You are on page 1of 7

I-MỞ BÀI:

“Là một (keyword) tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, (tên tác giả) đã cho ra đời nhiều
tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn, nghệ thuật. Đặc biệt trong số đó, tác phẩm (tên tác
phẩm) được viết vào (HCST/ NGXX) đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu
sắc. Tác phẩm nói về (ND chính). Ta có thể thấy rõ điều đó qua (đoạn trích/ nhân vật/
chi tiết).”
II. KHÁI QUÁT
1. Tác phẩm:
- (Tên tác phẩm) thuộc thể loại (thể loại), được viết vào (HCST / NGXX). Tác
phẩm/Bài thơ nói về (nội dung cả bài).
- Đoạn trích nằm ở khổ thơ thứ (vị trí), gồm (giới hạn) câu, viết về (nội dung đoạn
trích).
2. Nhân vật:
- Hoàn cảnh xuất thân
- Tính cách nhân vật, đặc điểm nổi trội
3. Ý nghĩa:
-Giá trị tp
-Tài và tâm của Tác giả
-Giá trị lịch sử văn học
III. KẾT BÀI
“Qua (nghệ thuật tiêu biểu), (tên tác giả) đã cho ta thấy (nội dung chính). Những câu
thơ/ áng văn viết về (đối tượng trong yêu cầu đề) sẽ luôn lay động, thổn thức trái tim
người đọc. Và sự lay động, thổn thức đó cũng như (tên tác phẩm) sẽ sống mãi với thời
gian.”
-----

1. Đất nước
TÁC GIẢ: NKĐ-lúc hùng tráng, lúc sôi nổi, lúc trữ tình tha thiết đầy hào khí nhưng tất cả đều
toát lên vẻ đẹp nồng nàn với đời người.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận-giọng điệu riêng vừa đằm thắm
da diết, vừa suy tư đầy chiêm nghiệm.
“ĐN”: tiêu biểu
Hình tượng nổi bật trong thơ: thanh niên trí thức, người lao động cần lao với lòng yêu nước
nồng cháy

TÁC PHẨM: Trường ca “Mặt đường khát vọng”: chiến khu Bình Trị Thiên 1971
-Thức tỉnh tuổi trẻ đô thị miền Nam Việt Nam về non sông đất nước, xứ mệnh… để hoà
chung nhịp đập với cuộc k/c chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Chương V-chương hay nhất thể hiện tư tưởng cốt lõi nhất của trường ca về đất nước.
Tư tưởng tiền đề có vai trò quan trọng, là điểm tựa của sự phát triển của toàn bộ bản trường ca
này.
-Đất nước hiện lên: vẻ đẹp mộc mạc chất phát, có sự hài hoà giữa con ng và cảnh vật, giữa
qk thiêng liêng vs thực tại anh hùng, giữa trách nhiệm và bổn phận của TN với đất nước.

-----
a) 9 câu đầu: Lý giải về cội nguồn của Đất Nước, Đất Nước có từ: (2 mở, vh, ls, thuần
phong mỹ tục, kết)
- Chuyện cổ tích.
- Nét phong tục tập quán, văn hóa sinh hoạt.
- Tinh thần chống giặc anh dũng, bất khuất.
- Hoạt động sản xuất.
- Tình cảm lứa đôi, ân tình thủy chung.
 Hình ảnh cây tre.
b) Câu 10 - 29: Định nghĩa về Đất Nước:
- Địa lý - Không gian:
+ Định nghĩa “Đất”, “Nước”, “Đất Nước”.
+ Tình cảm đôi lứa.
+ Hình ảnh “Chim” - “Cá”.
- Lịch sử - Thời gian: Quá trình phát triển của Đất Nước vừa mở rộng ra theo chiều ngang,
chiều cao địa lý, vừa vươn mình theo chiều sâu của thời gian.
- Bản sắc văn hóa.
c) Câu 29 - 42: Trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước.
- Đất Nước hóa thân và kết tinh trong mỗi con người.
- Đất Nước sẽ vẹn tròn và to lớn khi mọi người biết đồng tâm hiệp lực.
- Niềm tin vào thế hệ trẻ.
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi người đối với Đất Nước.
d) Câu 43 - 54: Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua chiều địa lý.
- Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thồi đại cách
mạng.
- Sự kết tinh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân: Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái,..
- Quá khứ hào hùng: Truyền thuyết Thánh Gióng, đất tổ Hùng vương,...
- Truyền thống hiếu học: Núi Bút, non Nghiên,...
- Những con người vô danh, bình dị: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm,...
e) Câu 55 - 72: Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua chiều lịch sử.
- Gợi mở lịch sử: “Bốn ngàn năm”.
- Lời khích lệ: Đoàn kết, nhất trí một lòng.
- Quan niệm mới mẻ về Đất Nước: Nhấn mạnh vai trò của những con người vô danh dựng
nước, giữ nước.
f) Câu 73 - 89: Cảm nhận tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua chiều văn hóa.
- Các giá trị nhân dân tạo ra: hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, tên xã, tên làng,
truyền thống chống thù trong giặc ngoài.
- Khi đối diện với kẻ thù.
- Tình yêu, tình nghĩa và tinh thần chống giặc.
- Hình ảnh dòng sông, câu hát cuối bài: Dòng chảy văn hóa của Đất Nước.

