You are on page 1of 9

TÂY TIẾN (Quang Dũng)

 Mở bài
 Mở bài:

 Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất nền thơ ca Việt Nam
thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sỹ đa tài: Ông vừa có thể vẽ tranh,
sáng tác nhạc, làm thơ. Thơ của Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng ,hồn hậu,
lãng mạn, tài hoa. Tây tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ QD,m “ là đứa con đầu lòng
hào hoa, tráng kiện” ( Phong Lê), Bài thơ là hoài niệm của nhà thơ về “những năm
tháng không thể nào quên” gắn với đồng đội Tây Tiến, trong đó tiêu biểu là đoạn....
nói về…..( đề bài nói gì chép cái đó vào)
 Mở bài:
 Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết :
 Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
 Có một mảnh đất đã trở thành niềm thương nỗi nhớ cho biết bao con người, là
nguồn cảm hứng cho thơ ca, nhạc, họa. Đó là mảnh đất Tây Bắc, nơi in dấu những
bước đường hành quân của người lính, gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, được mất
của một thời lửa cháy. Có một bài thơ ra đời mang tên TT cũng gắn liền với mảnh đất
này. Tây tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ QD, “ là đứa con đầu lòng hào hoa,
tráng kiệt” ( Phong Lê) , là thi phẩm xuất sắc mang đậm phong cách thơ QD. Bài thơ
là hoài niệm của nhà thơ về “những năm tháng không thể nào quên” gắn với đồng đội
Tây Tiến, trong đó tiêu biểu là đoạn....

 Hoàn cảnh sang tác


“Tây Tiến” là một đơn vị bộ đội thành lập vào mùa xuân năm 1947, có nhiệm vụ phối
hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào , đánh tiêu hao một bộ phận sinh lực quân
Pháp. Phần đông những người lính Tây Tiến xuất thân từ học sinh, sinh viên Hà Nội.Quang
Dũng đã gắn bó với đoàn binh Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập với tư cách Đại
đội trưởng. Và “Tây Tiến” là tác phẩm được Quang Dũng sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu
Chanh khi tác giả nhớ lại những năm tháng chiến đấu cùng đoàn quân

 Kết bài
Bằng cách sử dụng những hình ảnh thơ vô cùng độc đáo, hấp dẫn, ngôn ngữ vừa tinh
tế vừa giàu sức gợi. Đặc biệt, là bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn được sử dụng
nhuần nhuyễn lôi cuống người đọc đã được Quang Dũng vận dụng khéo léo. Ngoài ra tác
giả còn sử dụng những từ ngữ thuần việt kết hợp với Hán Việt tạoo âm hưởng trang trọng
hào hùng và những biện pháp tu từ như: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập tương phản… có
tác dụng nhấn mạnh vào hình ảnh thơ. Quang Dũng không chỉ làm nổi bật thiên nhiên Tây
Bắc hùng vĩ dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình của mà còn dựng lên bức tượng đài bất tử về
người lính trong cuộc chiến chống pháp. Bài thơ chính là kết tinh cho tài năng và phẩm
chất của nhà thơ Quang Dũng. Đó cũng là minh chứng thể hiện văn học sẽ sống mãi trong
lòng mỗi con người yêu văn chương, không chỉ hôm nay mà mãi mãi về sau!
Kết: Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
ngọt /Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay”.Rõ ràng qua “Tây Tiến”, Quang Dũng
chẳng khác nào một chú ong cần mẫn khi đã “bay” khắp trên vườn hoa nghệ thuật để hút
nhụy trên từng đóa hoa ngôn từ và tạo nên những dòng thơ chẳng khác nào những giọt mật
ngọt ngào.

RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)


 Mở bài
Tây Nguyên là mảnh đất của nắng gió bao la, là nơi của đại ngàn hoang sơ hùng vĩ, là
mảnh đất sản sinh ra văn hóa cồng chiêng, là cội nguồn của sử thi Đăm Xăm, của bao con
người chí dũng kiên cường… Mảnh đất ấy cũng đã trải qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại và để lại dấu ấn khó phai qua bao trang văn, trang thơ. Và Nguyễn Trung Thành đã xây
cho mình một lâu đài thơ ca trên mảnh đất lịch sử này. Có thể nói ông là nhà văn có duyên
nợ với mảnh đất Tây Nguyên và được coi là một người con của nơi đây. Nếu như trong
cuộc kháng chiến chống Pháp với bút danh Nguyên Ngọc ông nổi tiếng vs tiểu thuyết “Đất
nước đứng lên” thì trong cuộc kháng chiến chống Mĩ năm 1965 với bút danh là Nguyễn
Trung thành ông đã cho ra mắt người đọc truyện ngắn Rừng Xà Nu. Tác phẩm không chỉ là
bản trường ca ca ngợi cuộc sống con người Tây Nguyên trong những cuộc chiến tranh mà
nổi bật hơn cả…( đưa vấn đề ở đề bài)

 Kết bài
Với cốt truyện độc đáo truyện lồng trong truyện, hình thức kể chuyện chân thực, cách
xây dựng nhân vật hào hùng bi tráng, những chi tiết giàu hình ảnh, tác phẩm Rừng Xà Nu
không chỉ để lại ấn tượng cho người đọc về một rừng cây đặc trưng của làng Xô Man trên
dải Trường Sơn hùng vĩ mà ẩn chứa đằng sau đó là bản anh hùng ca về những người con
Tây Nguyên đã sống và chiến đấu ngoan cường, bền bỉ, anh dũng, kiêu hãnh qua bao năm
tháng gian khổ. Cho dù cuộc chiến tranh khốc liệt kia đã đi qua, nhưng hình tượng nghệ
thuật đó vẫn rất giàu sức sống, vẫn như một lời nhắc nhở về những phẩm chất tốt đẹp của
con người nơi đây. Đồng thời tác giả gửi gắm một chân lí của thời gian, của cách mạng:
“Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo”. Tác phẩm đã kết tinh cho tài năng và phẩm
chất của tác giả Nguyễn Trung Thành và đây xứng đáng là tác phẩm xuất sắc thời kháng
chiến chống Mĩ, để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)


Mở bài
– Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là
nhà văn say sưa sáng tạo, rất nhạy cảm với cảnh sinh hoạt của con người .Tác phẩm của
ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc
miền núi lối kể chuyện sinh động, hóm hỉnh, có duyên .
– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, rút trong tập “Truyện Tây Bắc” được ông sáng tác trong
chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
– Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu đã trở thành
biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi bị áp bức, bất công nhưng vẫn có sức sống tiềm
tàng, mãnh liệt. ( Tùy yêu cầu đề bài mà cho phần này vào)
Mở Bài 2: Tô Hoài là nhà văn lớn, để lại khối lượng sáng tác đạt kỉ lục, thành
công ở nhiều thể loại. Ông là nhà văn của sự thật đời thường, ông có vốn hiểu biết phong
phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau. Văn Tô Hoài hấp dẫn bạn
đọc bởi lối trần thuật sinh động, hóm hỉnh. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc nhất .
TP phản ánh ...... Ấn tượng với ng đọc hơn cả là Hình tượng nhân vật Mị từ... đến .....
VĐNL
Chuyển ý: Nêu tác giả và HCST
Trong chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc , TH đã từng tâm sự “....”. Vì thế ,
ông đã cho ra đời cả tập truyện Tây Bắc trong đó có TN “ VCAP như là lời tri ân sâu
nặng của nhà văn với mảnh đất và con người nơi này. Mị chính là nhân vật được nhà văn
xd thành công, là nv điển hình cho số phận và vẻ đẹp của ng dân ld miền núi .
Kết bài: Bằng cách xây dựng tình huống truyện thú vị độc đáo, với nghệ thuật trần thuật
hấp dẫn, cách xây dựng cảnh sinh động, cách miêu tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ thú vị
cùng với ngôn ngữ mộc mạc giản dị, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”đã để lại những dư âm về
Mị một cô gái Mèo với sức sống mãnh liệt, về số phận đáng thương của người dân nghèo
dưới chế độ thực dân nửa phong kiến miền núi. Mị chính là linh hồn, là sức sống của thiên
truyện. Tác phẩm sẽ vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc. Sức sống của Mị hay sức hút
của ngòi bút Tô Hoài quả có sức lay động người đọc để lại những day dứt ám ảnh khôn
nguôi.

