You are on page 1of 38

LIÊN HỆ MỞ RỘNG TRUYỆN KIỀU

-“Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn..”


(Chế Lan Viên)
-“Nguyễn Du vĩ đại vì Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa.”
(Nguyễn Lộc)
-“Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách, một thước đo,
một nguyên lý sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình
vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời, cao đẹp hay bỉ ổi, xấu xa không thể ngụy
trang, che dấu được.”
(Nguyễn Lộc)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG VIẾNG LĂNG BÁC


-“Viễn Phương là một con người rất đa mang, rất nặng lòng với quá khứ, với cách mạng, quá
khứ đấu tranh của dân tộc lẫn vào sâu sắc với thơ anh, với hồn anh, với đời anh.”
(Trần Thanh Đạm)
-“Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu
kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ.”
(Mai Văn Tạo)
-Niềm tiếc thương vô hạn của dân tộc với vị cha già kính yêu:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa.”
(Tố Hữu)
-Liên hệ với hình ảnh hàng tre xanh bên lăng Bác:
“Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm./Thương nhau tre chẳng ở
riêng/lũy thành
từ đó mà nên hỡi người.”
(Nguyễn Duy)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG ĐỒNG CHÍ


-“Chính Hữu đã tạo cho mình một giọng thơ, một phong cách thơ riêng, chất giọng và phong
cách đó không thể hoà lẫn vào bất kì một giọng thơ nào khác, kể cả những tác giả quân đội.
(Ngô Vĩnh Bình)
-“Cái tài và cái tình trong thơ Chính Hữu khiến những vần thơ đậm màu bộ đội và màu giai
cấp vượt qua cả chiến tuyến.
(Thùy An)
-“Chính Hữu là một nhà thơ tài năng, có cảm hứng sáng tác độc đáo mà sâu sắc, chặt chẽ,
cẩn thận trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ
ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có.”
(Nhà văn Hồ Phương)
-Liên hệ với cái lạnh của rừng hoang:
“Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế/Gió qua rừng, Đèo Khế gió sang.
(Tố Hữu)
-Liên hệ tinh thần chiến đấu của người lính:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
(Nguyễn Đình Thi)
-Liên hệ với tình đồng chí, đồng đội:
“Ba thằng quặp chặt gió lùa vào đâu?/ Nửa đêm sương gội mái đầu/ Chòi cao phần phật
mấy tàu lá khô.”
(Lê Kim)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH


-“Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng, chất bụi
bặm và kiêu bạc của người lính thời chống Mỹ. Thơ ông có sức mạnh của cả một binh đoàn
trùng trùng ra trận.
(Nguyễn Văn Thọ)
-“Sáng tác của Phạm Tiến Duật là “Một góc bảo tàng tươi sống về Trường Sơn thời chống
Mỹ.”
(Đỗ Trung Lai)
-“Tôi gắn bó máu thịt với Trường Sơn và có thể nói Trường Sơn đã đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến
Duật. Trước đây, bây giờ và sau này nếu tôi viết được chút gì neo lại trong lòng bạn đọc
chính là nhờ những năm tháng ở Trường Sơn.”
(Phạm Tiến Duật)
-“Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi
người xa lạ/ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
(Chính Hữu)
-“Đoàn giải phóng quân một lần ra đi/ Nào có sá chi đâu ngày trở về/Ra đi ra đi bảo tồn sông
núi/Ra đi ra đi thà chết chớ lui.”
(Phan Huỳnh Điểu)
-“Khi lên xe ta chưa quen nhau/Lúc xuống xe ta đã thành bè bạn.”
(Phạm Tiến Duật)
-“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
(Tố Hữu)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ


-“Huy Cận có năng lực cảm nhận cuộc sống thật đặc biệt, có thể nghe được từ những biểu
hiện tinh vi của tạo vật đến những biến đổi lớn lao trong vũ trụ vô cùng vô tận. Đây là nhà
thơ có “cái nghiêng tai kì diệu”.
(Xuân Diệu)
-“Bài thơ của tôi là một cuộc chạy đua giữa con người và thiên nhiên, và con người đã chiến
thắng. Tôi coi đây là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ, với
niềm vui.”
(Huy Cận)
-“Con người sống trong xã hội và sống trong vũ trụ….là thành viên của vũ trụ. Đó là hai cực
của cuộc sống, hai cực của tư tưởng, hai cực của nhà thơ”.
(Huy Cận)
-Đoàn thuyền người dân chài lên đường trong cảnh bình minh đẹp nhất:
“Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”
(Tế Hanh)
-Vẻ đẹp khỏe khoắn của những con thuyền khi ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang/
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..”
(Tế Hanh)
-Sự trù phú, giàu đẹp của đất nước:
“Trời xanh đây là của chúng ta/Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm ngát/
những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

LIÊN HỆ MỞ RỘNG ÁNH TRĂNG


-“Nguyễn Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng riêng, tiếng thơ
anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở (…). Không chỉ qua thể thơ, giọng điệu mà chất dân
gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm, lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình
tượng thơ. Tất cả cái đó vừa rất dân tộc, rất
truyền thống lại khá hiện đại, khá mới.”
(Lê Quang Hưng)
-Liên hệ với sự thay đổi hoàn cảnh sống tác động đến suy nghĩ của con người:
“Mình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng/ Phố đông còn nhớ bản làng/
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”
(Tố Hữu)
-Liên hệ với sự lãng quên quá khứ của người lính sau thời bình:
“Khéo trách người sao quá vội vàng/Bỏ lại bao kỉ niệm quá khứ/Khéo trách người sao quá
phũ phàng/Lãng
quên những yêu thương tình tự.”

LIÊN HỆ MỞ RỘNG BẾP LỬA


-“Ở Bằng Việt, cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu
lên bởi suy nghĩ…
Một tâm hồn nhiều suy nghĩ, rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi
đậm đà, duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm.”
(Lê Đình Kỵ)
-“Chất thơ hào hoa mà đằm thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi mới
mà gợi cảm, ấm áp và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ “Bếp lửa” đến với
những trang thơ ngày nay của Bằng Việt.”
(Trần Quang Quy)
-Liên hệ với kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
“Tiếng gà trưa/Mang bao nhiêu hạnh phúc/Đêm cháu về nằm mơ/Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
(Xuân Quỳnh)
-Liên hệ với tình yêu quê hương đất nước:
“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ
không lớn nổi thành người..”
(Nguyễn Trung Quân)

SANG THU
-“Thơ Hữu Thỉnh nghiêng về những suy tư và dày đặc những câu hỏi. Đó là lí do khiến thơ
Hữu Thỉnh mang cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời. Mặt khác, đã từng trải qua cuộc chiến
tranh gian khổ, ác liệt nên thơ Hữu Thỉnh là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống, là sự ngân
vọng của những kỉ niệm sâu sắc về một thời bom đạn.”
(Hà Thị Anh)
-Liên hệ với sự giao mùa:
“Thế là thu đã chớm sang/Trên cành lá biếc trổ vàng bâng khuâng.”
(Sao Mai)
-Liên hệ với đặc trưng của mùa thu:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gío thổi mùa thu hương cốm mới.”
(Nguyễn Đình Thi)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG NÓI VỚI CON


-“Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau, phong phú
và đa dạng nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất
đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của
dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong
cách mới.”
-Bản sắc quê hương đậm đà trong thơ Y Phương:
“Nàng về giã gạo Cao Bằng/ Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm/Nước Cao Bằng ngâm thì
trắng gạo.
(Dân ca)
-Liên hệ với câu thơ “Con đường cho những tấm lòng”:
“Gập ghềnh xuống biển lên non/ Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng?”
(Ca dao)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG LÀNG


-“Chỉ với ba truyện “Vợ nhặt”, “Làng”, “Con chó xấu xí”, Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi
vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam.
-“Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người
năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một
truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những
con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng vào
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”
(Kim Lân)
-“Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn học
một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày
đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ-lòng yêu làng,
yêu nước-được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp để.”
(Trịnh Bích Ba)
-“Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của con người
với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi. …Tôi yêu ngôi làng
của tôi và không tin dân làng tôi có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn Làng như thể
để khẳng định niềm tin của mình và minh oan
cho làng tôi.”
(Kim Lân)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG LẶNG LẼ SAPA


– “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự một trang đời, một mảng, một nét của
cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận xét nho nhỏ như nhắc
khẽ người đọc”
(Tô Hoài)
-“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động
bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi
sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta
những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ
thuật.”

LIÊN HỆ MỞ RỘNG CHIẾC LƯỢC NGÀ


-“Nguyễn Quang Sáng có tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ kể hết
cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam Bộ kể chuyện đời xưa và
chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc này, Nguyễn Quang Sáng đã chạm
tới những rung động vi nhiệm của tình yêu.”
(Phan Đắc Lập)
-“Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn xuất sắc
của Việt Nam.”
(Nguyễn Quang Thiều)
-“Tác phẩm thuộc loại truyện đọc đã thấy hay, khơi dậy trong ta những tình cảm cao đẹp.”
-“Trong các chuyện tôi thích Chiếc lược ngà nhất, vì lối viết đơn giản như kể chuyện, thật
tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống phóng khoáng,
rất anh hùng mà cũng rất đời thường.”
(Phan Đông Thúc)

LIÊN HỆ MỞ RỘNG NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI


-“Tôi hay để ý những tình huống ghê gớm trong cuộc sống, để dẫn đến làm thế nào giải
quyết một tâm thế của đời sống, làm cho người ta tha thứ nhau, rồi người ta sống hòa bình
hơn, và người ta thương yêu nhau hơn. Đấy là ý của tôi.”
(Lê Minh Khuê)
-“O du kích nhỏ giương cao súng/Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/Ra thế to gan hơn béo
bụng/Anh hùng đâu cứ phải mày râu/
(Tố Hữu)
-“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường/ Để cứu con đường đêm đấy khỏi bị thương/Cho
đoàn xe kịp giờ ra trận/Em đã lấy tình yêu Tổ quốc mình thắp lên ngọn lửa/Đánh lạc hướng
thù. Hứng lấy luồng bom..”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)

Những dòng thơ cuối cùng như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng
liêng. Trên nền hùng vĩ của thiên nhiên, cánh rừng trải rộng, bầu trời lồng lộng, người chiến
sĩ đứng với khẩu súng và vầng trăng. Đây là một hình ảnh thực trong những đêm phục kích
của tác giả, nhưng chính tầm cao tư tưởng và lí tưởng chiến đấu của quân đội cách mạng đã
tạo cho hình ảnh đó một vẻ đẹp khái quát, tượng trưng.” – Vũ Nho
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu)
I. Mở bài:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã chứng kiến bao kì tích của những
người nông dân. Họ đã làm nên lịch sử từ đôi bàn tay cày cuốc, đôi bàn chân lấm lem bùn
lầy. Họ là những chàng “Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Đã có biết bao tiếng hát, lời thơ ca ngợi
những anh hùng “chân đất” ấy. Là một chiến sĩ, đồng thời cũng là một nghệ sĩ, với bài thơ
Đồng chí, Chính Hữu đã góp một bản hùng ca hoà vào bản đàn chung về những người lính
anh dũng của một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng.
II. Thân bài:
Năm hai mươi tuổi, Chính Hữu viết về người lính trong “Ngày về” nhưng ở bài thơ này hình
ảnh người chiến sĩ hiện lên với nhiều nét ước lệ, với những thanh gươm, áo bào, đôi giày
vạn dặm, khác xa lắm người lính trong cuộc chiến thực tại:
“Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phui bạc áo hào hoa”
(Chính Hữu – Ngày về)

Ba năm sau (1948), khi tham gia vào hàng ngũ cách mạng, được trực tiếp trải nghiệm đời
lính, được chứng kiến những mất mát, hi sinh, những khó khăn gian khổ, được sống trong
tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, Chính Hữu đã có cái nhìn, cách cảm nhận khác về
người lính. Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ Đổng chí. Ngay từ khi mới ra đời, Đồng
chí đã được đón nhận nồng nhiệt. Có thể coi đó là một trong những áng thơ đẹp nhất về
người lính, vẻ đẹp của bài thơ chính là vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội được hiện lên qua
những “chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm” (SGK Ngữ văn
9, tập 1).
Mở đầu bài thơ là sự khái quát về cảnh ngộ của những người lính:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Ngôn ngữ thơ giản dị như lời ăn tiếng nói thường ngày của người dân quê. Ta bắt gặp ở đây
những thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, thể hiện rõ nhất
nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ đến từ mọi miển Tổ quốc, từ những vùng
đồng bằng châu thổ quanh năm ngập lụt đến vùng đồi núi trung du khô cằn. Những con
người xa lạ, cách nhau cả một phương trời nhưng giống nhau ở cái nghèo, sự lam lũ khó
nhọc của người dân quê Việt Nam. Chính sự đồng cảnh ấy đã khiến họ xích lại gần nhau, để
từ những “người xa lạ”, họ tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành quen biết,
thân thiết với nhau:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”