2. Ai đã đặt tên cho dòng sông?


TÁC GIẢ: Hoảng Phủ Ngọc Tường-sở trường đặc biệt về bút kí
-Nét đặc sắc trong sáng tác: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén những suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về
triết học, văn hoá, ls, địa lý,..
Nguyên Ngọc: “HPNT là một trong mấy nhà thơ viết kí hay nhất nước ta hiện nay”
Tay bút kì cựu Ng.Tuân cũng phải trầm trồ: “Kí của HPNT có rất nhiều ảnh lửa”

TÁC PHẨM: 1981, khi tác giả đã sống hơn 40 năm bên dòng sông Hương của xứ Huế thơ
mộng.
T/y với mảnh đất cố đô đã thôi thúc t/g tìm hiểu cặn kẽ về dòng sông từ nơi sinh ra nó là đại
ngàn Trường Sơn hùng vĩ, khám phá hành trình đầy gian truân của sông Hương, tìm hiểu nó
trong đời sống văn hoá xứ Huế, với ls dựng nước và giữ nước của dân tộc, để mang đến cho
người thưởng văn cái nhìn đầy đủ trọn vẹn nhất về dòng chảy mà ông có nhiều “duyên nợ”.

---
a) Dòng sông Hương qua góc nhìn địa lý/ Thủy trình của Sông Hương.
- Dòng sông ở thượng lưu (nơi khởi nguồn):
+ Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”
+ Sông Hương là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
+ Sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
+ Sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức.
+ Thuỷ trình của sông Hương: Khi bắt đầu về xuôi > Ngay sau khi ra khỏi vùng núi >
Xuôi dần về Huế.
- Sông Hương giữa lòng thành phố Huế.
- Sông Hương trước khi từ biệt Huế.
b) Dòng sông của lịch sử, cuộc đời và thi ca.
- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản anh hùng ca ghi dấu bao chiến công
oanh liệt của dân tộc.
- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của
đất nước”.
- Dòng sông thi ca, nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

3. Vợ nhặt
TÁC GIẢ: Kim Lân-bắt đầu viết văn và có tp đăng báo từ nhg năm 1941-1944
KL được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn vs những con người bé nhỏ và cam
phận, nhg vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê
BẮC BỘ.
Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều như mang trong đó mùi của rơm
rạ, khói bếp ,lúa đồng, mùi của cs nông thôn cơ cực, nhọc nhằn.

TÁC PHẨM:
“VN” đc viết lên mang cái tình của KL dành cho những ng nd nghèo khổ, lam lũ, mà
chất phác, yêu đời.
Tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”-ngay sau CM T8 nhưng con dang dở và bị mất bản
thảo. Hoà bình lập lại 1954, tg dựa trên một phần cốt truyện cũ để viết “Vnhat”-in trong
tập “Con chó xấu xí” (1962).
-Tp-bức tranh hiện thực về số phận ng ND VN trong những năm nạn đói, là bài ca về lòng
yth, khát khao sống, khát vọng hp gđ mạnh mẽ, và niềm tin vào tương lai ở nhg con ng vị cái
đói khát đẩy vào cảnh bần cùng.