Ai đã đặt tên cho dòng sông?


Mở bài: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt
sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần
nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng
hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ
Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp ……
(Đưa yêu cầu đề bài vào)
Kết bài: Đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là
đoạn văn xuôi đặc sắc đầy chất thơ về dòng sông Hương. Với tình yêu say đắm dòng sông
xứ sở, với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử , địa lí…Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
cống hiến cho người đọc một văn bút tài hoa, khiến sông Hương đẹp như một bức họa, nhẹ
nhàng êm ái như điệu Slow, dịu dàng cuốn hút như một người tình trong mộng gợi cho
người đọc bao khát khao được đến với sông Hương của xứ Huế thơ , Huế mộng- Một
công trình nghệ thuật tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.
Mở bài:
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thành công về đề tài nông thôn và
hình tượng người nông dân. Nhà văn Nguyên Hồng đã từng nhận xét: “ KL là nhà văn một
lòng đi về với đất với người với thuần hậu nguyên thủy cuộc sống nông thôn”.
-“Vợ nhặt” là kiệt tác của nhà văn, được trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Tác
phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn của người nông dân nghèo ở nạn đói
khủng khiếp năm 1945. Đồng thời nhà văn còn phát hiện và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn
của họ.
-Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy miêu tả tính cách nhân vật, Kim Lân đã mang đến cho
người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua đoạn trích từ “ …” ” đến “…” KL miêu tả
…………………………………………………………………………………………

VIỆT BẮC
Tố Hữu sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của niềm thơ niềm thương – Xứ Huế
mộng mơ. Tố Hữu đến với thơ ca cùng với sự nghiệp CM và được mệnh danh là “lá cờ
đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời (tháng 10/1954) ghi lại
hình ảnh cuộc chia tay xúc động bậc nhất trong lịch sử cách mạng Việt Nam lúc đó, cuộc
chia tay giữa Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ với thủ đô gió ngàn để trở về thủ đô
Hà Nội. Thi phẩm vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc sống và con người
kháng chiến với nd VB. Đặc biệt là đoạn…
Kết bài: Bằng thể thơ lục bát giản dị, gần gũi, nhịp nhàng, chau chuốt cùng hình
thức đối đáp như câu hát giao duyên phù hợp để diễn tả tâm trạng, cảm xúc Tố Hữu đã
làm nên một Việt Bắc tiêu biểu cho nền văn học cách mạng. Đây xứng đáng là một bản
trường ca bất tận, ca ngợi tình yêu đối với cách mạng, với Tổ quốc.
SÓNG
MB1 Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong cuộc khánh chiến chống Mĩ . Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời
thường. Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết
mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc đời
thường. Trong các nhà thơ nữ Việt Nạm, Xuân Quỳnh xứng đáng được gọi là nhà thơ của
tình yêu. Bà viết nhiều, viết hay về tình yêu nhưng có lẽ Sóng là bài thơ đặc sắc hơn cả.
Bởi nó nói lên được một tâm hồn khao khát yêu đương, một tình yêu vừa hồn nhiên chân
thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
MB 2: Tình yêu là đề tài muôn thuơ của văn học, nghệ thuật; là nguồn cảm hứng bất tận
của người nghệ sĩ thiết tha với đời, với người. Cỏ thể nói rằng từ khi có con người thì đã
có tình yêu và con người còn tồn tại thì tình yêu còn bất diệt. Lịch sử thơ ca nhân loại từ
xưa đến nay đã có biết bao bài thơ tình nổi tiếng khắp Đông, Tây ca ngợi tình yêu của con
người và đã từng làm xúc động biết bao trái tim của nhiều thế hệ. Ở Việt Nam chúng ta,
những năm tháng chống Mỹ cứu nước, tuy phạm vi thơ ca chủ yếu mở rộng về phía tình
cảm lớn như tình yêu Tổ quốc, đất nước, nhân dân, cách mạng nhưng thơ ca vẫn dành một
khoảng nhất định cho tình cảm riêng tư. Nhiều bài thơ ca ngợi tình yêu nam nữ ra đời
trong thời kỳ này còn mãi làm xúc động trái tin bao thế hệ sau này. “Sóng” của Xuân
Quỳnh – một nhà thơ nữ tài hoa – là một bài thơ như thế……
KẾT LUẬN 1:
Xuân Quỳnh đã chọn thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, các khổ thơ tương đối đều
đặn như những nhịp sóng vô hồi vô hạn. Đoạn thơ với ngôn từ giản dị trong sáng, âm điệu
dạt dào, cách ngắt nhịp linh hoạt, kết cấu trùng điệp đã gợi ra nhịp điệu của những con
sóng biển sôi nổi dào dạt lúc êm dịu êm, sâu lắng diễn tả được những trạng thái tinh tế
trong tình yêu. Đặc biệt sóng còn là hình tượng đẹp ẩn dụ cho người phụ nữ đang yêu:
mãnh liệt, chân thành, dịu dàng. Từ đó, XQ gửi gắm một khát vọng tình yêu vừa rất truyền
thống lại vừa hiện đại: thiết tha, nồng nàn, thủy chung, mãnh liệt, táo bạo muốn vượt lên
trên thử thách của thời gian và hữu hạn của đời người. Đây thực sự là bài thơ tình tuyệt
bút. XQ đã nói hộ tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu. XQ xứng đáng được tôn vinh là
nữ hoàng thơ tình VN

