You are on page 1of 7

NHỮNG ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TÁC PHẨM

1. “Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc
đáo” (Một ý kiến)
2. “Khi tình cảm tự tìm cho nó một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ” (Ra-bin-đra-nat Tago)
3. “thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người” (Tố Hữu)
4. “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời” (Nguyễn Công Trứ)
5. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được
rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể
nói tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm
nghệ thuật.” (Các nhà văn nói về văn – Nguyễn Khải)
6. Nhà văn Nga Lonit Leonop nói: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực là một phát minh về hình thức và một
khám phá về nội dung”
7. Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga V.Biêlinxki đã viết: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ
thuật”
8. Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Qua một nỗi lòng, một tình huống, một cảnh ngộ của một nhân
vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh”
9. “Những chữ xác xơ nhất mà chúng ta nói đến cạn cùng, mất sạch tính chất hình tượng đối với chúng ta,
những chữ ấy trong thơ ca lại sáng lấp lánh, lại kêu giòn và tỏa hương” (Pautopxki)
10. Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài (Mai-a-cop-xki)
11. “Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ văn thì quý cong”(Tùy viên thi thoại – Viên Mai – Trung Quốc)
12. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sêkhop - Nga)
13. “Công phu của thơ là ở ngoài thơ” (Lúc sắp mất, Lục Du trăng trối cho con)
14. “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” (Lê Quý Đôn)
15. “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngô Thì Nhậm)
16. “Văn chương có hai loại: đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn
chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu (1799-1872))
17. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho
cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm
hay,…” (Đời thừa – Nam Cao)
18. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi.Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật
là đê tiện.” (Đời thừa – Nam Cao)
19. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có…” (Đời thừa – Nam Cao)

TÁC PHẨM VÀ NGƯỜI ĐỌC

1. J.Paul.Sartre: “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận đông. Muốn làm cho
nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự
đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng”.

Page 1 – GV: Trần Thị Hòa


ĐỜI SỐNG VỚI NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM

1. Chế Lan Viên viết:


“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”
(“Sổ tay thơ – Đối thoại mới)

2. “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa,
mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bong xốp của hoa hướng dương… - tất cả
những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng
trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp
kim và rồi từ hợp kim đó ta đánh “bong hồng vàng” của ta – truyện, tiểu thuyết hay là thơ” (Bụi quý -
Pautopxki)
3. “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống nghệ thuật nhất định khô héo” (Cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng)
4. “Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật
có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than… đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất
cả những vang động của đời” (Giăng sáng – Nam Cao)
5. “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các bạn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự
thực ở đời” (Trong bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng viết, Báo tương lai, 1937)

PHONG CÁCH NHÀ VĂN

1. Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”.

2. “Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách cảm xúc, một
cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người.” (Hoài Thanh)
3. “Là người thì không nên có cái tôi… Nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi.” (Tùy viên thi thoại –
Viên Mai – Trung Quốc)
4. “Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế
giới được tạo lập.” (Mac-xen Prut)

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

1. “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại
văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế
giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam (1910 –
1942))

2. Trong tập tiểu luận Trang giấy trước đèn, Nguyễn Minh Châu có viết đại ý “Nhà văn tồn tại ở trên đời
trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ bị cái ác hoặc
số phận đen đủi dồn đến chân tường; bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực.”
3. “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người” (Một ý kiến)

Page 2 – GV: Trần Thị Hòa


NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
1. “Gốc rễ của thơ là trữ tình. Gốc rễ trữ tình càng bề thế thì chất thơ càng tỏa sáng và cái hiện thực trong thơ
cũng mới được hóa sinh” (Nguyễn Đình Chú)
2. “Nhà thơ trả chữ
Với giá cắt cổ
Như khai thác
chất hiếm ra-đi-om
lấy một gam
phải mất hàng năm lao lực
lấy một chữ
phải mất hàng tấn quặng ngôn từ. (Mai-a-cop-xki)
3. “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những
ấn tượng đó những cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”
(M.Gor-ki)
4. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

5. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng”
(Một ý kiến)

6. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sự sáng tạo ra ngôn ngữ.. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân
dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ
thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
thước. Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào
để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp
khớp.” (Quá trình bồi dưỡng nghề viết văn của tôi, trong Công việc viết văn – Nguyễn Tuân)

CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC:

1. “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội” (Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng)

ĐỜI SỐNG VỚI NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM

1. “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)

2. “Vì thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho
cuộc đời mình cũng có nhụy” (Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng)

3. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra” (H.Andecxen)

4. “Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học
chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những
nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức
sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai)

5. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt thành đời vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên)
Page 3 – GV: Trần Thị Hòa
6. “Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghàn lớp sóng

Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi” (Chế Lan Viên)

TÁC PHẨM VÀ NGƯỜI ĐỌC

1. Người tạo nên tác phẩm là tác giả nhưng người quyết định số phận của tác phẩm lại là độc giả” (M.Gor-ki)

2. “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết” (Nhà văn Bùi
Hiển)

PHONG CÁCH NHÀ VĂN

1. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào
tâm hồ cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo,
anh phải có cá tính, anh phải trau giồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời, anh phải
đấu tranh để cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hung chủ nghĩa” (Trò chuyện với các bạn làm thơ
trẻ - Xuân Diệu)

2. “Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những ấn
tượng đó những cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”
(M.Gor-ki)

3. “Giống như ngọn lửa bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạng mẽ của con
người” (Raxun Gamzatop)

4. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt cay đắng”
(Một ý kiến)

5. “Thơ tôi là hợp chất, được làm từ tức giận, tình yêu và xấu hổ” (Mukhamat Khatda)

6. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là
có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình” (Văn học 12, NXBGD, 1994)

7. “Khi một nhà văn mới bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi anh ta là anh sẽ mang lại điều gì mới cho
văn học?” (Lep Tonxtoi)

Page 4 – GV: Trần Thị Hòa


NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
1. “Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức
sống con người” (Tô Hoài)
2. “Tác phẩm nghệ thuật hay hoặc dở tùy thuộc vào điều nhà văn nói ra, cách anh ta nói và anh ta nói có
thật lòng không” (Lep Tonxtoi - Nga)
3. Bàn về việc sáng tác văn chương:
Nam Cao viết: “Sống rồi hãy viết” (Nhật ký “Ở rừng”)
Chế Lan Viên khẳng định: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” (“Tiếng hát con tàu”)
4. Nói về lao động nghệ thuật, nhà văn Áo, Xtephan – Xvai-gơ gọi đó là “sự giải thoát và nỗi thống khổ”
-Sự giải thoát: giãi bày, chia sẻ với người khác về quan niệm cuộc sống, quan niệm nghệ thuật
-Nỗi thống khổ: đây là hoạt động lao động thực sự, đầy nhọc nhằn, cay đắng – thống khổ
→ bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật-văn học (Quá trình sáng tác)
5. “ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí là cành, là ngọn”
(Nguyễn Đăng Mạnh)
6. Bàn về bản chất tốt đẹp của con người – nhân vật như: những mầm cây căng nhựa, xuyên thủng lớp
lớp bùn đất dày đặc để nhô lên đón lấy ánh sáng mặt trời” (Nguyễn Đăng Mạnh)
7. “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)
8. Bàn về cách nhìn hiện thực của người nghệ sĩ, nhà văn Nguyễn minh Châu cho rằng: “Nhà văn không
có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào
các tầng sâu lịch sử”