----
a) Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện
- Nhan đề “Vợ nhặt” tạo được ấn tượng, gây sự chú ý cho người đọc về một tình huống truyện
độc đáo. “Vợ nhặt” là vợ không được cưới xin theo phong tục truyền thống.
- Hai chữ “Vợ nhặt” gợi sự rẻ rúng, nhỏ nhoi như cọng rơm cọng rác của thân phận con người
trong hoàn cảnh nước mất nhà tan bị đẩy vào nạn đói khủng khiếp tô đậm giá trị hiện thực của
câu chuyện.
- Nhan đề thể hiện sự cưu mang đùm bọc, trân trọng, yêu thương của con người dành cho
nhau, góp phần tô đậm giá trị hiện thực và làm tăng giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b) Hình tượng nhân vật Tràng:
- Hoàn cảnh, lai lịch, tính cách: Anh nông phu nghèo khổ, kém duyên, người đàn ông nhân
hậu tốt bụng.
- Diễn biến tâm lý của Tràng từ khi nhặt vợ đến sáng hôm sau:
+ Trên đường về nhà: Vui, hạnh phúc.
+ Khi dẫn Thị vào nhà: Ngượng nghịu, hạnh phúc, sốt ruột mong mẹ về.
+ Khi thấy mẹ về: “reo lên như một đứa trẻ” > sốt ruột, căng thẳng > thở phào.
+ Sáng hôm sau: Nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà, thật sự trưởng thành.
c) Hình tượng nhân vật thị (chữ “thị” không viết hoa nha các bạn):
- Hoàn cảnh, lai lịch: Là người đàn bà không tên, không tuổi, không nghề nghiệp, không quê
quán, không gia đình, bị cái đói đẩy ra lề đường.
- Ngoại hình: Thị là hiện thân của cái đói:
- Tính cách, hành động: Vì đói, thị bằng lòng theo Tràng về làm vợ.
- Phẩm chất:
+ Có khát vọng sống mãnh liệt.
+ Là người ý tứ và nết na.
+ Có niềm tin vào tương lai.
d) Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ:
- Ngoại hình, tính cách, hoàn cảnh sống: Là một người mẹ nhân hậu, vị tha, giàu yêu thương.
- Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ: Ngạc nhiên đến sững sờ > Vừa mừng vừa tủi > Nỗi lo > Niềm
tin.

4. Vợ chồng A Phủ
TÁC GIẢ: Tô Hoài-cây bút tên tuổi của nền văn học cận đại VN.
TH đã cho ra đời số lượng tp đồ sộ-hơn 150 đầu sách với nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí,
ký sự, tiểu thuyết, hồi ký,… với lối viết thông minh, hóm hỉnh, nhưng cũng không kém phần
khéo léo và tinh tế.
Có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất
nước ta.->thành công nhất của TH: các tp viết về hiện thực cs con ng vùng Tây Bắc.

TÁC PHẨM: “VCAP”-truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây Bắc”, cũng là 1
trong nhg tp tiêu biểu của văn xuôi hiện đại VN giai đoạn kc chống Pháp. (stac năm 1952)
TH viết VCAP bằng cả tấm lòng yth sâu sắc của mình.
Tp-bức tranh chân thực về cs và số phận nghiệt ngã của người nd nghèo miền núi dưới ách
áp bức bóc lột tàn bạo của các thế lực pk và ng dân, đồng thời lại là một bài ca về sức sống
mãnh liệt.

-----
a) Hình tượng nhân vật Mị:
- Có những phẩm chất tốt đẹp (trước khi về là dâu nhà thống lý Pá Tra)
- Số phận bi thảm (sau khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra)
- Sức sống tiềm tàng: Đêm tình mùa xuân & Đêm mùa đông.
b) Hình tượng nhân vật A Phủ (ít ra):
- Sự xuất hiện:
+ Khung cảnh: đêm tình mùa xuân.
+ Sự kiện: A Phủ đánh A Sử.
- Số phận: Bất hạnh, mồ côi, khó lấy được vợ, bị bóc lột,...
- Phẩm chất: Gan góc, bộc trực, thẳng thắn.
c) Chi tiết tiếng sáo:
- Đánh thức cảm xúc
- Thúc giục hành động
- Giải thoát tâm hồn Mị

5. Người lái đò sông Đà


- Hình tượng sông Đà:
+ Hung bạo, hùng vĩ
+ Trữ tình, thơ mộng
- Hình tượng ông lái đò:
+ Hoàn cảnh sống
+ Giàu kinh nghiệm, từng trải
+ Trí dũng, tài hoa
+ Bình dị, khiêm tốn

6. Tây Tiến
Quang Dũng: người nghệ sĩ đa tài
Làm thờ+ tài năng khác: viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,…
Xét mọi phương diện, điều mang người nghệ sĩ này đén gần với ng yêu mến là nhg thi phẩm
hay.
CHẤT THƠ: HỒN HẬU, LÃNG MẠN, PHÓNG KHOÁNG, TÀI HOA- pcach NT rất riêng
của chàng trai HN khoác áo lính lên đường.

