You are on page 1of 6

Những dẫn chứng có thể liên hệ, mở rộng trong bài thơ Việt Bắc

 Lời kể của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm về hoàn cảnh ra đời tác phẩm :
“Chương V là một chương lớn. Nhà trường phổ thong chọn chương này để
giảng dạy tôi nghĩ là hợp lí. Tôi viết chương này trong những ngày mưa
triền mien sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội
liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết,
cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bơm nổ, bởi khói bom và mưa rừng.
Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại
trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã
dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về
những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu
ở trong thành phố. Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm
của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tôi, mỗi người có
một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số
phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại,
của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của
bản thân.”

 “Ngôn ngữ của tôi chỉ có thể hiểu được giữa những người bạn chí thân. Đó
là những bài thơ tình của tôi, viết theo cách của tôi…Tôi yêu đất nước tôi,
dân tộc tôi và tôi nói về họ như về một người tình…Tôi muốn ôm hôn tất
cả và muốn ôm tất cả thường phải dùng những biểu hiện tình cảm rộng
hơn. Trong những bài thơ của tôi có thể tìm thấy rất nhiều từ em hay mình.
Từ đó không hoàn toàn cụ thể, nhưng cũng không hoàn toàn trừu tượng.
Điều đó nói về một người và cũng về nhiều người khác nữa.” (Tố Hữu)

 Khi ta ở chỉ là nơi đất ở


Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn .
- Chế Lan Viên -

 Con nhớ anh con , người anh du kích


Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 1


Đêm cuối cùng anh để lại cho con.
-Chế Lan Viên –

 Ai làm chiếc nón quai thao


Để cho anh thấy cô nào cũng xinh .
Ca dao

 Đưa người ta không đưa qua sông


Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
- Thâm Tâm

 Tố Hữu đã từng nói : “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật
đầy”, chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung
động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi thơ ca đã trào ra bao nỗi nhớ thương
vô vàn. Và có một mảnh đất tình người đã hóa thân thành hồn thành nỗi
nhớ trong lòng người cán bộ về xuôi. Đó là mảnh đất Việt Bắc ân tình –
quê hương của kháng chiến, quê hương của những con người áo chàm
nghèo khó mà “đậm đà lòng son” khiến ai đã từng đặt chân đến nơi đây
cũng phải bồi hồi, xao xuyến . Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi
nhớ, thành cảm hứng cho thơ ca. Và có một bài thơ đã ra đời vì mảnh đất
yêu thương nghĩa tình ấy – đó là bài thơ Việt Bắc của nhà thơ cách mạng
Tố Hữu.

 Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng hát của trái tim. Thơ là người, tình là
gốc, thanh là hoa, nghĩa là quả. Một bài thơ hay phải chứa đựng những ý
thơ hay, những vần thơ đẹp mà người xưa gọi là "thần cú nhãn tự" - (hồn
câu mắt chữ", vang nhạc sáng hình, khiến người đọc nghĩ suy trăn trở.
=> Bài thơ " Việt Bắc " của Tố Hữu

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 2


 “ Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày tháng đen tối ấy, chính là vì
nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính
cống, thực sự. “
- Xuân Diệu -

 Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ


Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài .
- Nhà thơ Nga Maiacốpxki -

 Xuân hãy xem! Cuộc diễn binh hùng vĩ


Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.
( Chào xuân 67- Tố Hữu )

 Trời xanh đây là của chúng ta


Núi rừng đây là của chúng ta.
( Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

 Từ nơi em gửi tới nơi anh


Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận.
- Phạm Tiến Duật-

 Anh đi bộ đội sao trên súng


Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 3


( Vũ Cao)

 " Thơ là đi giữa nhạc và ý.Rơi vào vưc ý, thơ rất ăn sâu nhưng dễ khô khan.
Rơi vào vực nhạc dễ say đắm lòng người nhưng dễ nông cạn. Tố Hữu là
nhà thơ giữ thế quân bình giữa hai lưu vực ấy. Thơ của anh vừa ru người
trong nhạc, thức người trong ý".( Chế Lan Viên, “Lời nói đầu tuyển tập thơ
Tố Hữu”).

 Nhủ rồi tay lại cầm tay


Bước đi một bước giây giây lại dừng
-Dặng Trần Côn -

 Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc
ở trong tôi.
(Tố Hữu - "Nhà văn nói về tác phẩm")

 Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ
khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng
dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy.
Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên - "Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

 Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.


(Xuân Diệu - "Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu")

 Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói
với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật
sự.
(Xuân Diệu - "Tố Hữu với chúng tôi")

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 4


 Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển
về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu.
Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một
công tác vận động của người cách mạng.
Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của
nó là thi sĩ.
(Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946)

 Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng,
giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp,
từ đời sống thực.
Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người
nông dân nghèo khổ.
(Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

 Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và
cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.
(Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

 Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm
cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm
gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử
dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.
Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất
vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.
… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ
toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh,
tuy vẫn là lông cánh đẹp.
(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan
Viên)

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 5


 Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc
ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công
nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không
còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn
ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình,
đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta
càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.
(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

 Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ
của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn
khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời,
nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc,
giải phóng cho người lao khổ.
(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

 Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh
sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một
khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây
chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
(Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)

 Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới
quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản
chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống
phổ biến của những con người mới của thời đại.
(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)

Liên hệ đăng ký học: 0983608059 6

You might also like