Những hình ảnh thơ rất thực nhưng cũng đầy sức gợi. Điệp từ “bên” cùng cấu trúc song
hành có tác dụng khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người lính. Họ cùng chung
nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc “súng bên súng” (cùng chung lí tưởng, suy nghĩ – “đầu
sát bên đầu”). “Cái hay của nhà thơ là đã biết đem cái ấm áp của “đêm rét chung chăn” vào
bài thơ, sưởi nóng mối tình đồng chí lên thành mức độ tri kỉ”. Những người lính đến với
nhau nhẹ nhàng bình dị, vừa có cái chung của lí tưởng lớn, vừa có cái riêng của một đôi bạn
ỷ hợp tâm đầu. Và cứ giản dị như thế, những con người cùng chung gian khó ấy trở thành
đồng chí của nhau: Đồng chí!
Hai tiếng “đồng chí” vang lên, như một tiếng gọi thiết tha. Nhịp thơ đang dàn trải, như
những lời thủ thỉ, tâm tình, đến đây chợt lắng lại, ngắt ra thành một câu thơ riêng, chỉ với
hai từ và dấu chấm than, tựa như một nốt nhấn ngân vang. Nó vừa là một định nghĩa giản dị
về tình đồng chí, vừa có ý nghĩa bản lề đóng lại những dòng cảm xúc bên trên và mở ra
những nguồn mạch biểu hiện mới của tình đồng đội. Chính Hữu đã từng có những định
nghĩa giản dị như vậy về tình đồng đội thiêng liêng:
“56 ngày đêm bom gầm, pháo giội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Nắm cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.”
(Chính Hữu – Giá từng thước đất)

Đồng chí là thế. Là sự gắn bó tha thiết tự trong tim, là sự sẻ chia những tâm tư, những gian
khó cuộc đời, là sự thấu hiểu những tình cảm, nghĩ suy:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Đối với những người nông dân, thiết thân nhất là ruộng vườn cả đời cày sâu cuốc bẫm, là
ngôi nhà nhỏ có gia đình thân yêu. Vậy nhưng họ vẫn quyết tâm gạt bỏ lại sau lung, lên
đường theo tiếng gọi của quê hương, đất nước. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói quen
thuộc của người dân quê vang lên, ẩn chứa cả ý chí kiên định. Đó không phải là thái độ
buông xuôi, vô trách nhiệm mà là biểu hiện của lòng quyết tâm sắt đá. Họ vẫn gắn bó lắm,
vẫn yêu nhớ lắm cái mảnh đất quê hương nghèo khó, nên mới có thể cảm nhận được nỗi
lòng của người thân nơi hậu phương:
“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Đã bao lần ta bắt gặp hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình trong ca dao xưa, nhưng vẫn thật
mới mẻ trong thơ Chính Hữu. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ “giếng nước”, “gốc đa” gợi ta
nhớ tới nơi hò hẹn của những người dân quê, nhắc đến những kỉ niệm một thời gắn bó trên
mảnh đất quê hương. Chúng cũng biết “nhớ” khi cách xa những người con thân yêu của
làng quê. Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng thật đắc địa. Bao tình cảm nặng sâu như đều
dồn tụ trong tiếng ”nhớ“ giản dị ấy. Câu thơ gợi ta nhớ đến những tiếng thơ của Hồng
Nguyên:
“Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gao canh khuya.”
(Hồng Nguyên – Nhớ)
Giữa người đi xa và người ở lại luôn có một sợi dây vô hình gắn kết. Những người lính cùng
nhau san sẻ mọi buồn vui, khó khăn của cuộc sống kháng chiến. Không chỉ thế, tình đồng chí
còn tiếp thêm cho họ sức mạnh để họ vượt qua khó khăn, gian khổ của đời lính:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

Câu thơ khắc hoạ hoàn cảnh thực của người lính : thường xuyên phải chống chọi với những
cơn sốt rét rừng triền miên. Hình ảnh thơ chân thực, cụ thể, nhịp thơ 3/5 đều đều như
những lời kể chuyện nhẹ nhàng mang lại cho ta cảm giác se xót trước những gian khó mà
người lính phải trải qua trong cuộc đời chiến đấu.
Những hiện thực trần trụi tưởng như không phải là thơ, nhưng lại gieo vào lòng người đọc
bao cảm xúc:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Nhịp thơ nhanh, câu thơ ngắn, kết hợp cùng cấu trúc song hành có tác dụng đặc tả sự thiếu
thốn của đời lính trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Ta cũng từng bắt gặp những câu
thơ đậm chất hiện thực như thế trong thơ Chính Hữu:
“Súng nặng
Đường trơn
Vai gầy
Áo rách”
(Chính Hữu – Tháng năm ra trận)

Nhưng bất chấp gian khổ, người lính vẫn cười – tiếng cười ngạo nghễ của những con người
coi thường khó khăn, tiếng cười được sưởi ấm bằng đôi bàn tay nắm chặt:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Câu thơ giản dị, nhẹ nhàng, đậm chất lính. Hai tiếng “thương nhau” được đặt lên đầu câu
khiến cho nhịp thơ như lắng lại. “Thương” chứ không phải là “yêu”. Trong “thương” không
chỉ có tình yêu mà còn có sự cảm thông, sự xót xa cho nhau. Chính trong tâm thế đó, người
lính tìm đến nhau trong cái nắm tay tình nghĩa. Đó là cái nắm tay truyền hơi ấm để giúp
đồng đội vượt qua cái giá lạnh nơi núi rừng, cũng là cái nắm tay truyền ý chí chiến đấu,
truyền ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Đây là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh bất diệt của
người lính Việt Nam trong kháng chiến. Những người nông dân vốn chỉ lo “côi cút lùm ăn”
(Nguyễn Đình Chiểu), quanh năm gắn bó với ruộng đồng, con trâu, cái cày. Nhưng tình yêu
quê hương lên tiếng giục giã họ cất bước lên đường. Những gian khổ là nhiều, những hi sinh
là không ít, nhưng tình yêu Tổ quốc và tình đồng chí thiêng liêng đã tiếp thêm sức mạnh để
người lính vượt qua những khó khăn thử thách đó, để họ vững tay súng, hoàn thành nhiệm
vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

Ba câu thơ ngắn là sự kết tinh tình đồng chí. Giữa nơi chiến trường khốc liệt, thiên nhiên
khắc nghiệt : (rừng hoang, sương muối) hình ảnh những người lính kề vai nhau ngời sáng lên
đẹp biết bao ! Nó là sự đối chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và sự khốc liệt của hiện thực
chiến tranh. Từ “bên” ở đây tương thích với từ “bên” trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu
sát bên đầu”. Nhưng nếu như ở trên, hai cá thể vẫn tách biệt (súng – súng ; đầu – đầu) thì
đến đây, từ “bên nhau” cho ta thấy một sự gắn kết trọn vẹn giữa những người lính. Họ kề
vai sát cánh cùng nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh và niềm tin để thực hiện nhiệm
vụ giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, chính hoàn cảnh khắc nghiệt của núi rừng hoang
lạnh, hiểm nguy lại là nơi thử thách tình đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính.
Hình ảnh họ toả sáng trong câu thơ kết bất ngờ, độc đáo:
“Đầu súng trăng treo”
Đây là hình ảnh độc đáo, kết tinh giá trị nghệ thuật của cả bài thơ. Chính Hữu từng tâm sự:
“Trong chiến dịch, nhiều đêm có trăng. Phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba
nhân vật : khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện lại với nhau
thành hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Tưởng như không hề có sự dụng công nghệ thuật
trong hình ảnh đó, vậy mà nó đưa lại cho người đọc khoái cảm thẩm mĩ thật đặc biệt. Nhịp
thơ 2/2 “như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát” (Chính Hữu).
Súng và trăng như cũng tạo thành một cặp đồng chí, góp phần soi rọi, tô sáng hơn vẻ đẹp
của cặp đồng chí kia, mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Súng tượng trưng cho khói lửa chiến
tranh, trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình. Súng và trăng vừa đối lập lại vừa hài
hoà, một bên là hiện thực, một bên là ước mơ. Ta nhận ra trong câu thơ sự kết hợp hài hoà
giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ, giữa chất hiện thực đằm sâu và chất lãng mạn bay bổng. Đó
chính là yếu tố làm nên giá trị độc đáo của câu thơ này.
III. Kết bài:
“Trong bài Đồng chí, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuộc chiến đấu, chỉ có
một chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu, là tình đồng chí, đồng đội”
(Chính Hữu).
Cả bài thơ là khúc ca về tình cảm chân thành, thiêng liêng của những người lính nông dân.
Từ những miền quê nghèo khác nhau trên dải đất hình chữ S, cùng chung sự khốn khó,
chung lí tưởng chiến đấu, họ đến với nhau, giản dị mà chân thành. Bài thơ sẽ còn ngân vang
mãi trong trái tim, tâm hồn mỗi người dân Việt Nam như một biểu tượng đẹp về tình đồng
chí bất tử!