“Tây Tiến”: thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp stac của ông
Viết năm 1948, tham gia Đại hội thi đua ở làng Phù Lưu Chanh, những ký ức quay trở lại.
Năm 1947, khi QD gia nhập binh đoàn Tây Tiến và từng giữ chức vụ đại đội trưởng,
Sau đó k lâu, chuyển sang đơn vị khác,
->Niềm thương nỗi nhớ rủ nhau về bầu bạn, QD không ngăn nổi lòng mình, viết bài thơ này
=> Bài thơ là khúc độc hành của nỗi nhớ

----
a) Thiên nhiên - Hoạt động:
- Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền
Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ, trữ tình.
- Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ
mộng.
b) Người lính Tây Tiến:
- Khí thế hiên ngang, hào hùng.
- Tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
- Sự hi sinh, mất mát nơi chiến trường khốc liệt.

7. Sóng
Xuân Quỳnh: cuộc đời bất hạnh, khát khao t/y, mái ấm gđ
Hầu hết stac hướng về kỉ niệm tuổi thơ, t/y gđ
Hồn thơ XQ là tiếng nói của ng p/nu giàu yth, khát khao hp đời thường, bình dị, nhiều lo âu,
day dứt trăn trở trong t/y
Thơ giàu tình cảm và sự tinh tế, kèm với nhiều triết lý vô cùng ý nghĩa

“Sóng”: 1967-in trong tập “Hoa dọc chiến hào”


Viết trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (TB). Đứng trước bờ biển mênh
mông, sóng ào ạt xô vào bờ, gợi lên n suy tư trăn trở-> nguồn cảm hứng.
Tiêu biểu cho hồn thơ và pcach thơ XQ.
----
- Những nét tương đồng về sóng và em.
+ Khao khát
+ Khắc khoải nhớ mong
+ Thủy chung
- Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.

8. Chiếc thuyền ngoài xa


a) Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng:
- “Cảnh đắt trời cho”
- Bức tranh cuộc sống đầy nghịch lý
b) Hình tượng nhân vật người đàn bà:
- Tên tuổi, vóc dáng ngoại hình, hoàn cảnh sống
- Nạn nhân của bi kịch bạo lực gia đình
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Từng trải, sâu sắc
+ Khoan dung, nhân hậu, độ lượng
+ Tình mẫu tử
c) Hình tượng nhân vật Phùng:
- Người nghệ sĩ say mê cái đẹp
- Tấm lòng trăn thở về số phận con người
=> Tự nhận thức
d) Chi tiết tấm ảnh được chọn đưa vào bộ lịch năm ấy.

I-Giá trị nghệ thuật:


-Thể
-Hình ảnh
-Ngôn ngữ
-Nhịp điệu, giọng điệu
/Truyện: -Tình huống truyện
- Xây dựng nhân vật với nội tâm có cá tính rất riêng, phù hợp với nút thắt của truyện /
I’-Chuyển đổi giữa các ý:
# Nhà thơ Xuân Diệu: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.
 Tác phẩm “..” không chỉ hấp dẫn ở … mà còn đặc sắc ở …
# Lê ô nit Lê ô nôp: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về
nội dung”.
 Tác phẩm “..” không chỉ hấp dẫn ở … mà còn đặc sắc ở …
II-Giá trị nội dung:
-Tư tưởng, tình cảm, nội dung
-Giá trị nhân đạo: đồng cảm, khai thác phẩm chất tốt đẹp của nv,…; phản ánh hiện thực đời
sống, tố cáo,…

CÁC BIỆN PHÁ TU TỪ:


1. So sánh: Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. Nhân hóa: Giúp sự vật, hiện tượng sinh động, gần gũi với con người hơn.
3. Ẩn dụ: Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
4. Hoán dụ: Tăng sức gợi hình, gợi cảm.
5. Nói quá: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6. Nói giảm nói tránh: Tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; trách thô tục, thiếu lịch
sự.
7. Điệp từ điệp ngữ: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
8. Chơi chữ: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, thú vị.

You might also like