
thời gian để vừa tả cảnh vừa tả tâm tư của chính mình, gửi gắm nỗi lòng
qua từng câu từng chữ.
4. KB
Bài thơ Chiều tối không chỉ miêu tả cảnh nơi sơn cước với làn mây,
cánh chim và cuộc sống lao động của con người. Toát lên toàn bộ bài
thơ là hình tượng nhân vật trữ tình, có tấm lòng yêu thương rộng lớn
luôn nâng niu trân trọng mọi sự sống trên đời, có tâm hồn lạc quan,
mạch thơ có sự vận động đến sự sống, ánh sáng và tương lai. Chính
cách nhìn biện chứng về thời và cuộc sống, chính tình người tha thiết đã
tạo nên giá trị to lớn cho thi phẩm đặc sắc này.

You might also like