KL2: Đại văn hào La mactin từng nói: Thơ ca là hiện thân của sự thầm kín
nhất của con tim thiêng liêng nhất của tâm hồn con người”. Quả đúng như vậy, có thể
nói qua những dòng thơ 5 chữ đều đặn, nhịp nhàng, sự sáng tạo trong xây dựng hình
tượng. Sự khéo léo trong việc vận dụng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, ta luôn
thấy lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn nữ thi sĩ XQ, người phụ nữ đằm thắm thiết tha vừa mãnh liệt
cháy bỏng trong khát vọng tình yêu trong sáng. Đây thực sự là bài thơ tình tuyệt bút. XQ
đã nói hộ tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu. XQ xứng đáng được tôn vinh là nữ hoàng
thơ tình VN

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

MB:

Đất nước là một đề tài không bao giờ cũ nhưng cũng không còn mới với văn học
nghệ thuật. Riêng với thơ ca 1945-1975, có cả một kho tàng với những tác phẩm hay như ‘
đất nước’ của Nguyễn Đình Thi, ‘Ta đi tới’ của Tố Hữu,Tổ quốc bao giờ đẹp thế này
chăng’ –Chế Lan Viên …Mỗi nhà thơ có một góc nhìn riêng, cảm nhận riêng khi viết về
đất nước. Nguyễn Khoa Điềm cũng viết về đất nước trong “Trường ca mặt đường khát
vọng” với cảm xúc nồng nàn tha thiết được lọc qua tâm hồn giàu chất suy tưởng, đậm chất
văn hóa dân gian. Đoạn trích “Đất Nước” nằm ở phần đầu chương bốn của trường ca....

KL.

Như vây, có thể nói, đây là một trong những đoạn thơ hay của đoạn trích ĐẤT
NƯỚC và cũng là đoạn thể hiện rõ P/ cách thơ NKĐ. Vẫn là lời triết luận, suy tưởng cùng
giọng thơ trầm lắng, sâu xa, những câu thơ dài, ngắn đan xen đã thể hiện cảm xúc vô cùng
tự nhiên, phóng khoáng, ngôn ngữ rất giản dị, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người
đọc nhận thức sâu sắc về ĐN. ĐN thật thiêng liêng to lớn vô cùng. Đất Nước hiện lên trên
bề rộng của không gian mênh mông và trong chiều dài của thời gian đằng đẵng, trong
chiều sâu của văn hóa tinh thần. Qua đó, khơi dậy trong trái tim chúng ta về cội nguồn,
truyền thống của dân tộc. Mỗi chi tiết, hình ảnh trong đoạn thơ càng làm cho tâm hồn ta
thêm tự hào, thêm yêu Đất nước và thấy mình cần có trách nhiệm với ĐN của mình. Đúng
như 1 nhà phê bình đã nói: Một tác phẩm văn học chân chính là phải trả lời cho người
đọc về 1 cách sống. ĐN của NKĐ là 1TPVH chân chính. Vì thế, nó sẽ còn sống mãi trong
lòng những người yêu văn chương hôm nay và mai sau.