2.
Tình đồng chí được hình thành dựa trên nhiều yếu tố
Lắng nghe tiếng gọi tha thiết từ Tổ quốc, bao chàng trai đất Việt tham gia kháng chiến
để giành lại độc lập cho dân tộc. Rời xa quê hương, họ để lại mái nhà hiu quạnh cùng
người thân ngày ngày trông mong, người lính do đó khó tránh cảm giác nhớ nhung,
buồn bã.
Dẫu vậy, họ không bao giờ cô đơn, lẻ loi bởi xung quanh họ giờ đây là những đồng
đội sẵn sàng “vào sinh ra tử”. Từ xa lạ, họ quen biết và rồi gần gũi sau khi trải qua
biết bao gian khổ cùng nhau.
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
Với hai câu thơ này, Chính Hữu đã đề cập đến cơ sở đầu tiên để hình thành tình đồng
chí, chính sự tương đồng trong hoàn cảnh xuất thân mà người lính dễ dàng kết nối với
nhau.
Cấu trúc sóng đôi “quê hương anh” đi cùng với “làng tôi” và cặp thành ngữ dân gian
“nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho thấy họ đồng cảnh ngộ.
Nhân vật trữ tình “anh” đến từ vùng đất ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn, khó trồng
trọt, cày cấy còn “tôi” thì ra đi từ nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hoá nên nông
dân khó canh tác.
Chính Hữu đã sử dụng hai cụm từ này một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, giúp độc giả
hình dung bức tranh miền quê nghèo khổ, nơi chôn nhau cắt rốn của những người
anh hùng quả cảm.
Đều xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn nên họ thấu hiểu đối phương như bản thân
mình. Nếu không cùng giai cấp, tầng lớp thì “anh” và “tôi” khó lòng xem nhau là tri
kỷ, kể cả khi gắn bó mật thiết với nhau.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
Khi đã dành trọn tâm trí cho cách mạng thì mọi người lính đều có chung một lý
tưởng. “Anh” và “tôi” trong Đồng chí cũng vậy, niềm mong muốn về một tương lai
đất nước hoà bình đã giúp tình cảm của họ phát triển.
Trước khi nhập ngũ, họ chỉ là “đôi người xa lạ” đến từ những “phương trời” khác
nhau, kẻ vùng biển, người miền trung du. Người lính chẳng hẹn mà gặp, chẳng ước
mà trở thành những đồng đội thân thiết vì chung một mục đích cao cả là bảo vệ Tổ
quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!”
“Súng”, “đầu” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý tưởng thiêng liêng, cấu trúc
đối ứng cho thấy hai điều này song hành mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, câu thơ còn ám
chỉ tình cảm gắn bó của người lính, họ không chỉ cùng hoạt động cách mạng mà còn
cùng sinh hoạt trong đời sống thường ngày.
Những đêm ở Việt Bắc giá lạnh tột cùng, quân nhân phải đắp chung một chiếc chăn.
Đây là hình ảnh ẩn dụ cho khó khăn mà họ phải vượt qua và tình đồng chí khăng khít
của họ.
Đi qua sóng gió rồi trở thành “đôi tri kỷ”, cùng chia ngọt sẻ bùi và sẵn sàng đồng
cam cộng khổ. Hai tiếng “Đồng chí!” khi thốt lên vừa tha thiết, vừa thấm đẫm nghĩa
tình mà in sâu vào lòng quân lính, vào lòng độc giả.
Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
Trong những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã thể hiện nét đẹp của tình đồng chí là sự
thấu hiểu, cảm thông, san sẻ. Người lính xa nhà, gặp gỡ rồi trở thành đồng đội, họ dễ
dàng đồng cảm với nhau vì đều có tâm tư, nỗi niềm tương tự.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Cất bước ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, người quân nhân đành bỏ lại sau lưng những
điều gần gũi nhất. Họ không thể tiếp tục gắn bó với “ruộng nương”, “gian nhà”,
“giếng nước”, “gốc đa” thân thuộc mà phải trao lại trách nhiệm chăm lo cho “bạn
thân” hay thậm chí “mặc kệ”.
Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã cho thấy sự hy sinh cao cả của người lính và hoàn
cảnh tương đồng giữa hai nhân vật trữ tình. Từ “mặc kệ” cũng thể hiện tinh thần dứt
khoát nhập ngũ bởi họ biết làng quê chỉ yên bình khi được tự do, độc lập.
Hình ảnh “giếng nước gốc đa” ẩn dụ về người thân, quê nhà của các chiến sĩ, luôn
luôn “nhớ người ra lính”. Tình đồng chí nhẹ nhàng là vậy, anh lính Cụ Hồ chia sẻ và
cảm thông sâu sắc với nhau dù trước đó vốn xa lạ.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Từ sự thấu hiểu, họ đồng cam cộng khổ, san sẻ trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu
thốn nơi chiến trường. Để mô tả điều đó, Chính Hữu dùng thủ pháp sóng đôi “anh”,
“tôi” tạo nên sự song hành, gắn bó giữa hai anh bộ đội.
Vào những đêm giá rét, “anh với tôi” chịu đựng “từng cơn ớn lạnh”, bệnh sốt rét
hoành hành khiến người lính “run người”, “vừng trán ướt mồ hôi”. Họ cùng nhau trải
qua mọi gian nan, thử thách rồi đùm bọc lẫn nhau.
Ở nơi tiền tuyến, điều kiện vật chất sơ sài nên “áo anh” thì “rách vai” còn “quần tôi”
lại “có vài mảnh vá”. Bộ trang phục được khoác lên người anh lính tuy rách rưới, chắp
vá nhưng không làm mất đi vẻ đẹp quân nhân mà càng soi sáng tình cảm khăng khít
của họ.
Dù không có quần áo chỉnh tề để mặc, không có giày dép để mang, hai anh lính vẫn
lạc quan. Họ nở nụ cười để động viên bản thân, động viên đồng đội giữa bầu không
khí “buốt giá”.
Sự khó khăn không bào mòn tinh thần của người chiến sĩ, nó làm tình đồng chí thêm
sâu đậm, giúp họ quyết tâm đoàn kết hơn vì lý tưởng. Cái nắm tay trong Đồng chí
truyền hơi ấm, hy vọng và nó cũng là cử chỉ biểu hiện sự chân thành.
Bên cạnh những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường, “anh” và “tôi” còn gắn bó trong
lúc thi hành nhiệm vụ. Vì xem nhau như anh em, họ sẵn sàng “vào sinh ra tử” cùng
đối phương.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Câu thơ đầu tiên đề cập đến môi trường chiến đấu khắc nghiệt của bộ đội, nơi rừng
rậm hoang vu, ngập tràn sương muối. Hiện tượng sương muối chỉ xuất hiện khi thời
tiết quá lạnh, vốn thường gặp ở vùng cao, các tỉnh miền Bắc.
Với trách nhiệm đứng gác và phục kích “chờ giặc tới”, người lính không nề hà, e ngại.
Họ “đứng cạnh bên nhau”, chuẩn bị tinh thần tiêu diệt địch vì mục tiêu chung.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa mang nét trữ tình, lãng mạn vừa đậm chất hiện
thực, câu thơ vẽ nên bức tranh hai anh lính đứng gác dưới ánh trăng. “Súng” tượng
trưng cho chiến tranh, “trăng” tượng trưng cho hoà bình tuy đối lập mà hài hoà.
Người lính Việt Nam cầm súng để bảo vệ đất nước, mang lại sự thanh bình cho quốc
gia, dẫu thân thể có trải qua bao sương gió thì trái tim họ chưa bao giờ khô cằn. Họ
tựa những thi sĩ cách mạng, nhận thức hiện thực nhưng không ngừng tin tưởng ở
tương lai tươi đẹp.
Đồng chí là thi phẩm để đời của Chính Hữu
Trong quá trình xây dựng sự nghiệp sáng tác, Chính Hữu không sở hữu gia tài đồ sộ
như nhiều thi sĩ khác. Bù lại, mỗi bài thơ của ông đều có giá trị và ghi dấu ấn riêng
trên nền văn học cách mạng Việt Nam.
Đồng chí là minh chứng cho nhận định này, trải qua nhiều thập kỷ thì tác phẩm vẫn
được đánh giá cao bởi giới phê bình và độc giả đại chúng. Ngòi bút phóng khoáng,
hàm súc mà giàu biểu cảm của Chính Hữu đã viết nên những câu thơ Đồng chí đi vào
lòng người.

3.
Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ cho văn chương bén rễ và sinh sôi nên các tác phẩm văn
học luôn phản ánh về hiện thực đời sống và thơ cũng không ngoại lệ. Thơ ca chưa bao giờ
nằm im, nó luôn đi tìm cái đẹp trong hiện thực ấy, vì thế , khi tạo ra “đứa con tình thần”,
người thi sĩ luôn mong muốn tác phẩm ấy thể hiện được sự lãng mạn nhưng không đánh
mất đi chất hiện thực. Chính Hữu đã lươm nhặt những hạt mầm lãng mạn trong hiện thực
cuộc chến tranh nhiều gian khổ để xây dựng nên hình tượng người chiến sĩ buổi đầu chống
Pháp thật đẹp. Chính vì thế, khi nhận xét vầ bài thơ này, có ý kiến cho rằng “Đồng Chí “ là
bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa hiẹn thực và lãng mạn.
Tác phẩm Đồng Chí được ra đời vào năm 1948, sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham chiến
trong chiến dịch Việt Bắc, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp len chiến khu
Việt Bắc. Sống trong thời kì chiến tranh loạn lạc, Chính Hữu đã cảm nận được sự gắn bó keo
sơn của người lính phụ hồ để rồi, ông viết ra bài thơ Đồng Chì như nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp
của tình cảm mới lạ này
Qua lời thơ mộc mạc giản dị, Chính Hữu đã tái hiện lại chân thực và sinh động hoành cảnh
xuất thân của người lính cụ Hồ:
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

Những người lính chất phác được đưa vào trong thơ thật tự nhiên và giản dị làm cho người
đọc ngỡ rằng, cuộc đời những người lính đẹp tựa lời bài thơ. Với cặp sóng đôi “anh” và “tôi”
cùng thành ngữ giàu sức gợi “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”, những câu thơ
hiện lên như khúc ca chứa chan tự hào của hai người nông dân mặc áo lính. Họ đều xuất
thên từ gia cảnh nghèo khó, lam lũ, người được lớn lên ở vùng trung du, người được nuôi
nấng từ vùng ven biển, dường như, việc cùng chung xuất thân đã làm tiền đề cho người lính
sát lại gần nhau hơn. Quê hương ‘anh” và “tôi” đều lam lũ, gian khổ, con người “anh” và
“tôi” đều là những người nông dân đã quen cày sâu quốc bẫm, họ đều phải đổ mồ hôi mặn
để đối lấy miêng cơm manh áo sống qua ngày, tuy vậy, trong họ vẫn ánh lên sự tự hào. Tự
hào vì từng thửa ruông chua, từng mảnh đất sỏi đá kia đều do ông cha ta, những thế hệ
trước phải hi sinh xương máu, mạng sống để dành lại độc lập, vì thế, trong lòng người lính,
họ luôn mang trên mình sự tự hào và quyết chiến vì Tổ QUốc, dân tộc. Qua hai câu thơ trên,
Chinh Hữu đã cực tả cuộc sống kham khổ của những người nông dân, tuy nhiên, với tình yêu
quê hương, lớn hơn là yêu đất nước, các anh đã từ giã con trâu, cái cày để nghe theo con
tim đang ngân vang tên Tổ Quốc, khoắc trên mình khẩu súng quyết chiến vì hoà bình. Những
người nông dân mặc áo lính chất phác cũng được nhắc đến trong bài thơ Nhớ của nhà thơ
Hồng Nguyên:
“ Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sư mươi bà i
Lòng vẫn vui cười kháng chiến.”

Khi xa quê hương vào nơi chiến trận, các anh đã trải qua nhưng khó khăn gian khổ vì thiếu
thốn về vật chất, có lẽ, phải là người lính thực thụ cùng tâm hồn nhạy cảm đặc biệt, CHính
Hữu mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống dộng về những gian nan đời lính.
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.”

Câu thơ chầm chậm vang lên đầy sâu lắng nhưng nhịp thơ ngắt quãng không đồng đều làm
người đọc ngỡ rằng, vừa cất bút lên dòng thơ về đêm buốt lạnh, tác giả như sống lại trong
lòng những cảm giác run sợ, lạnh lẽo. Sống giữa rừng Việt Bắc lạnh lẽo, người lónh đã nếm
trải những khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh tả thhucjw đã hiện rõ nét về
những nguy hiểm, bệnh tật nơi núi rừng đang bùa vây các anh. Đất nước bấy giờ còn nghèo
khó, những người lính chiến đấu phải chịu đựng khổ cực vì thiếu thuốc men, vật chất. Họ
đói ăn đói mặc, bệnh sốt rét đáng sợ như một nỗi ám ảnh với người linh. Ám ảnh không chỉ
vì sự nguy hiểm cướp đi mạng sống của nó , họ sợ khi bị bệnh sẽ chẳng cóng hiến được cho
đất nước và hơn hết là trở thành gánh nặng cho đồng đội. Trong những nam tháng lăn xả
ấy, những tấm áo xanh bộ đội của họ đã nhiều lần rách tả tơi, nhưng, thời chiến tranh khốn
khổ, họ đã dùng những mảnh vài thừa,vá cho nhau lên mấy bộ áo lính rách. Sự dệt vá không
chỉ che đi bờ vai đang nhuốm máu, họ còn dệt cho nhau sự an ta,, chiến đấu vì ngày mai tất
thắng. Những bàn chân không giày rướm máu vì đường đồi, những bàn chân trần nứt nẻ vì
tiết trời lạnh giá càng tô đâm lên sự cực khổ, khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc vào đông.
Xem thêm: Phân tích truyện Đeo nhạc cho mèo
Chất hiện thực về sự khắc nghiệt của thiên nhiên còn được thể hiện qua câu thơ:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối.”

Câu thơ đã khắc hoạ rõ nét về thời gian và không gian hoạt động của người lính, đó là vào
đêm lạnh đến, khi khu rừng đang chìm vào sương muối hoang vu, các anh chống chọi cái
lạnh, cái thiếu ngủ để hiên ngang phục kịch giặc. Thời gian này có lẽ là khoảng thời gian khắc
nghiệt nhất, bởi lẽ, khi đêm buông xuống sẽ kéo theo lạnh giá đến buốt tâm can, không
những thế, những giấc ngủ luôn kéo đến dày vò họ, điều đó càng khắc hoạ rõ nét sự vất vả,
gian lao người lính phải chịu. Tuy nhiên với ý chí quyết tâm bảo vệ mảnh đất quê nhà luôn
thường trực trong họ đã tiếp cho họ sức mạnh vượt len phía trước.Qua lời chia sẻ của ông
Lê ĐÌnh Phương về đời người lính, ta càng hiểu sâu hơn về sự gian khổ: “Có lúc, nhiều tháng
liền ăn dầm ăn dề trên núi, lương thực thiếu, phải hái trái rừng, đào củ, ăn lõi cây, uống
nước suối, lấp tạm bao tử.Trang phuc mục nát, rách chỗ nào vá chỗ ấy, CHiếc quần cứ dày
thêm theo năm tháng, Có nhiều đồng đội phải chịu đói, chịu khát chống chọi với đói rẻ. Anh
em vào sinh ra tử tóc rụng dần vì căn bệnh quái ác. Và không ít đồng đội đã bỏ mạng trên
chiến trận vì căn bệnh quái ác đó.” Đời người lính hiện lên với gian nan vất vả, họ phải chịu
đựng những bất hạnh, khó khăn để giữ gìn mảnh đất thiêng liên cho dân tốc,vì thế , thế hệ
trẻ chúng ta cần biết giữ gìn, xây dựng lên một Việt Nam giàu đẹp, vững mạnh.
Huy Trực từng nói : “Thơ là rượu của thế gian.” Thực vậy, thơ là chén rượu tình làm biết bao
con người say đắm, sự lãng mạn trong thơ như chất men say đôi khi làm tâm hồn người
hưởng phiêu lãng lên chín tầng mây nhưng có lúc, lại khiến họ phải bật khóc, chua xót khi
những câu thơ thấm đúng vào nỗi lòng họ. Chất lãng mạn trong thơ Đồng Chí của nhà thơ
Chính Hữu cũng thế, vẻ đẹp của tình đồng chí lung linh và lãng mạn đã làm người đọc mê
say ngây ngất, để họ phải thốt lên sao tình đồng đội lại tuyệt vời đến thế. Khi chỉ dùng vài
câu thơ tả thực để khắc hoạ rõ nét về sự khắc nghiệt nơi chiến trận, ông đã đặt chọn tâm
mình vào những câu thơ về tình đồng đội đẹp đẽ. DƯờng như viếc xây dựng lên sự vất vả
nơi rừng núi chỉ là bức phông nền cho tình đồng chí hiện lên vẻ vang hơn:
“Quê hương anh nước mặn đòng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau.”