MẤY VẤN ĐỀ VỀ THƠ – NGUYỄN ĐÌNH THI


CẢM XÚC, TƯ TƯỞNG:
1. “Làm thơ, ấy là dung lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái
tâm lý đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống , không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm 1
câu thơ yêu, tân hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.” (Nguyễn Đình Thi – mấy ý
nghĩ về thơ)
2. “Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng
người đọc. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc.” (Nguyễn Đình Thi – mấy ý nghĩ về thơ)
3. “cái trạng thái tâm lý truyền sang ấy/là người người đọc tự tạo cho mình khi nhìn những chữ, khi nghe
những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩ, những
mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như những vùng sáng xung
quanh ngọn lửa.”( Nguyễn Đình Thi – mấy ý nghĩ về thơ)
4. ‘Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”- Tóe lên ở
những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, rước hết là những cảm xúc. Cảm xúc là phần xương
thịt hơn cả của đời sống tâm hồn.” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
5. “tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm
ngay trong cảm xúc, tình tự… Hiểu thơ kỳ thực là vấn đề của cả tâm hồn” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý
nghĩ về thơ)
6. “Thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.”
7. “Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những
trung gian, những cột cây số” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
HÌNH ẢNH
1. “làm thơ không phải là phiên dịch ý tình bằng hình ảnh cầu kỳ. Hình ảnh của thơ trái lại, phải là hình
ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy.”
Page 5 – GV: Trần Thị Hòa
2. ‘Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết
bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý thức.” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ
về thơ)
3. Tìm hình ảnh: “nhà thơ đi giữa cuộc đời, mở rộng cả tâm hồn mình thì mỗi con mắt nhìn gặp trên
đườn, mỗi cảnh ngộ, mỗi con người cho đến mỗi tiếng nghe thấy, mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên
mà vào trong long, để rồi động sâu đến tư tưởng và tình cảm. Trong việc làm thơ bấy giờ, hình ảnh tự
nhiên hiện lên trước nhất.” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
4. “những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng. Vì nhà
thơ nhìn bằng con mắt của người đầu tiên. Đó là những hình ảnh mới tinh, chưa có vết nhòe của thói
quen, không bị rập khuôn vào những ý niệm trừu tượng nhất định…. Những hình ảnh mới lạ ấy đều ở
trong đời thực, chúng ta đều thấy. Hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta
tự bao giờ. Câu thơ đột ngột làm cho ta nhận thấy những cái gần gũi nhất với chúng ta. Trước kia, ta
vẫn gặp mà không biết nhìn.” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
CHỮ & VẦN
1. “Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật,
bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa
ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy.” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
2. “Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung.
Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những
trong những chữ, nó vây bọc xung quanh. Người xưa nói: “Thi tại ngôn ngoại”” (Nguyễn Đình Thi -
Mấy ý nghĩ về thơ)
3. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn
đòi hỏi sự toàn bích” (Nguyễn Đình Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)
4. Nói về thơ tự do: “Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh
trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những võ khí ấy là trận đánh nhất định thua.
Thiếu võ khí ấy, trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.” (Nguyễn Đình
Thi - Mấy ý nghĩ về thơ)

CHỨC NĂNG, GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC


1. Nhà văn chân chính viết các tác phẩm là “tạo hình cho tất cả thế giới tinh thần của chúng ta” (Xtê-
phan-Xvai-gơ)
2. “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà quan trọng hơn là
giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, lý giải thế giới.” (G. Đuy-a-men – nhà văn Pháp)

ĐỜI SÔNG VÀ NHÀ VĂN


1. - “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
- “Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

PHONG CÁCH NHÀ VĂN


1. “Có người nói, Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết
phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách
độc đáo.” (SGK Ngữ văn 12, NC, tập 1, Tr 169)
2. “Phong cách nghệ thuật của nhà văn biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến
cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người, thông qua những hình
tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân
chủ thể sáng tạo.” – “Người ta chỉ dung khái niệm này (PVNT của NV) để nói về những nhà văn tài
Page 6 – GV: Trần Thị Hòa
năng mà các sáng tác của họ hợp thành một thể thống nhất và độc đáo, không thể trộn lẫn…” (SGK
Ngữ văn 12, NC, tập 1, 171)
5. “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn. Đó
là một sự khám phá mà người ta không thể làm một cách cố ý và trực tiếp; bởi đó là một khám phá về chất,
chỉ có được trong cách cảm nhận về thế giới, một cách cảm nhận, nếu không do nghệ thuật mang lại thì
mãi mãi sẽ không ai biết đến.” (Mac-xen Prut)

Page 7 – GV: Trần Thị Hòa

You might also like