You are on page 1of 14

Xuân Diệu

Cuộc đời & sự nghiệp văn học


I,Cuộc đời
1, Tiểu sử
- Tên thật : Ngô Xuân Diệu (1916-1985)
- Quê cha : Hà Tĩnh ; quê mẹ; Bình Định
- Học hết bậc thành chung => tốt nghiệp tú tài =>
làm công chức=> viết văn
- Tham gia mặt trận Việt Minh từ trước CM tháng
8/1945
Þ gắn bó với CM và nền văn học CM
- Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng và những danh Ngô Xuân Diệu
hiệu cao quý (Đại biểu Quốc hội, Ủy viên ban chấp 1916-1985
hành Hội Văn nghệ Việt Nam,...
- Ông được nhà phê bình văn học Hoài Thanh đánh
giá là « Nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ
mới»
2, Con người
- Xuân Diệu học được ở cha-một ông đồ Nghệ đức tính cần cù, kiên nhẫn
trong học tập và lao động nghệ thuật, đồng thời, cũng mang trong mình
cái sôi nổi và nồng nàn như thiên nhiên quê mẹ- những ngọn gió nồm,
những con sóng biển,...

- Ông thừa hưởng vốn Hán học của cha, vừa tiếp thu tư tưởng văn hóa
của Phương Tây.

- Tâm hồn nhà thơ trẻ trung,sôi nổi tràn ngập tình yêu thương và
đượcniềm khát khao giao cảm với cuộc đời.

- Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt : làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê
bình văn học, dịch thuật. Nhưng trước hết ông vẫn là một trong những
nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam.
II, Sự nghiệp văn học
A, Trước Cách mạng tháng Tám
1, Về thơ
Xuân Diệu có một tư tưởng chi phối xuyên suốt sự nghiệp văn học của mình:
Niềm khát khao giao cảm với đời.

• Theo Hoài Thanh, Xuân Diệu là « Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới»
vì ông đã cất lên tiếng nói tha thiết khẳng định «cái tôi» một cách mãnh liệt
và sâu sắc nhất.
«Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất.
Không có chi bè bạn nổi cùng ta»
( Hy Mã Lạp Sơn)
- « Cái tôi» của Xuân Diệu còn là sống hết mình, sống huy hoàng,sống chói
lọi :
«Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói cả trăm năm.»
(Giục giã)
...và gắn bó với cuộc đời bằng tình yêu tha thiết:
« Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất.»
(Thanh niên)

* Hai thi phẩm nổi bật nhất của nhà thơ Xuân Diệu : Tập « Thơ thơ»
(1938) và Tập «Gửi hương cho gió» (1945)
• Xuân Diệu cảm nhận cuộc đời bằng chính đôi
mắt của mình:
- Ánh mắt trẻ trung «xanh non», «biếc rờn»:
« Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si»
( Vội vàng)
- Ánh mắt nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian:
« Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.»
( Vội vàng)
• Thơ Xuân Diệu hướng đến sự giao cảm tuyệt diệu và sâu sắc
nhất- tình yêu

-Ca ngợi tình yêu là sự đồng điệu tâm hồn, thể xác, hướng đến
sự hòa hợp của tâm hồn.
« Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu»
( Thơ duyên)
-Nỗi buồn, cô đơn, thất vọng :
« Dẫu tin tưởng chung một đời, một mộng
Em là em, anh vẫn cứ là anh»
( Xa cách)
-Tình yêu là lẽ sống và là cội nguồn của sự sống:
« Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?»
( Bài thơ tuổi nhỏ)
• Xuân Diệu tiếp tinh hoa thơ ca hiện đại phương Tây:

- Năm bắt và tái hiện trạng thái tinh vi, mơ hồ của vạn vật và lòng
người.

«Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu,


Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.»
( Thơ duyên)
- Giàu tính nhạc:
« Sương sương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư đưa lòng lên chơi vơi»
( Nhị hồ)
• Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: Con người là chuẩn mực của cái đẹp

« Lá liễu dài như một nét mi »


( Nhị hồ)

« Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần»


( Vội vàng)

« Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn
nước non lặng lẽ này...Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn
tha thiết.» - Hoài Thanh
2, Về văn xuôi
- Lối viết tài hoa giàu chất thơ.

- Tác phẩm tiêu biểu :

Phấn thông vàng -1939 Trường ca-1945


B, Sau Cách mạng tháng Tám 1945

1, Nghiên cứu, phê bình văn học

- Phát hiện và khám phá độc đáo các tác giả, tác
phẩm. Ông để lại mười sáu tập nghiên cứu,
phê bình viết về hầu như mọi đối tượng:từ
thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu,..đến thơ Phạm Tiến
Duật, Hoàng Nhuận Cầm,... Nhưng Xuân Diệu
đặc biệt dồn sức vào nghiên cứu các nhà thơ
cổ như Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,Nguyễn
Khuyến, Tú Xương,...

- Các tác phẩm tiêu biểu : Các nhà thơ cổ điển


Việt Nam (1981), Công việc làm thơ (1984),...
2, Về thơ

- Say sưa viết về Tổ quốc , nhân dân với sự gắn


bó máu thịt, tinh thần lạc quan:
«Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu»
(Những đêm hành quân)

- Thơ tình vẫn nồng nàn nhưng ngọt ngào và


ấm áp hơn.

- Các tập thơ tiêu biểu : Riêng chung (1960),


Tôi giàu đôi mắt (1970), Hai đợt sóng
(1967),...
Kết luận

Xuân Diệu là nhà thơ, nhà văn xuất sắc, nhà văn hóa lớn
Tra tặng cho đời một tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc
và tình yêu cuộc sống mãnh liệt.
Thank You.

You might also like