Ngay từ lần đầu nhập ngũ, hai người lính đã thân nhau vì họ đèu chung hoàn cảnh nghèo
khó. Sự đồng cảm về gia cấp đã khiến họ gần nhau hơn. Cặp từ xưng hô “anh” luôn đứng
trước “tôi” đã khẳng định tầm quan trong và đề cao bạn của người lính cụ Hồ. Nhưng cái
khéo, cái hay của Chính Hữu được thể hiện qua cách chọn lọc từ tinh tế, ông dùng từ “ đôi”
thay cho từ “hai” làm hai con người xa lạ ấy như có mối liên kết bền bỉ với nhau từ rất lâu.
Trước khi ra lính, họ vẫn là người nông dân cày sâu cuốc bẫm, họ chưa từng gặp, chưa từng
biết đến sự tồn tại của nhau. Tuy vậy, hoj đều chung lí tưởng chiến đấu, chung tái tim luôn
hướng về TỔ Quốc thân yêu, vậy nên “ đôi người xa lạ” ấy đã “ từ phương trời chnawr hẹn
quan nhau” như cuộc gặp gỡ duyên số, như gặp nhau để hoà lại thành một, thắp sáng lên
ngọn đuốc chiến đấu anh dũng vì nước nhà.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!

Từ những người xa lạ chẳng hề quen biết, giờ đây, hình ảnh người lính gắn bó keo sơn như
hình với bóng qua nghệ thuật hoá dụ “súng”,” đầu” cùng điệp từ “bên”. Đây không chỉ hình
ảnh tả thực về người lính, đó còn là một biểu tượng đẹp về tình đồng chí keo sơn. Trong
những đêm trường canh gác chiến khu, hai người họ đứng cạnh bên nhau đầy tâm tình.
“Súng bên súng” là đại diện cho lý tưởng chiến đấu, là đại diện cho sự quyết chí, là lời đanh
thép muốn dành lại chủ quyền dân tộc. “Tôi “ với ‘anh” , “súng bên súng”, chúng ta sẽ luôn
bên nhau , nuôi nấng cho nhau niềm tin, sự lạc quan, quyết tâm vì Tổ Quốc.Còn “Đầu sát
bên đầu” là đại diện cho sự đồng lòng đồng sức, đồng cam cộng khổ giữa hai người lính.
“Anh” đi gác trong đêm lạnh giá, “tôi” theo “anh” để ta truyền hơi ấm cho nhau.Sự có mặt
của anh và của tôi đã làm núi rừng trở nên ấm áp,không gian tĩnh mịch như được thắp sáng
và sống động hơn, bởi lẽ, ở một khoảng trời nào đó, có hai trái tim đang ấm nồng tình đồng
chí. Với điệp từ “súng”, “bên”, “đầu”, câu thơ tưa như nhịp đập con tim, qua đó, tình đông
chí càng thêm gắn bó, thắt chặt với nhau . CÙng xuất thân trong gia cảnh nghèo nàn, cùng lí
tưởng chiến đấu cao đẹp, họ còn cùng chịu cảnh thiếu thốn về vật chất. TUy nhiên, sự thiếu
thốn ấy như sợi dây vô hình kết nối hai người: “Đêm rét chúng chăn thành đôi tri kỉ.”, khi
màn đêm lạnh buông xuống, những người lính phải trải lá rừng ra để nằm, họ đắm trên
mình tấm chăn mỏng hay thậm chí chỉ là chiếc áo lính rách để vượt qua đêm rét.Trong đêm
trường đó, hai người lính chia sẻ với nhau hơi ấm của mình, tuy hơi ấm của hai người không
thể đánh bại được buốt giá của rừng hoang sương muối, nhưng sao họ lại cảm thấy ấm áp lạ
thường. “Chung chăn’’ là chung hơi ấm chung khó khăn ,chung lý tưởng, chính từ những thứ
đó đã bén vào tâm hồn họ, thắp sáng ngọn lửa đỏ rừng rực xua tan đi buốt giá, sự thiếu
thốn khắc nghiệt nơi chiến trường. Và từ ấy, từ “Thương nhau sau chia củ sắn lùi/ Bát cơm
sẻ nửa chăn sui đắp cùng.” (Tố Hữu) họ đã trở thành “đôi tri kỷ”. Qua cách sử dụng từ Hán
Việt “tri kỷ” tác giả đã đã nói lên sự hiểu bạn như hiểu mình trong lòng hai người lính. Không
những thế, ông còn cho ta thấy được định nghĩa mới, “tri kỷ” không chỉ nói tới bạn đời, theo
ta đời đời kiếp kiếp, tri kỷ còn là sự thấu hiểu, đề cao sự quan trọng của đối phương. Trong
màn đêm buốt giá, chùm tấm chăn vào là họ mở ra biết bao nhiêu câu chuyện, biết bao tâm
tư nỗi niềm riêng của mình. Hai hơi thở khác nhau nhưng chung nhịp đập của trái tim, điều
đó đã làm họ gắn kết bền bỉ với nhau. Họ trao cái ôm nồng hậu, hai bàn tay siết chặt ý chí
quyết tâm. Tình bạn thiêng liêng của họ vượt lên trên tất cả để trong trái tim họ thầm khẳng
định ‘anh’ và’tôi’ là đôi tri kỉ. Khép lại những dòng thơ đẹp về đồng chí với giọng thơ mộc
mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của người nông dân, Chính Hữu đã reo lên hai chữ : “Đồng
chí!” đầy kính trọng. Nhịp thơ chuyển ngắt đột ngột đã tạo nên một điểm trống sâu lắng
khiến người đọc phải suy ngẫm. “Đồng chí!” -một lời kết thơ đặc biệt, một điểm nhấn, điểm
tận như bản lề khép mở: khép lại cơ sở hình thành lên tình đồng chí, mở ra biết bao những
biểu tượng đẹp về tình đồng đội. “Anh’ với ‘tôi’ trao cho nhau ngọn lửa sưới ấm, trao cho
nhau sự quan tâm, gắn bó bền bỉ để rồi, những tình cảm mộc mạc ấy đã cho lòng tôi gọi anh
là ‘đồng chí’. Hai tiếng “Đồng chí” không chi là tiếng gọi đơn thuần, đó còn là lời khẳng định
được kết tinh từ những gì đẹp nhất, tinh tuý nhất của tình đông chí đồng đội. Đơn sơ mà
cảm động đến nao lòng, tiếng reo “Đồng chí” trong thơ đã làm bừng sáng cả bài, cho người
đọc thấy sư thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí trong chiến tranh. Ngồi bên nhau, hai anh
lính đã nói ra biết bao tâm tư, nỗi nhớ của mình:
Xem thêm: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố
“Ruông nương anh gửi bạn thân cày
Gian nà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

Ba câu thơ đã chia sẻ nỗi longf riêng nhưng rất chung của những người lính.ĐI ra chiến trận,
họ bỏ lại gia tài của mình, ruộng nương họ gửi bạn, căn nhà không hộ mặc cho gió lùng. Từ
“mặc kệ” không chi thể hiện sự không cần thiết so với sinh mệnh của Tổ Quốc, nó còn thể
hiện sự hi sinh lớn lao, quyết bỏ cơ ngơi để bảo vệ nước nhà. Từ tình yêu quê hương, các
anh nâng thành tình yêu dân tộc nhưng sâu thẳm trong tim họ là một nỗi nhớ thương da
diết. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” với biện pháp nghệ thuật nhấn hoá kết hợp
cùng hoán dụ, Chính Hữ đã trải nỗi nhớ về hai chiều: bên kia chân trời, nơi xóm làng anh đã
trú ngụ, những người thân yêu, người cha người mẹ, đứa con thơ cùng người vợ hiền đang
trông ngóng tin anh, gửi vội những lá thư thăm hỏi hay hình bóng anh về thăm nhà. Còn nơi
đây, nơi mưa bom bão đạn, các anh nghĩ về quê hương với nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Tuy ,
nỗi nhớ khiến các anh khóc vì nhớ nhà, buồn vì quê hương nhưng nó đã biến thành sức
mạnh, thúc đẩy các anh phải chiến đấu, phải chiến thắng để về với quê nhà.
Xem thêm: Dựa vào bài văn Lòng yêu nước của I-li-a ê-ren-bua, tưởng tượng ra một câu
chuyện và kể lại
Trải qua bao khó khăn gian khổ, tình đồng chi giữa các anh càng trở nên thắt chặt và mặn
mà hơn:
“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Câu thơ chầm chậm vang lên sâu lắng, tái hiện tình cảm đồng chí đẹp đẽ giữa cuộc sống khó
khăn, vất vả. Cách xây dựng cặp sóng đôi ‘áo anh” , ‘quần tôi’đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc
giữa hai người lính. Họ luôn sát cách bên nhau, sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo.
Áo anh rách, tôi sẽ vá cho anh, chúng ta đùm bọc lẫn nhau qua bao thử thách nơi chiến
trường:
“ Cuộc đời anh tôi chia một nửa
Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm
Nửa dãy Trường Sơn tháp nghềnh vất vả
Nửa bát cơm hạt muôi nhọc nhằn.”

Cuộc sống gian nan vất vả là thế, họ vẫn luôn giữ cho mình nụ cười lạc quan. Họ truền cho
nhau nụ cười ấm áp giữa mùa đông giá rét. Chân trần đất lạnh vẫn làm họ thấy vui. Nụ cười
của họ hiện như một bông hoa mang lại sự lạc quan, tin tưởng về tương lai phía trước cho
nhừng người bạn của mình. “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” họ gửi cho nhau những cái
bắt tay nồng hậu, trao cho nhau hơi ấm, sức mạnh chiến đấu. Cái nắm tay như làm họ trở
nên hoà hợp hơn, hiểu nhau hơn để từ đó, họ thương lấy nhau, thương từng nỗi nhớ,
thương từng sự khốn khố của người bạn lính.. Từ ‘thương’ khôgn chỉ dừng lại ở tình thương
người, nó đã vượt lên trên tất cả, là sự cảm thông, sự xót thương cho nhau, sự sẵn sàng chia
sẻ hi sinh cho người bạn của mình. Họ đã đến bên đời nhau qua cái bắt tay tình nghĩa.
Chất lãng mạn đã hiện rõ nét nhất trong câu thơ cuối :
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Giữa không gian bao la tĩnh mịch ẩn chứa đầy nguy hiểm, hình ảnh hai người lính đứng bên
nhau dưới ánh trăng hiện lên đẹp đẽ và lung linh lạ lùng. Họ đứng hiên ngang giưax trời đất,
ung dung tự tại bất chấp mọi nguy hiểm. Nhịp thơ 2/2 như nhịp lắc chông chiêng, chông
chênh lơ lửng. Hình ảnh thơ thật độc đoá, gây xúc đông bất ngờ, thú vị cho người đọc. Đó là
sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực vừa thơ, vừa xa lại vừa
gần, vừa mang tính chiến đấu lại vừa mang tính trữ tình. “Súng” là đại diện cho chiến tranh,
sự quyết tâm dành lại hoà bình, là người chiến sĩ với lí tưởng chiến đấu cao đẹp mong ngày
giải phóng đất nước. Còn “ trăng” là vẻ đẹp của thiên nhiên, là đại diện cho hoà bình nhưng
cũng là tâm hồn lãng mạn bay bổng của thi sĩ. Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng hoà trong
thơ khiến câu thơ trở nên đẹp đã và đầy chất lãng mạn. Độ rung động và xao xuyến của bài
thơ có lẽ chỉ nhờ cào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan toả trong không
gian, xoa đi nối nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Sự kết hợp giữa cái chân thực dữ
dội tàn khốc của cuố kháng chiến và sự bay bổng của tâm hồn người chiến sĩ, sự hoà quyện
giữa tình thần chiến đấu và vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên đã biến hình ảnh tat thực trở
thành một biểu tượng cao đẹp về đồng chí.
Lấy cảm hứng từ cuộc sống chân thực mà chính bản thân tác giả dã trải qua, CHính Hữu đã
đưa ta sống lại những ngày tháng gian khổ nhưng lãng mạn và phi thường, DƯới ngòi bút tài
hoa của minh, những hình ảnh của người lính nông dân hiện lên đôn hậu, giản dị lại vô cùng
lậc quan, lãng mạn. Qua đó, ta cũng thấy được những vẻ đẹp rực rỡ, cao cả củ người lính
thời chống Pháp, để từ đó, ta càng yêu thêm những con người vì quê hương đất nước.

