You are on page 1of 2

THƠ:

Leonar Davinci đã từng nói: “Thơ là một bức họa để cảm, thay vì để ngắm”. Thật vậy, thơ là hình
thức tổ chức ngôn từ đặc biệt tuân theo một mô hình thi luật hoặc nhịp điệu nhất định làm nổi bật
lên mối quan hệ giữa âm điệu và ý nghĩa của ngôn từ thơ ca. Thuộc phương thức trữ tình, thơ có khả
năng diễn tả được những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng xúc động tinh tế của con người
trước thế giới. Cũng như văn học, thơ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhân vật trữ tình. “Thơ
là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng). Qua hình tượng nhân vật trữ
tình là người trực tiếp bộc lộ những rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc
sự tình, nhà thơ đã gửi gắm vào đó một thế giới tình cảm. Không những vậy, hình ảnh thơ cô đọng
với các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể sống động bằng ngôn từ
cũng khơi dậy cảm giác, gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc. Tuy nhiên một
tác phẩm thơ đích thực có giá trị và đạt đến đỉnh cao của cả nội dung luân hình thức cả lời, cả tư
tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi đẹp đẽ, nhất mãnh liệt nhất như Xuân Diệu cho rằng:
“Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là
không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại
hình nghệ thuật nào, thơ ca gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt nguồn sống dồi dào
đó. Một tác phẩm có giá trị hiện thực bao giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của
hiện thực chân lý đời sống như nhà thơ Tố Hữu từng quan niệm: “Cuộc bể dâu mà con người nhìn
thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim của người nghệ sĩ nghệ sĩ” bởi có lẽ người đọc chỉ
ủng hộ và tạo nên số phận tốt đẹp trên những tác phẩm chân chính khi chúng đề cập tới hiện thực
đời sống đích thực là của họ, nói về họ và vì họ. Nếu những văn chương tách khỏi dòng chảy của
cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn là nghệ thuật vị nhân sinh được
nữa. “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuybrlay). Ai đó từng ví tình cảm là khâu
cuối cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm của mỗi nhà thơ. Người đọc đến với tác phẩm trước
hết đâu phải bằng con đường lý trí, họ đến với tác phẩm bằng chiếc cầu nối từ trái tim đến với trái
tim. Mỗi khi đọc một bài văn, bài thơ, lý trí của ta chưa kịp hiểu câu chữ, hình ảnh ,... thì tình cảm đã
xâm chiếm hồn ta tự khi nào, lòng ta chợt rung lên theo những rung cảm của tâm hồn người nghệ sĩ,
cũng chợt thấy yêu ghét theo những yêu ghét của người viết. Phải chăng bởi thế Bạch Cư Dị đã
khẳng định: “Cảm động lòng người không gì trước hết bằng tình cảm” và tình cảm là cái gốc của thơ
ca. Hay như nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Bước vào
thế giới của thơ ca ta như đắm chìm trong những câu chữ, những dòng cảm xúc bồng bềnh chứa
chan. Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình của
cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời để hút lấy chất mật tinh túy nhất, ngọt ngào
nhất để tạo nên những vần thơ thực sự có giá trị. Nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu mà cuộc đời
cung cấp từ đó mới tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng người đọc. Thơ ca sẽ ra sao nếu
tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia? Nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lòng với những điều có
sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của
người nghệ sĩ trong mỗi nhà thơ. Bởi có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những
vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ còn lại một mình
giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ sĩ trở nên vô
nghĩa. Nhà thơ phải bằng tất cả tài nghệ sáng tạo của mình để nhào nặn, biến hóa những tinh hoa
của cuộc sống mang đậm phong cách của riêng mình. Bởi “điều còn lại đối với mỗi nhà thơ chính là
cái giọng nói riêng của mình”.

TRUYỆN:

You might also like