You are on page 1of 5

NHỮNG NHẬN ĐỊNH TRONG BÀI VIỆT BẮC

1. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi,
Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)

2. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất
dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng
cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu
hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên – “Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu”)

3. Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu –
“Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)

4. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó
nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính
cống, thật sự. (Xuân Diệu -“Tố Hữu với chúng tôi”)

5. Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến
triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố
Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu
tranh, một công tác vận động của người cách mạng. Người Tố Hữu là
một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi
sĩ. (Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam
xuất bản, 1946)

6. Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào
nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất
giai cấp, từ đời sống thực.
Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính
là người nông dân nghèo khổ. (Chặng đường mới của chúng ta, 1961,
Hoàng Trung Thông)

7. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc
và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ (Lời giới thiệu tập thơ
Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)
8. Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn
làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời
mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy
bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.
Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh
nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.
… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy
cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là
bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.
(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964,
Chế Lan Viên)
9. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân
tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã
công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên
truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không
còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong
dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra
các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một
cách rất hay về thơ.” (Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm
1975, Pierre Emmanuel)

11. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như
thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng
mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa
trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng
dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.
(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

12. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là
ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi
nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải
chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu. (Chuyện thơ, 1978,
Hoài Thanh)

13. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện
thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo
đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành
cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.
(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
14. “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ
óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế
Lan Viên)

15. “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình”
(Xuân Diệu)

16. “Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ,… không
phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng
một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương
cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.

17. Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị… Bài thơ là một
khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó
làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ (Trần Đình Sử)

18. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu
tranh, một công tác vận động của người cách mạng (Lời giới thiệu tập th
ơ của Tổ Hữu, Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản 1946)

NHỮNG NHẬN ĐỊNH TRONG BÀI TÂY TIẾN

1. “Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp
hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh
lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng…
Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, “Tây Tiến” cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn
bích của nó.” (Nguyễn Đăng Điệp)
2. “Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự
nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây
Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn
của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân
lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn.” (Nhà thơ Vân
Long)
3. “Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu
thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết
của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa
của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ (Nhà thơ Phan Quế)
4. “Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong
những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà
chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến
thế mà cũng hiện đại đến thế” (Nhà thơ Anh Ngọc)
5. “Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng,
một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ
làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn
trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm
hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. (Nhà phê bình Nguyễn Xuân
Nguyên)
6. “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến,
ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập
như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (Nhà thơ Vũ Quần
Phương)
7. “Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi
nhớ chơi vơi…Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ,
hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài,
người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây
Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái
nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng” (GS. Nguyễn Đăng
Mạnh)
8. “Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của
lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua
ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong
đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân
thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc
của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo
của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
9. “Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi
niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp
kì ảo khó gọi tên…” (Đinh Minh Hằng)
10. “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được
tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bị lụy,
não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt
của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc
của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể – nỗi nhớ đồng đội trong
đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của
tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều
thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài
thơ này” (Vũ Thu Hương)
11. “Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu
Hương)
12. “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh
Hằng)
13. “ Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được
mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình
ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả. (Quang Dũng)
14. “Chỉ có thể là Tây Tiến – bài thơ viết về lính hay nhất mọi thời đại”
(GS. Phong Lê)

You might also like