4.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

Đây chính là công việc thực sự của người lính, và tình đồng chí được tôi luyện trong thử
thách gian lao, trong công việc đánh giặc thực sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở cái nơi
mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng,
cao đẹp. Ba câu thơ cuối như đã dựng lên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên
cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “rừng hoang sương muối” – rừng
mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên
nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới. Từ “chờ” đã tạo nên tư thế chủ động, sẵn sàng chiến
đấu. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc
chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình
thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp đẽ và thơ mộng ngay
giữa nguy hiểm, giao lao.
Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh. Khung cảnh lạnh
lẽo, buốt giá; toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh, tất cả đã
ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của
thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối
buốt giá.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm
sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh thơ rất thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này là có thật
trong cảnh giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những
đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn là trăng. Trăng
treo trên nền trời, nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhịp thơ ở đây là nhịp 2-2
như gợi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột
chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: súng là hình ảnh của chiến tranh
khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự hoà nhịp
giữa súng và trăng vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói
lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc
sống hoà bình, độc lập, tự do cho Tổ quốc. Súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là
thực tại và mơ mộng. Tất cả đã hoà quện, bổ sung cho nhau trong cuộc đời người lính cách
mạng. Câu thơ như nhãn tự của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng
mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.
Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăng
treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những
dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.
Như vậy tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của những con
người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung. Đó là mối tình có
cơ sở hết sức vững chắc: sự đồng cảm của những người chiến sĩ vốn xuất thân từ những
người nông dân hiền lành chân thật gắn bó với ruộng đồng. Tình cảm ấy được hình thành
trên cơ sở tình yêu Tổ Quốc, cùng chung lí tưởng và mục đích chiến đấu. Hoàn cảnh chiến
đấu gian khổ và ác liệt lại tôi luyện thử thách làm cho mối tình đồng chí đồng đội của những
người lính càng gắn bó, keo sơn. Mối tình thiêng liêng sâu nặng, bền chặt đó đã tạo nên
nguồn sức mạnh to lớn để những người lính “áo rách vai”, “chân không giầy” vượt lên mọi
gian nguy để đi tới và làm nên thắng trận để viết lên những bản anh hùng ca Việt Bắc, Biên
giới, Hoà Bình, Tây Bắc…. tô thắm thêm trang sử chống Pháp hào hùng của dân tộc.

Làng
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng xem nhà văn Kim Lân là bậc thầy về sự am hiểu tinh tường, tới tận gốc
rễ về cuộc sống của những người nông dân. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, xúc động nhất là
hồn cốt của tình người chứ không phải là những kịch tính hay xung đột dữ dằn, vì vậy, nhà văn Kim
Lân được các đồng nghiệp kính trọng và nể phục bởi tính chuyên nghiệp rất cao, sự thuần thục bậc
thầy về cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn.

1. Kim Lân là nhà văn có sự hiểu biết và gắn bó sâu sắc với nông thôn và người nông dân. Truyện
của ông phần lớn tập trung viết về đời sống nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn
Làng được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí
Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là ông Hai, người làng Chợ Dầu. Dưới ngòi bút tâm lí
sắc sảo về người nông dân của Kim Lân, hình ảnh ông Hai hiện lên thật sinh động và đẹp đẽ về tình
yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai là hiện thân của lối suy nghĩ và hành động cao thượng
vốn có của con người Việt Nam, trước hết là những người bình dân.
Ông Hai yêu và tự hào về làng quê mình. Tình cảm ấy thể hiện trước hết ở tính cách “khoe” làng, tự
hào về làng Chợ Dầu của mình ở nhiều khía cạnh: Anh khoe làng mình giàu đẹp “Nhà ngói san sát,
sầm uất như tỉnh. Đường vào làng lát đá xanh, trời mưa gió có thể đi khắp làng, đến cuối làng bùn
không dính gót.
Trước Cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, ông thường khoe nhà của ông quan làng mình hoặc khi có khách
từ tỉnh lẻ của mẹ ông vào thăm, ông đều đưa ông đi xem làng. của Thương trong một khoảng thời
gian. Ông rất tự hào vì ngôi làng có một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng sau này, cách mạng đã giúp ông
thay đổi nhận thức, ông Hai không tự hào về đời thống đốc, ông Hai tự hào về điều khác, đó là phong
trào cách mạng của làng sôi nổi, rất hăng hái, thu hút mọi tầng lớp nhân dân vào cuộc. chiến tranh
toàn dân. Ông còn khoe về “phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, khang trang nhất vùng, chòi phát
thanh cao như ngọn tre, chiều chiều nghe làng hát”.
Mỗi lần kể chuyện về làng, ông kể với một sự say mê và nhiệt tình lạ thường. Mắt anh ấy sáng lên,
khuôn mặt anh ấy thay đổi, trở nên hoạt bát.”
Vì yêu làng nên ông xung phong, hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Do hoàn cảnh gia
đình, anh phải đi tản cư. Đó là con đường bất đắc dĩ anh phải chọn. Trước sự lựa chọn này, anh nghĩ:
“Thôi, không ở lại làng với anh em được thì sang châu Âu đánh đại gia”. Những ngày xa làng ông khổ
lắm, nhớ làng nhớ anh em lắm. đồng chí ở lại làng. Anh rất tiếc không thể ở lại làng để góp phần vào
công việc chung của cư dân. Tình làng của Hai là thế. Anh khoe làng để vơi đi nỗi nhớ làng. Tình yêu
làng của ông Hai thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến.
Dưới ngòi bút tâm lí sắc sảo của mình, Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm lí của ông Hai khi nghe tin
đồn làng mình theo giặc. Trước thông tin đột ngột đó, anh Hải cho biết: “Cổ nó đã lịm hẳn, da mặt tê
dại. Ông già lặng đi, như không thở được…”. Khi lấy lại được bình tĩnh, ông cố không tin vào cái tin
đó. Nhưng không thể tin được vì lời của những người tản cư quả quyết quá!
Kể từ lúc đó, trong đầu ông Hải chỉ có tin dữ xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh dày vò khiến ông
“cúi mặt đi”, khi về đến nhà là “nằm ngay xuống giường”. Rồi chạnh lòng khi nhìn những đứa trẻ
“nước mắt ông lão cứ chảy dài. Chúng nó cũng là những đứa con của làng quê Việt Nam mà chúng nó
cũng bị người ta ruồng bỏ sao?…” Rồi một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt diễn ra trong ông – Tiếng
kêu căm hận cất lên từ sâu làng mình, nhưng chợt khựng lại, vì có lúc không tin cả làng theo mình,
nhưng chợt khựng lại, vì có lúc không tin cả làng theo Tây là thật. tâm tư của ông: “Không, họ đều là
người có tâm, họ ở lại làng, quyết sống chết với giặc, không đời nào họ lại cam tâm làm điều ô nhục
đó!…”. Đến bây giờ vẫn còn day dứt. trong anh. Ở niềm tin ấy và sự ngô nghê đang chiếm giữ những
vực sâu và day dứt trong anh. Đến lúc này, anh Hai không tài nào ngủ được. Anh quay hết bên này
sang bên kia, thở dài. Có lúc, anh “lạc hẳn đi, chân tay bủn rủn, tướng mạo không dậy nổi”.
Thế là suốt mấy ngày sau đó, ông Hai chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng binh đao bên ngoài. Khi
thấy một đám đông tụ tập, anh cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, anh cũng thấy áy náy, lúc nào
anh cũng lảng vảng như thể người ta đang chú ý, bàn tán về “chuyện ấy”. Mỗi lần nghe tiếng Tây,
tiếng Việt, tiếng cam là ông lại thu mình vào một góc nhà, nín thở.
Còn một điều nữa, có lẽ còn đáng sợ hơn những âm thanh kia. Chính vì thế bà chủ muốn đuổi gia đình
anh ra khỏi nhà. Tâm trạng ông Hai rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Đi đâu bây giờ. Câu hỏi ấy là nỗi ám
ảnh day dứt trong anh. Người làng “Việt” không ai muốn chứa chấp, về làng cũng không được, “về
làng là bỏ kháng chiến. Bỏ cụ Hồ”,
Với rất nhiều chi tiết, Kim Lân đã miêu tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề chuyển thành nỗi sợ hãi thường
trực ở ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. Qua đó thể hiện tình yêu
làng, yêu nước của ông.
Trong cái tình yêu làng, yêu nước ấy của ông Hai cũng diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay gắt.
Nhiều lúc ông nghĩ “làng thì thương thật, nhưng làng mà theo Tây thì phải thù”. Đây là sự lựa chọn
dứt khoát của anh Hải. Ông đặt lòng yêu nước lên hàng đầu. Lòng yêu nước bao trùm tình cảm với
làng. Dù quyết tâm như vậy, anh vẫn không từ bỏ tình cảm với làng quê của mình. Vì thế, anh cũng
buồn và xấu hổ.
Giữa tâm trạng bị dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ biết ôm con vào lòng mà cùng con than thở như để mở
lòng, như để nhìn lại và minh oan cho mình một lần nữa: “Đồng chí biết không? cha con ông ấy, tình
cha con ông ấy là thế, không bao giờ dám phạm sai lầm, sống chết cũng không bao giờ dám phạm sai
lầm.”
Tình yêu làng, trung thành với kháng chiến, với cách mạng vốn là hình tượng Bác Hồ của ông Hai, là
tình yêu làng sâu sắc, thiêng liêng. Và đó là lý do tại sao anh ấy rất vui khi biết rằng những tin đồn đó
thực sự là dối trá. Anh đi mua quà về chia cho các con, mừng rỡ chạy sang nhà bác Thu báo tin với vẻ
phấn khởi xen lẫn tự hào: “Nó đốt nhà bác rồi. Cháy êm rồi! Chủ tịch thôn em mới lên đây đính chính
đấy. anh ấy nói… Hãy cải chính tin giả rằng làng Chợ Dầu của chúng tôi là người Việt Nam. Dối trá!
Lười biếng! Tất cả đều là cố ý.”
Cũng vừa câu nói ấy, anh Hai đã vội vã ra về báo tin vui. Và ngay từ tối hôm đó, anh trở lại nhà bác
Thu để kể về làng mình. Ở anh chẳng có gì hơn là tình yêu làng. Tình làng gắn liền với lòng yêu nước
và tinh thần phản kháng là nét mới trong tính cách ông Hai.
Thành công của truyện ngắn Làng là tài tình và tự nhiên. Tác giả đã đặt tên nhân vật trong hoàn cảnh
thử thách nội tâm để bộc lộ chiều sâu tâm trạng; kích thích phát triển ngày càng cao, có nút thắt, nút
thắt mở. Ngôn ngữ trong truyện là ngôn ngữ thôn quê tinh tế nhưng độc đáo, giàu cảm xúc, nhiều chỗ
giống như lời nói hàng ngày của người nông dân. Cách kể của tác giả linh hoạt, tự nhiên với nhiều chi
tiết đời thường, xen kẽ với mạch tâm trạng. Tất cả đã góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện và
làm nên sức hấp dẫn dần dần của truyện ngắn đặc sắc này.
*****

Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng
tâm mà tâm điểm là con người”. Văn chương lấy con người làm đối tượng phản ánh thay
cho hiện thực đời sống. Nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và thể hiện như thế nào trong
tác phẩm thì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng vẫn là cõi nhân sinh, mục tiêu cao cả
nhất của nhà văn vẫn là viết “một áng văn trung thực và giản dị về con người” (Chữ dùng
của Hemingway). Với mỗi một tác phẩm, người đọc lại có dịp chiêm nghiêm về những con
người khác nhau. Trong tác phẩm “Làng”, nhà văn Kim Lân đã tạc nên những trang viết neo
đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật ông Hai – một trái tim yêu làng tha thiết, một
linh hồn yêu nước nồng nàn.
Kim Lân là một trong số những cây bút truyện ngắn dù để lại một số lượng tác phẩm không
nhiều nhưng sáng tác nào của ông cũng vững vàng nơi lòng người và thách thức quy luật
băng hoại của thời gian. Nguyên Hồng từng nhận xét : Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với
“đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Bằng giọng văn
chân thực, giản dị, từng trang viết của Kim Lân đong đầy bóng dáng làng quê và con người
Việt Nam. Truyện “Làng” được sáng tác trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp,
lần đầu ra mắt bạn đọc trên “Tạp chí Văn nghệ” năm 1948. Lấy bối cảnh cuộc tản cư trong
những năm đầu kháng chiến, tác phẩm xoay quanh những chuyển biến trong tâm trạng của
nhân vật ông Hai. Ông không thuộc hạng cùng đình nghèo khổ như anh Pha, chị Dậu, cũng
chẳng thuộc hàng vai vế có “miếng” có “tiếng” trong làng. Ông chỉ là một người nông dân
nồng hậu, chất phác, hay làm và chịu khó. Từ con người của làng quê, ông trở thành con
người của kháng chiến, của sự nghiệp chung.
Ấn tượng đầu tiên mà ông Hai để lại cho người đọc chính là cái tính khoe làng của ông.
Dường như hình ảnh ngôi làng luôn thường trực trong tâm trí của lão nông ấy để khi nói về
nơi nuôi dưỡng mình, chốn quê thân thuộc “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến
chuyển, hoạt động”. Đặc biệt, ông Hai khoe làng một cách nhiệt thành. Ông không cần
người khác phải chú ý lắng nghe, cũng không quan tâm họ có nghe hay không, ông chỉ nói
để thỏa niềm tự hào, nỗi nhớ da diết của mình đối với làng. Rồi qua từng thời kì khác nhau,
lời kể, lời khoe của ông cũng thay đổi. Duy chỉ có tình yêu làng của ông vẫn thế, cứ mãi vẹn
nguyên, vẹn toàn, không hề đổi thay và cũng chẳng hề lay chuyển.
Xa rời quê hương, sống nhờ nơi đất khách quê người, lòng ông đau đáu nhớ quê, nhớ
làng.Ông hoài niệm về những năm tháng được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào,
khuân đá… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung hẳn ra, “cũng hát hỏng, bông phèng.”
Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ cứ như những đợt sóng lòng dồn dập, vỗ nhẹ vào trái tim ông
phát ra những thanh âm chan chứa bao nỗi triền miên về những ngày quá khứ : “Chao ôi,
ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”. Đằng sau nỗi nhớ ấy là khao khát được trở về, là tình
yêu xóm làng chân thành, bất diệt. Tình cảm ấy bao giờ cũng thiêng liêng, cũng dạt dào và
tha thiết. Vì nhớ, vì yêu nên ông Hai vẫn thường xuyên vào phòng thông tin nghe tình hình,
tin tức kháng chiến. Dọc đường đi, gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười, ông vui cả với
cái nắng chang chang bởi Tây nó ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù.Ông phấn khởi trước
những thắng lợi của kháng chiến.Ruột gan ông lão như múa cả lên vì nghe được bao nhiêu
tin hay, đáng mừng và đáng khâm phục về những chiến công của làng. Quả đúng như Raxun
Gamzatov từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể
tách quê hương ra khỏi con người”.
Trong lúc tâm trạng đang phấn khởi vì những tin tức kháng chiến vừa nghe được, ông Hai
gặp gỡ những người dưới xuôi lên và nghe được cái tin làng Chợ Dầu theo giặc từ một người
đàn bà tản cư. “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi ,tưởng như
đến không thở được”. Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, thế giới nội tâm của nhân
vật được miêu tả đầy chân thực qua nét mặt và cử chỉ. Ông lão bàng hoàng và sững sờ vô
cùng, dường như có một bàn tay vô hình đang bóp nghẹt trái tim ông. Lúc đầu ông không
thể tiếp nhận được, ông cứ hỏi đi, hỏi lại như thể ông đang hi vọng cái tin dữ kia chỉ là do
miệng đời đàm tiếu, giọng ông như lạc hẳn: “Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ lại…”. Đối
diện với những lời nói chắc như đinh đóng cột rằng làng ông “Việt gian từ thằng chủ tịch mà
đi”, bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu niềm tự hào về ngôi làng mà ông luôn khoe khoang với
mọi người bỗng chốc sụp đổ. Là người làng Chợ Dầu, ông đâu còn can đảm để ở lại mà nghe
những lời bàn tán bủa vây mình. Ông vội vàng ra về cùng câu nói tưởng chừng như chỉ bâng
quơ thốt lên nhưng nó lại chính là cái cớ ông bám lấy để rời khỏi đây :”Hà, nắng gớm, về
nào”. Mảnh độc thoại ấy sao mà cay đắng, xót xa như một sự trốn chạy thực tại tàn nhẫn,
không muốn ai phát hiện ra mình là người làng Chợ Dầu. Nếu trên đường đi tới phòng thông
tin ông hiên ngang bao nhiêu thì giờ ông lại “cúi gằm mặt mà đi”. Bởi cõi lòng ông Hai giờ
đây tựa như vỡ tan thành từng mảnh, trái tim ông rỉ máu, đâu đây như thể một nỗi chua
xót, ô nhục và tủi thân.
Mang trong mình cả một khoảng trời giông bão, cả một mối tơ lòng hỗn độn, ông Hai lê
từng bước về nhà rồi lại “nằm vật ra giường” chẳng còn tâm sức để làm gì cả. Nhìn lũ trẻ mà
cảm xúc dâng trào “nước mắt ông lão giàn ra”. Biết bao câu hỏi cứ đua nhau xô đẩy, giằng
xé trong đầu ông :”Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người
ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?”. Nghệ thuật độc thoại nội tâm đã khắc họa thành công nỗi lòng
của ông lão nông dân ấy. Ông Hai xót thương cho số phận của chính mình và đám trẻ non
nớt mới mấy tuổi đầu. Bởi gia đình ông là người làng Chợ Dầu nên đè nặng trên những đôi
vai hao gầy và yếu ớt là bản án mang tên “cái giống Việt gian bán nước”. Ông Hai căm phẫn
lũ tội đồ phản nước theo giặc. Tất cả như dồn nén trong từng con chữ đanh thép :”Chúng
bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục
nhã thế này”. Ông kiểm điểm lại từng người anh em đã cùng nhau đồng cam cộng khổ thuở
trước, từng người con của làng Chợ Dầu. Trong trí óc của ông, họ đều là những người sung
sức, tràn đầy tinh thần yêu nước nồng nàn. Giờ phút ấy, ông Hai vẫn cố bám víu chút giọt
nắng “niềm tin” giữa cơn đại hồng thủy dữ dội. “Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng
không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy
làm gì ?”. Những dòng suy nghĩ đó cứ ồ ạt kéo đến đâm vào trái tim ông, phủ phàn dập tắt
ngọn lửa niềm tin. Ông Hai bất lực chấp nhận cái tin dữ ấy, nỗi đau xâm chiếm linh hồn, một
nỗi đau không lời nào tả xiết. “Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian”. Đó là tiếng nói
thốt lên từ một trái tim bị tổn thương, từ một cõi lòng suy sụp tột cùng, từ niềm tự hào bị
vùi dập tả tơi. Ông đâu chỉ đau cho mình, đau cho làng mà ông còn đau cho những người
đồng hương cùng cảnh ngộ:”Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương
nữa, không biết họ đã rõ cái cớ sự này chưa?”. Nỗi bứt rứt trong tâm can của ông bị dồn
nén quá nhiều nên sinh gắt gõng khi nói chuyện với bà Hải. Ông Hai không muốn nghe ai
nhắc đến chuyện tồi tệ đó, không muốn ai sát muối vào vết thương trong lòng ông. Bủa vây
ông là nỗi lo trăm bề “trằn trọc đến không ngủ được”, là tiếng thở dài bất lực làm sao. Nỗi lo
ấy hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác khiến “chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên
được” hay “trống ngực ông lão đập thình thịch”. Như một điều tất lẽ dĩ ngẫu, dân ta từ Nam
ra Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi đều ghét cay ghét đắng, ghê tởm và thù hằn bọn Việt
gian bán nước nên ông càng lo sợ mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi, dồn gia đình ông vào thế
cùng cưc, tuyệt đường đất sinh nhai.
Từ khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai như người mất hồn. Ông ăn không ngon, ngủ không
yên. Ông cảm thấy như mình cũng là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ trong nỗi ám
ảnh, tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không bước chân ra đến ngoài”.
Ông rất sợ ai đó nhắc đến những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… Ông né tránh tất cả
những gì liên quan đến cái tin dữ dội kia và gọi chuyện phản bội tồi tệ đó là “chuyện ấy”. Bởi
chính ông chẳng dám và cũng chẳng đủ sức để nhìn thẳng vào thực tế đầy phủ phàng và đau
đớn. Ngẫm kĩ, đối với một lão nông dân chất phác, chân lắm tay bùn luôn tự hào và yêu làng
tha thiết thì cái tin làng theo giặc quả là một cú trời giáng chí mạng, là nỗi uất ức, nhục nhã
tột cùng. Với ông Hai, làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là một thứ gì đó lớn lao
hơn, là lòng tự tôn, là danh dự. Ông và cái làng ấy đã trở thành máu thịt, ông và làng là một,
danh dự của làng cũng là danh dự của ông.
Từ lúc mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, ông Hai thực sự rơi vào bế tắc. Chính
trong lúc đau đớn tuyệt vọng ấy đã đẩy ông vào tình thế là phải lựa chọn: làng Chợ Dầu hay
Tổ quốc ? Ông đã thoáng nghĩ đến việc “Hay là quay về làng ?” để gia đình ông có chỗ dung
thân. Thuở trước, làng Chợ Dầu của ông đáng yêu, đáng tự hào lắm. Nhưng giờ đây chỉ nghĩ
đến nó là lòng ông đắng ngắt, đau nhói từng hồi. Mới hôm nào về làng là khao khát, là mong
ước cháy bỏng của ông thế mà bây giờ ông thấy rợn cả người và phải dập tắt ngay cái ý nghĩ
đen tối đó. Bởi làng giờ đã nối gót theo Tây, “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”, là
cam chịu trở về với kiếp sống lầm than, kiếp sống của những kẻ nô lệ. Dòng máu Việt Nam
anh hùng vẫn đang không ngừng luân chuyển, đi qua mọi ngõ ngách trong trái tim ông. Tận
sâu nơi cõi lòng người nông dân ấy, ngọn lửa của tình yêu nước cao cả vẫn đang rạo rực,
vẫn hướng về cuộc kháng chiến nên ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt
khoát :”Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Đứng trước sự lựa chọn
khó khăn, quyết định của ông Hai đã khẳng định tình cảm rạch ròi của người nông dân, tình
yêu nước rộng lớn, mạnh mẽ và thiêng liêng bao trùm lên tình cảm làng quê.
Trong tâm trạng tồi tệ bị dồn nén lâu ngày, ông Hai chỉ còn biết thả trôi nỗi lòng của mình
vào những lời thủ thỉ, tâm sự với thằng con út. Chỉ khi tâm sự cùng con ông mới dám giãi
bày hết thảy những rợn sóng rầu rầu đang âm ỉ trong lòng. Ông hỏi con về làng, để thỏa nỗi
nhớ làng, để khắc sâu tình cảm cội nguồn nơi con. Ông muốn con ghi nhớ “Nhà ta ở làng
Chợ Dầu” cũng như muốn chính mình không được quên Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác.
Phải chăng chính ông vẫn còn yêu làng tha thiết, tình cảm ấy vẫn mãi ngự trị trong trái tim
ông. Ông hỏi con về Cụ Hồ – biểu tượng của cách mạng để chứng minh cho tấm lòng yêu
nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến đã bám chặt vào mạch huyết. Đồng thời, ông
cũng muốn truyền cho con, cho thế hệ sau tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, nhân bản nhất
của con người: Tình yêu làng và yêu nước. Cuộc đối thoại giữa hai bố con chỉ xoay quanh
chuyện làng và chuyện nước. Ông nói với con, nhưng thực chất là lời từ vấn để vơi bớt nỗi
lòng, để minh oan cho tấm lòng trong sạch của mình, mong “Anh em đồng chí biết cho bố
con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Trần
Đăng Khoa trong trường ca “Khúc hát người anh hùng”:
“Người ta trong lúc hiểm nghèo Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn.”
Ông Hai đã ngời sáng với những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân, nét đẹp chung hòa
giữa tình yêu làng và lòng yêu nước.
Bước qua biết bao ngưỡng cửa cảm xúc buồn vui lẫn lộn, từ hi vọng đến tuyệt vọng, từ hãnh
diện tự hào đến khổ đau tủi nhục, đêm đen đã qua, nhường chỗ cho những rạng đông phía
cuối chân trời. Cái tin làng cải chính đã đến với ông Hai. Ông như được hồi sinh một lần nữa,
rủ sạch được hết thảy sự dằn vặt, nhục nhã, đau khổ bấy lâu, “cái mặt buồn thỉu mọi ngày
bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ông trở lại với “thói quen” cũ của mình, lật đật đi khoe
khoang khắp nơi rằng :”Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em
vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo hết,
chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả”. Sách “Bình giảng văn học 9″ có viết :” Có lẽ chưa
có ai trên đời lại đi khoe cái sự “Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn ” một cách hả hê sung
sướng thật sự như ông “. Đối với người nông dân, ngôi nhà là tài sản lớn lao, là biết bao
tháng ngày cày cuốc mà nên, là nơi chan chứa bao hồi ức vui buồn. Vậy vì cớ gì mà ông Hai
lại lấy làm vui mừng trước sự mất mát của ngôi nhà ? Bởi quân Tây đốt nhà ông nghĩa là làng
ông không hề theo giặc mà vẫn một lòng yêu nước nồng nàn, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ
Hồ. Ông đã có thể thoát khỏi cái danh “người làng Việt gian”, được sống như một người yêu
nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình. Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp
tình hợp lý, đó chính là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật. Ông Hai
còn dự định nuôi lợn ăn mừng, niềm vui sướng tưởng như vỡ òa, như những thanh âm vang
vọng cả phần kết truyện. Không khó để nhận ra với những người nông dân thật thà, chất
phác, họ thà hi sinh thửa ruộng, mảnh vườn hay gian nhà chứ nhất định không để cho danh
dự và tự tôn của mình, của làng và của Tổ quốc bị vấy bẩn.
Với thứ hương thơm tỏa ra từ đoá hoa mang tên “Nghệ thuật” của thiên truyện, với ánh
chiếu của ngòi bút đa tài, Kim Lân đã khiến người đọc phải nguyện ý thả hồn vào trang viết,
phải dùng trái tim để cảm nhận nét đẹp của từng con chữ. Xây dựng tình huống truyện độc
đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho tác phẩm “Làng”, giúp
nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc
lộ sâu sắc khuynh hướng tư tưởng của mình. Bên cạnh đó, việc miêu tả chân thực, cụ thể
nét mặt, giọng nói, cử chỉ, hành động cũng góp phần xây dựng thành công chân dung nhân
vật ông Hai. Kim Lân đã thật tài tình khi sử dụng hàng loại câu cảm, câu hỏi nối tiếp nhau
trong nghệ thuật độc thoại nội tâm như xé đôi lòng người để đặc tả rất cụ thể nỗi ám ảnh
nặng nề biến thành sự nơm nớp lo sợ, nỗi đau xót, xấu hổ, nhục nhã. Ngôn ngữ trong truyện
mang tính khẩu ngữ, là những lời ăn tiếng nói hằng ngày, giản dị, chân chất của người nông
dân Bắc Bộ. Tóm lại, thi pháp truyện ngắn bao gồm các yếu tố như nhân vật, ngôn ngữ, tình
huống truyện… Và “Làng” thành công trên mọi phương diện ấy. Kim Lân không nói nhiều, tả
nhiều nhưng cũng đủ cho ta thấy những bước ngoặc trong diễn biến tâm lí của ông Hai.
Nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng định : “[…]Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái
cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Linh hồn ta phiêu lưu nơi gánh sách của Kim Lân,
cõi lòng ta say đắm trong hơi thở bất diệt của thiên truyện “Làng”, nhịp đập của người
thưởng văn hòa cùng nhịp đập của lão Hai, từ ấy ta tìm ra “thanh nam châm” của văn
chương dưới một danh xưng khác là “Lòng yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc”. “Nét thần”
của tác phẩm là mạch tình cảm hoà quyện, thống nhất trong trái tim người nông dân, tựa
như “toà thành” hiên ngang, sừng sững và bất diệt đến nổi chẳng có súng đạn nào có thể
công phá, chẳng có ngọn lửa tàn ác nào có thể thiêu rụi. Tình cảm dành cho quê hương, đất
nước đã nghiễm nhiên trở thành nguồn “thần hứng” của biết bao thi phẩm. Ví như “Sao
chiến thắng” của Chế Lan Viên:
“Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”
Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú
vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.
“Làng” của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của
người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm – ông Hai –
chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một
người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.
Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người
dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính
tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm
động…
Trước hết, ông là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất… như bao người nông dân
khác. Đến nơi tản cư mới, ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm
của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi nghe báo, ông đi
nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến… Ông Hai không biết
chữ, ông rất ghét những anh nào “ra vẻ ta đây” biết chữ đọc báo mà chỉ đọc thầm không đọc to lên
cho người khác còn biết. Ông ít học nhưng lại rất thích nói chữ, đi đính chính tin làng mình theo giặc
ông sung sướng nói to với mọi người: “Toàn là sai sự mục đích cả!”…. Tất cả những điều đó không
làm ông Hai xấu đi trong mắt người đọc mà chỉ càng khiến ông đáng yêu, đáng mến hơn.
Không chỉ vậy, điều đáng quý nhất ở ông Hai chính là tấm lòng yêu làng tha thiết. Và biểu hiện của
tấm lòng ấy cũng thật đặc biệt.
Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời
này qua đời. khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là
tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại “khố
rách áo ôm”, từng bị “bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này
đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời
mới lại được trở về quê hương bản quán. Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông
yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ
thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng
Tám, ông khoe cái dinh phần của viên tổng đốc làng ông: “Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào
mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.”. Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên
tổng đốc là “cụ tôi” một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, “người ta không còn thấy ông đả động gì đến
cái lăng ấy nữa”, vì ông nhặn thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù cùa cả làng:
“Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. […] Cái chân ông
đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy” Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe “ông gia nhập phong trào
từ hồi kì còn trong bóng tối”, rồi những buối tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông
hào cùa làng ông,… Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư.
Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, “ít nói, ít cười, cái
mặt lúc nào cũng lầm lầm . Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng
với anh em: sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[…] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức
hẳn lên.”. Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về
cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.
Ông lão đang náo nức, “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” vì những tin kháng chiến thì biến
cố bất ngờ xảy ra. Một người đàn bà tản cư vừa cho con bú vừa ngấm nguýt khi nhắc đến làng Dầu.
Cô ta cho biết làng Dầu đã theo giặc chẳng “tinh thần” gì đâu. Ông Hai nhận cái tin ấy như bị sét đánh
ngang tai. Càng yêu làng, hãnh diện tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau
đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái
hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành
động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.
Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân
rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì
vướng ở cổ […] giọng lạc hẳn đi”, “ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi” và nghĩ đến sự dè bỉu của bà
chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm
trạng thật xúc động: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con
làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…”.
Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở: ”Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt
gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái
nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”. Cả nhà ông
Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: “Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn
dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng
nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà.” ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm
nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản
bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu
hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì
họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với
tình cảnh khó khăn nhất: “Thật là tuyệt đường sinh sống! [..] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta
cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình
cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.”.
Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng
nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Và “nước mắt ông giàn ra”. Ông lại
nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng
ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:
Hức kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?
Là con thầy mấy lị con u.
Thế nhà con ở đâu?
Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
Thằng bé nép đẩu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
-Có.
Ông Lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:
-À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng
quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời
thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang
lên từ đáy lòng ông:
“Anh em đồng chí biết cho bố con ông
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”
Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật
ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay
không; chân thực ở đặc điếm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và
chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trưng của một người nông dân tủi nhục,
đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng cùa ông Hai đau đớn, tủi
cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo
giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ỏng Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần
nữa, những thay đối cùa trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: “Cái mặt buồn thiu
mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy…”.
Ông khoe khắp nơi: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn![…] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục
đích cả., “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ậ. Đốt nhẵn.[… ] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là
sai sự mục đích cả!”. Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong
niềm vui vì thoát khỏi cái ách “người làng Việt gian” Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết
đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp
tục sự khoe khoang đáng yêu của mình,… Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc
sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Lúc ông nói
thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ,
của một làng Bắc Bộ: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó”, “không đọc thành tiếng cho người khác nghe
nhờ mấy”, “Thì vườn”, “có bao giờ dám đơn sai”,… Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ
dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ “sai sự mục đích cả” là dấu ấn ngôn ngữ
của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa
hiếu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phẩn nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ
này. Trong tác phẩm, nhà văn cũng thể hiện rõ sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê. Kim
Lân đả vận dụng những hiểu biết đó hết sức khéo léo vào việc xáy dựng tâm lí, hành dộng, ngôn ngữ
nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của
nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo.
Tình yêu làng của ông Hai không đơn giản, hẹp hòi là tình yêu chỉ riêng đối với nơi ông sinh ra và lớn
lên. Ê-ren-bua từng tâm đắc: “Tình yêu làng xóm trở nên tình yêu quê hương đất nước”. Và bởi thế,
tình yêu làng của ông Hai gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước với tinh thần kháng chiến đang lên cao
của cả dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện chung của tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp.
Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng
quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích
khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin
làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,… Ai
đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông
đâu đó trong Làng rồi thì phải.
Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú
vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm).

Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc
lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc
đáo:

Ở “Lão Hạc”, Nam Cao khám phá tình cha con của người nông dân Bắc Bộ trước
Cách mạng tháng 8 trước thử thách khốc liệt của cái đói và miếng ăn, của cảnh
ngộ khốn cùng, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào vẻ đẹp, bản chất
lương thiện của họ.

Ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng khắc sâu chủ đề về tình cha con của
người chiến sĩ cách mạng miền Nam trong thử thách khốc liệt của chiến tranh
trên cả hai phương diện: tình cha với con và ngược lại, từ đó cho người đọc thấy
những nỗi đau tột cùng mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người.

Bằng tài năng và tấm lòng chân tâm thực ý, nhà thơ Bằng Việt đã khắc họa hình ảnh người bà
thật đẹp và thiêng liêng như ánh sáng của ngọn lửa bất diệt trong lòng người đọc. Hình ảnh
người bà nhắc ta về tình bà cháu thiêng liêng, về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam yêu
nước sẵn sàng hi sinh vì lợi ích cá nhân để vì tinh thần dân tộc.

6.Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những kỉ niệm tuổi thơ với một hình ảnh thân thuộc nào đó? Phải
chăng hình ảnh ấy đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nơi tâm hồn? Với Bằng Việt, có lẽ bóng dáng
thân thương của người bà bên bếp lửa đã thấm đẫm trang kí ức tuổi thơ.

Những kí ức đó đã được Bằng Việt tái hiện chân thực qua bài thơ “Bếp lửa”. Vậy hình ảnh người bà
hiện lên trên những vần thơ ấy sâu sắc như thế nào? Điều đó góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của
tác phẩm ra sao? Hãy thử hòa mình vào hơi ấm ngọn lửa của tình bà ngay từ những câu thơ đầu tiên:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”


Hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa
Dòng cảm xúc trong trẻo, bình dị ấy bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm”, “ấp iu
nồng đượm” gợi bàn tay nhóm lửa khéo léo, chi chút của người bà. Sự hi sinh thầm lặng miệt mài của
bà đã sưởi ấm trái tim đứa cháu nhỏ, sưởi ấm những năm tháng tuổi thơ của cháu. Tuổi thơ ấy có thật
sự bình yên, êm đềm bên ngọn lửa ấm áp? Không! Những kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống
có nhiều gian khổ, thiếu thốn và nhọc nhằn:

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Những dòng thơ chân thực đến ám ảnh, xót xa. Năm lên bốn, cháu đã phải đối mặt với nạn đói năm
1945, vậy mà trong những mảnh ghép kí ức mơ hồ ấy vẫn lưu giữ mùi khói bếp của bà – mùi khói đã
hun nhèm mắt cháu, để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. Cay vì khói bếp, cay vì cảm xúc
sống dậy những mùi khói của mấy chục năm qua. Không thể không nhận thấy sức ám ảnh, lay động
trong tâm hồn cháu khi mà dù cho những kỉ niệm đã nhạt nhòa thì mùi khói bếp năm nào vẫn để lại
dư vị cay cay nơi sống mũi. Bà vẫn lặng lẽ, vẫn âm thầm tích góp hơi ấm nuôi dưỡng cháu trong
những năm tháng ấy, đến tận “tám năm ròng”. Càng lớn lên trong vòng tay của bà, những kí ức về bà
lại càng sâu đậm trong tâm hồn người cháu:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”

Trong sương khói mịt mờ của chiến tranh, cháu không được sống cùng bố mẹ, nhưng lại được yêu
thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng bà. Bên bếp lửa hồng bà kể chuyện, chuyện đời
thường ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, hai bà cháu từng ngày,
từng tháng và “tám năm ròng” cùng nhau “nhóm bếp lửa” để nấu nướng thức ăn, để sưởi ấm chỗ ở, và
hơn thế, là để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Bà đã đóng vai trò thay thế người mẹ, người cha, người thầy
để dạy dỗ, yêu thương cháu một cách vô điều kiện. Bởi vậy, tình yêu và kính trọng bà được Bằng Việt
thể hiện sâu sắc qua hình ảnh: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa là chỗ dựa
tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Hơi ấm của bếp lửa ấy lại gợi thêm những kỉ
niệm về một thời đầy vất vả, đau thương. Hình ảnh bà già nua, nhỏ bé nơi làng quên hoang tàn trong
khói lửa chiến tranh vẫn không một lời kêu ca, phàn nàn khiến biết bao con tim chúng ta cảm phục.
Đặc biệt, lời dặn cháu đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi
sinh, cả đời vì con vì cháu:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàm xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

‘Bố ở chiến khu, bố còn việc bố

Mày có viết thư, chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

(Bằng Việt đã thổi vào những vần thơ truyền cho người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn

lao qua hình tượng người bà.)