HỒN TB

“Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi


Như tiếng gọi ngàn đời không khuất phục
Đất nước giống như con thuyền xuyên gió mạnh
Những mối tình trong gió bão tìm nhau”
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi – Lưu Quang Vũ)
Từ những năm 60 của thế kí trước, Lưu Quang Vũ đã khẳng định tên tuổi của mình bằng
việc sáng tác thơ ca, ngay từ đầu ông đã tạo được dấu ấn về một lối viết tài hoa, nồng nàn
cảm xúc toát lên tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, mà Hoài Thanh đã từng nhận định
rằng “Thơ anh là một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”. Từ năm 1978, Lưu Quang Vũ bắt đầu
chuyển sang lĩnh vực sân khấu. Có thể khẳng định “Sân khấu mới là mảnh đất của người
nghệ sĩ tài ba này”.. Cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con
người, về cái đẹp, cái thiện, cái tôi hoà tan trong cái ta. Ở đó tính thời sự được kết hợp với
những vấn đề muôn thuở của nhân loại mà tiêu biểu đó là vở “Hồn Trương Ba da hàng
thịt”. Đó là cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, cuộc giao tranh này là muôn đời muôn
kiếp từ khi khai sinh cho đến ngày không còn trái đất thì vẫn còn giao tranh thiện ác. Cho
nên có người đã từng nói “kịch Lưu Quang Vũ là có tính vĩnh cửu”
Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được sáng tác vào năm 1981 đến năm 1984 mới ra
mắt công chúng. Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở
kịch gồm 7 cảnh được tác giả dựa trên cốt truyện dân gian. Đoạn trích "Vở kịch Hồn
Trương Ba, da hàng thịt" nằm ở cảnh 7 của vở kịch, qua việc xây dựng xung đột giữa tâm
hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc hoạ bi kịch
tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ, hoàn thiện nhân cách của con người. Từ đó tác
giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm triết lý nhân sinh sâu
sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.

Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba
“ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:”-
“Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là
của tôi này lắm rồi!”. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể
hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức
bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình
không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương
Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác
nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận: cái đêm khi ông
đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và
“suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho
là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”. Xác anh hàng
thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.
Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một
đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”. Trong cuộc đối thoại này, xác
thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười
nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với
giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những
người thân. Người vợ mà ông rất mực yêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ
đi. Với bà “đi đâu cũng được còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng
đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân : tôi
không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ
đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái
xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh
vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu
Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “Ông nội đời nào thô lỗ, phũ
phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu
lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều
hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm,
“khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan
hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó:
“Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con
sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất
cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy
nữa…”
Tất cả những người thân yêu của Hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Sau
tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã
khiến Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình
cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào.
Nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt
vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy
quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ. Nhưng lẽ nào ta lại
chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày
nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào
khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có
tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
Cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những
quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của Hồn trong cảnh này có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện
không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn
giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai
lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không
thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi
phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể
tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con
người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không
được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế
Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình,
thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng
chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn
chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của nhân vật Hồn Trương Ba là kết quả của một
quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa
mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh hồn của mình lại nhập vào xác cu Tị để
sống và thấy rõ “bao nhiêu sự rắc rối” vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng
tình thương mẹ con cu Tị càng khiến Hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua
quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng
tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Nhiều thập kỉ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện trong khí
thế vươn lên của đất nước và của dân tộc và chúng ta vẫn sẽ còn tìm thấy những tầng ý
nghĩa thú vị hàm ẩn trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Thông qua nhân vật
Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ đã đặt ra những vấn đề thắm đẵm tư tưởng nhân văn,
không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muôn đời với tất cả mọi người.
o ·

You might also like