You are on page 1of 2

DẤT NƯỚC

- sợi ngang sợi dọc đều mang văn hóa dân gian
I. 9 câu thơ đầu
1. 3 câu đầu tiên: những điều gần gũi
- "ngày xửa ngày xưa" - thời gian lịch sử, thời gian cổ tích, không gian xa xăm,
gợi cội nguồn văn hóa dân gian, vừa thực vừa ảo
- "lời mẹ kể" - đất nước là lời mẹ kể thấm sâu vào tâm hồn ngây thơ của bao thế hệ,
đó là kế nối quá khứ hiện tại, gần gũi và thân thương (Tôi yêu truyện cổ nước tôi/
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa...)
- "miếng trầu" - là vẻ đẹp giản dị, thân quen. Gợi nhắc quá khứ, phong tục tập
quán, nét đẹp văn hóa dân tộc. biểu tượng tình cảm vợ chồng chung thủy, tình cảm
gia đình thắm thiết, miếng trầu là đầu câu chuyện, miếng trầu nên dâu nhà người,
miếng trầu là giá trị văn hóa việt nam.
-> đất nước lớn lao kì vĩ khởi nguồn từ miếng trầu nhỏ bé. Miếng trầu hóa thân
vào cuộc sống đời thường kết tinh tầng sâu giá trị văn hóa dân tộc
2. 5 câu tiếp: phong tục tập quán
- "cây tre" -

II. Trách nhiệm đối với đất nước

III. Nhân dân làm nên đất nước


1. LD1: (8 câu đầu) Nhân dân góp phần làm nên diện mạo địa lý mà ẩn sau là văn
hóa phong tục tập quán đất nước
- Nhân dân làm nên địa lý đất nước: Liệt kê -> hình dung sự rộng lớn và giàu đẹp
Đất Nước -> khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ dân tộc
- Những người vô danh làm nên đất nước: những danh từ chung mang tính khái quát ->
không có ý nêu danh, biểu dương cá nhân -> những con người bình dị làm nên đất nước
- Nhân dân làm nên đất nước thể hiện qua các động từ, điệp từ cùng trường nghĩa:
góp, góp cho Đất Nước,... -> lối diễn tả giản dị dễ hiểu -> thấm thía chân lí:
chính nhân dân lao động đã tạo nên địa mạo địa lí -> họ truyền vẻ đẹp tâm hồn vào
dáng núi dòng sông
--> nhân dân tạo nên sự toàn vẹn đẹp đẽ của hình hài dân tộc
- Nhân dân lao động còn góp phần tạo nên chiều sâu văn hóa dân tộc: mỗi địa danh
gắn liền với sự tích, truyền thuyết -> không gian địa lí đều hiện lên từ "ngày xửa
ngày xưa" -> nhân đân đóng góp trong lịch sử mấy ngàn năm qua đã góp công góp sức
cho Đất Nước -> Đất Nước vừa thiêng liêng vừa bình dị thân thương
--> cuộc sống nhân dân trong dòng chảy lịch sử đã hòa với hình hài sông núi trở
thành chất liệu phong phú, cổ tích trong văn hóa dân gian. Chính những huyền tích
và sự thật lịch sử về nhân dân đã làm nên tên tuổi các địa danh, biến chúng thành
danh thắng được mng thừa nhận và biết đến.
- Nhà thơ chọn những chất liệu nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa dân gian: giúp
người đọc cảm nhận thấm thía và sâu sắc cuộc đời, thân phận, vẻ đẹp tâm hồn, tính
cách con người VN -> địa danh, câu chuyện phản ánh chân thực tâm hồn, trí tuệ, cốt
cách người Việt -> Nhân dân lao động dùng tất cả tâm hồn trí tuệ để sáng tạo nên
văn hóa dân gian phong phú và kì diệu
- Nhân dân lao động đã tạo nên vẻ đẹp quan trọng nhất trong tâm hồn người Việt Nam:
chịu thương chịu khó, thiên nhiên đã trở thành những thắng cảnh khi gắn với tâm hồn
con người và lịch sử dân tộc. Những con vật quen thuộc cũng góp phần để tô điểm cho
vẻ đẹp đất nước
2. LD2: (4 câu sau) Khẳng định và ca ngợi công lao của nhân dân đối với đất nước
- Tư duy quy nạp để kết luận về vai trò của nhân dân lao động tạo nên diện mạo địa
lý và bề dày văn hóa
- Ý thơ mang tính khái quát: Không chỉ thắng cảnh kết tinh mà khắp ruộng đồng gò
bãi đều mang dáng hình ông cha -> ở đâu có nhân dân ở đó có đất nước -> Hồn riêng
dân tộc, linh hồn đất nước, là mảnh hồn thiêng dân tộc -> Người sống gắn bó thiết
tha với quê hương đất nước mới cảm nhận rõ điều này
- Cảm nhận về đất nước không chỉ ở một thời điểm mà cả quá khứ hiện tại và mãi mãi
về sau -> khẳng định một cách tràn đầy cảm xúc: nhân dân hóa thân cho đất nước muôn
đời
+ thán từ "ôi" -> giọng điệu hào hùng tha thiết lắng đọng về vẻ đẹp nhân văn con
người Việt Nam.
+ "bốn nghìn năm" là chiều dài lịch sử thì "đi đâu ta cũng ấy" -> gửi hình ảnh về
không gian mênh mông của đất nước mà đi đâu ta cũng gặp những con người kiên trung
bất khuất thủy chung nghĩa tình
+ "hóa" nói đến sự đóng góp bằng mồ hôi xương máu của nhân dân -> khẳng định sức
mạnh kì diệu của những con người vô danh
--> Câu kết khẳng định chắc gọn như một chân lí. Kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và
suy tư sâu lắng
--> Câu thơ đều có cái vẻ dịu ngọt riêng của văn học dân gian, là nét duyên thầm
của người xứ Huế. Những dòng thơ đầy chất suy tư mà đầm ấm như thế chỉ có thể bắt
nguồn từ một trái tim biết suy nghĩ và một trí tuệ, tâm hồn biết rung cảm trước vẻ
đẹp của nhân dân.
--> Đoạn thơ kết cấu theo cách quy nạp từ cách tưởng tượng liên tưởng thú vị ->
khẳng định công lao to lớn của nhân dân trong quá trình kiến tạo đất nước
--> Làm sáng tỏ tư tưởng đất nước là của nhân dân

You might also like