Thật vậy! Người bà ấy gồng mình lên gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác với tấm lòng
của một người hậu phương luôn hướng ra tiền tuyến, trong ý chí và nghị lực kiên cường. Bà mang vẻ
đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh tình riêng để đặt tình chung lên trên.
Đó chẳng phải là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đấy ư?
Bằng Việt đã thổi vào những vần thơ truyền cho người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm
và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết và
mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà càng trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm
điểm sáng cho cả bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi


Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nguyên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa sức
sống, lòng yêu thương, “luôn ủ sẵn” trong bà, của niềm tin vô cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt…
Giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là
của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Bà là người nhóm lửa, truyền lửa, cũng là người luôn giữ cho
ngọn lửa ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình. Trong tâm trí của Bằng Việt, bếp lửa và bà tuy thật bình
dị, song ẩn giấu nhiều điều cao quý thiêng liêng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Mỗi câu, mỗi
chữ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ
đây đã lớn, đã đi đến những chân trời mới mẻ, hạnh phúc. Thế nhưng dù có rời xa bếp lửa của bà,
cháu vẫn nhớ mãi về ngọn lửa làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, vẫn nhớ mãi hình ảnh tảo tần nắng
mưa nơi góc bếp của bà:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Đứng trong những điều mới mẻ của thế giới rộng lớn, tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ giờ đã được
chắp cánh bay cao nhưng quên sao được bà và bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau
bởi bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước
đường đời. Hình ảnh bàn tay khéo léo, chắt chiu nhóm lửa vẫn luôn tỏa hơi ấm trong tâm hồn người
cháu.

Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm và tình
cảm là cái gốc của văn chương”. Thật vậy! Bài thơ “Bếp lửa” là một bài thơ như thế. Đọc những vẫn
thơ thấm đẫm cảm xúc của Bằng Việt dường như trong ai cũng sống dậy những tình cảm đẹp, kí ức
đẹp. Với bạn có thể là tình cảm với gia đình, người thân. Với bạn có thể là tình cảm với bạn bè, thầy
cô. Bằng Việt cũng mang những cảm xúc đó, nhưng ông có thể chuyển tải nó qua những vần thơ tha
thiết làm xao xuyến biết bao tâm hồn độc giả. Dòng cảm xúc trong trẻo ấy đã để lại trong ta nhiều ấn
tượng, đặc biệt là hình ảnh thân thương của người bà.

Những ngôi sao xa xôi


Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
……………
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Hình ảnh “em gái tiền phương” nhỏ bé giữa đại ngàn Trường Sơn bạt
ngàn, lộng gió với lời hẹn cùng dân tộc gặp nhau giữa Sài Gòn mà nhà thơ
Nguyễn Đình Thi nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh mang tính biểu tượng về
cuộc chiến tranh nhân dân. “Em gái tiền phương” có thể là nữ chiến sĩ giao liên
hay cô gái thanh niên xung phong nhưng sự có mặt của họ trên đỉnh Trường
Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân,
trong đó có sự đóng góp của những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai
nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Bệ phóng cho tất cả những tình cảm cao đẹp
đó chính là tình yêu tổ quốc nồng nàn, khát vọng giải phóng non sông. Bản thân
là một nữ thanh niên xung phong, với lối viết trẻ trung và giàu nữ tính, Lê Minh
Khuê đã góp thêm tiếng nói của mình về một thời kỳ ấy qua truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi”.
“Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay trong sự
nghệp cầm bút của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà kể lại: “Ngày đó tôi là phóng
viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết báo.
Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại
một đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những
người trẻ, hầu hết là học sinh trung học, những sinh viên… đi tham gia kháng
chiến. Sống cùng nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh
vô cùng ác liệt nên dễ dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô
gái thanh niên xung phong, quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ
đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà
tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”.
Những ngôi sao xa xôi có cốt truyện khá đơn giản. Truyện kể về ba cô
thanh niên xung phong tên là Thao, Nho và Phương Định. Họ làm thành một tổ
trinh sát mặt đường trên cao điểm tại một vùng trọng điểm trên tuyến đường
Trường Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Hoàn
cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái đặc biệt gian khổ nguy hiểm và công việc
của họ cũng đầy nguy hiểm hi sinh. Ngay giữa ban ngày, họ phải phơi mình ra
giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom họ phải
ước tính khối lượng đất đá phải san lấp, đếm bom chưa nổ và phá bom. Đây là
một công việc hết sức mạo hiểm, luôn phải đối mặt với cái chết, luôn căng
thẳng thần kinh, đòi hỏi phải hết sức dũng cảm và bình tĩnh. Nhưng với họ công
việc nguy hiểm ấy đã trở thành quen thuộc, bình thường: “Có nơi đâu như thế
này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần. Thần
kinh căng như dây chão, tim đập bất kể nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng
khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc
nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường
một lần nữa, thở phào chạy về hang.” Mở đầu tác phẩm Lê Minh Khuê đã phác
họa khung cảnh và không khí trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn chỉ
bằng một vài nét chấm phá, miêu tả hiện thực cô đọng nhưng cũng đủ khái quát
sự khốc liệt chiến tranh, là tiếng bom rơi đạn nổ, là chiến đấu, hi sinh nhưng chủ
yếu là hướng vào thế giới nội tâm. Trên cái nền chiến tranh, hủy diệt ấy, các
nhân vật của Lê Minh Khuê hiện lên với một vẻ đẹp kỳ diệu. Họ không ngần
ngại khi khẳng định: “Cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và
khao khát”… Trong những giây phút yên tĩnh hiếm hoi giữa hai trận bom, họ
cặm cụi chép bài hát, họ thêu những cành hoa lên chiếc gối nhỏ, họ “mê hát.
Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn
và ngớ ngẩn”. Và, họ mơ mộng. Những câu văn đã được kéo dài ra, mềm mại,
hư ảo. Và có lẽ đó cũng chính là yếu tố góp phần tạo nên thành công và nét
riêng biệt của nhà văn trẻ Lê Minh Khuê. Với sự lựa chọn cách trần thuật ở ngôi
thứ nhất, Phương Định là người kể cũng là nhân vật chính của truyện. Nhà văn
đã miêu tả rất cụ thể thế giới nội tâm, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái
thanh niên xung phong. Những cô gái làm trinh sát mặt đường ấy, có cá tính và
hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có phẩm chất chung của thanh niên xung
phong ở chiến trường là có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, không sợ hy
sinh, có tình đồng đội gắn bó. Đó là mẫu người sẵn sàng “Đi bất cứ nơi đâu khi
Tổ quốc đang cần”. Ngoài ra, họ còn có những nét tính cách chung của các cô
gái trẻ là dễ xúc cảm, nhiều ước mơ, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư
và thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù đang sống ở chiến trường. Cụ thể
là chị Thao rất thích chép bài hát, chép cả lời hát bịa của Phương Định. Vào
chiến trường trước hai người đồng đội chị có những ước mơ thật thực tế. Còn
Nho thích thêu thùa và Phương Định, những lúc rảnh rỗi lại thích ngắm mình
trong gương hay ngồi bó gối mơ màng. Đó là nét đẹp lãng mạn trong khói lửa
chiến tranh, là sức sống dâng tràn mặc mưa bom bão đạn như nhà thơ Dương
Hương Ly cũng từng viết trong Bài thơ về hạnh phúc:
“Trong một góc vườn cháy khét lửa napan
Em sửng sốt gặp một nhành hoa cúc
Và em gọi đó là hạnh phúc.”
Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có thời học sinh
hồn nhiên vô tư bên người mẹ. Những kỉ niệm ấy, luôn sống trong lòng cô ngay
giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khát khao, vừa là dòng suối làm dịu
mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. Không
hề miêu tả chi tiết, Lê Minh Khuê mà tác giả rất tinh tế khi để cho nhân vật tự
đánh giá mình: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô
gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài
hoa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Chính đôi mắt cô đẹp như một ánh sao giữa bầu trời vừa gần mà lại vừa xa đã
tạo cảm xúc bao anh lính lái xe qua cung đường Trường Sơn khói lửa. Cô thấy
vui và tự hào về điều đó nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai.
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, Phương Định lôi cuốn người đọc bởi vẻ
đẹp hồn nhiên, trong trẻo của tâm hồn. Vào chiến trường đã ba năm, đã quen
với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng Phương
Định cũng như đồng đội của cô không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những
mơ ước về tương lai. Cô là người nhạy cảm hồn nhiên hay mơ mộng và thích
hát. Cô đã kể rằng “Tôi thích nhiều bài hát. Những bài hành khúc bộ đội hay
hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu
dàng. Thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng:
“Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải
lấy giọng thật trầm. Thích nhiều”. Thấy mưa đá rơi ngoài hang cô vui thích
cuống cuồng như trẻ con, đem cục đá vào cho Nho rồi lại chạy ra. Cơn mưa đá
tan đi nhanh chóng, cô thẫn thờ không phải vì tiếc những viên đá mà vì cô nhớ
đến mẹ, đến cái cửa sổ, đến những ngôi sao to trên bầu trời thành phố...
Là người nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình
mà luôn tỏ ra kín đáo giữa đám đông. Người ngoài nhìn vào tưởng là kiêu kỳ
nhưng kì thực cô lại là người rất giàu tình cảm. Cô yêu mến những người đồng
đội trong tổ trinh sát mặt đường của mình và cả đơn vị nữa. Khi Nho bị thương
vì sức ép của bom, Phương Định đã tiêm và chăm sóc cho Nho hết sức chu đáo.
Đặc biệt Phương Định còn dành tình yêu và niềm cảm phục của mình cho tất cả
những người chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào
mặt trận. Cô đã bộc bạch lòng mình: “Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những
người đẹp nhất, thông minh can đảm và cao thượng nhất là những người mặc
quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
Phương Định còn là người giàu lòng tự trọng, có tinh thần dũng cảm
trong chiến đấu và là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không
ngại gian khổ hy sinh. Phẩm chất đó của Phương Định đã được thể hiện rõ qua
từng cảm giác, ý nghĩa dù chỉ thoáng qua của Phương Định trong một lần phá
bom. Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này, một ngày cô có thể phá
đến năm quả bom, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh,
cảm giác của Phương Định. Mỗi lần phá bom Phương Định lại có cảm giác là
“Các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của cô. Cô hiểu
các anh “không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”.
Và lòng tự trọng đã kích thích lòng dũng cảm của cô giúp cố lấy được tư thế
“tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom..”. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết
im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của cô cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh
thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào
thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một
tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Sau khi đã đặt mìn cạnh quả
bom chạy về nơi ẩn nấp cô căng thẳng chờ quả bom nổ “Liệu mìn có nổ, bom có
nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Qua sự miêu tả
chân thật, Phương Định hiện lên với vẻ đẹp nội tâm phong phú, tâm hồn trong
sáng, lãng mạn, sống có lí tưởng và trách nhiệm. Một vẻ đẹp đầy cao thượng.
Cũng như nhiều nhân vật trong những tác phẩm viết về chiến tranh, lãng
mạn là nét đẹp của những chàng trai, cô gái trên cung đường Trường Sơn khốc
liệt, là chủ nghĩa anh hùng ca cách mạng, là đỉnh cao của một thời kỳ văn học.
Mối tình đầy lãng mạn, đầy lý tưởng của Nguyệt, cô gái thanh niên xung phong
và Lãm, anh bộ đội lái xe trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
hay tấm gương hy sinh của những cô gái thanh niên xung phong trong Khoảng
trời – hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Nhiều và còn biết bao nhiêu nữa những tấm gương hy sinh của những cô
gái ở Ngã ba Đồng Lộc... đã góp phần cho “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa
xuân” . Điều cốt lõi làm nên tất cả những vẻ đẹp của họ, để những chàng trai, cô
gái, những con người đẹp nhất thế kỷ XX chính bởi họ vẫn luôn hướng về Miền
Nam phía trước, bởi trong tim họ luôn có một trái tim – trái tim rực lửa của tình
yêu Tổ quốc.

You might also like