You are on page 1of 6

PHẦN 1: LLVH

I. VĂN CHƯƠNG
1. “Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”. Mỗi
người nghệ sĩ là một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu vũ trụ
ấy. Vì vậy, không có những tác phẩm “song sinh”, dù tâm hồn anh cùng đồng
điệu với tâm hồn tôi.
Nếu …thì…
2. Nhà phê bình người Nga Biêlinxki viết “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu
tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng hét đau khổ hay lời ca tụng
hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó.”
 Ex: Như con óng hút ngàn vạn nhuỵ hoa mới tạo thành giọt mật, con trai
chịu bao đau đớn, xót lòng vì “hạt bụi bặm biển khơi” để tạo thành viên
ngọc “tròn trặn ánh ngời”, sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng là
một công việc cực nhọc và vô cùng gian khó.
 Sự “bình yên” phẳng lặng ấy là cái chết của nghệ thuật. cái chết của con
người trong trái tim nghệ sĩ. Bởi “người nghệ sĩ chân chính trước hết phải
là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” – Sê khốp
3. Trong bài “Nhận đường”, Nguyễn Đình Thi viết “văn chương phụng sự
kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống
mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta.” Đến với
bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã mang đến cho người đọc không chỉ vẻ đẹp
của khung cảnh thiên nhiên mà còn là hình ảnh những người lính hiện lên
vừa kiêu hùng vừa lãng mạn qua 14 câu thơ đầu. Bằng tài năng của mình, tác
giả đã vận dụng tài tình bút pháp lãng mạn, giúp cho ý thơ càng trở nên sinh
động, chân thực, khiến cho hình ảnh thơ như được khoác lên chiếc áo mới,
tạo ân tượng vs độc giả.
Quang dynxg

4. Nguyễn Đình Thi “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn ngừoi đọc bởi cách nhìn nhận
mới, tình cảm mới, về những điều, những việc ai cũng biết cả rồi”
 Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình
một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì,
hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi một ngày kia khi tìm đến với
những lòi tri kỉ của Nguyễn Đình Thi tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy
chính là những sáng tạo mới mẻ, đọc đáo về cách nhìn, tình cảm của ngừoi nghệ sĩ
trong tác phẩm vậy!
5. Bàn về chức năng của văn học nghệ thuật, Nguyên Ngọc cho rằng “Nghệ thuật là
phương thức tồn tại của con người, giữ cho con người mãi mãi là con người,
không sa xuống thành con vật và cũng không thành những ông thánh vô bổ vô
duyên. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi tính người cho con
người. Cái cốt lõi của nghệ thuật chính là tính nhân bản”
6. Tố Hữu “Nghệ thuật là nhưng câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người, thay đổi, cải
thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”
7. “Đừng trao tôi đề tài, hãy trao tôi đỗi mắt”
8. Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống
như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ bị cái ác hay số phận đen
đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai
bênh vực
9. “Văn học là nhân học”
II. TRUYỆN NGẮN
1. Nguyễn Minh Châu “Nếu tiểu thuyết là một đoạn của dòng đời thì truyện
ngắn là cái mặt cắt của dòng đời – cái mặt cắt giữa của thân cây vũ trụ:
chỉ lướt qua một đường vân trên cái khonagr gỗ tròn tròn kia, dù sau
trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc”
2. Có ý kiến cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có
dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết”
3. “Hình tượng điển hình chính là một thế giới hiện thực mới được nhà văn khai
sáng tạo ra. Nó biểu hiện cụ thể, sinh động như có thực nhưng không phải bản
thân cuộc đời”
4. “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương”
5. Pautoopxki có lần đa nói đại ý “Tôi nghĩ rằng truyện ngắn là một truyện ngắn
gọn trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường và một
cái gì bình thường hiện ra như cái không bình thường. Viết truyện ngắn, nhà
văn phải có khả năng quan sát tinh tế, năng lưc khái quát cao độ và một cách
diễn đạt phù hợp.”
6. L.Tôn-xtôi cho rằng “Viết truyện ngắn là trường học tốt nhất cho các nhà văn.
Hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao. Chỉ có điều anh phải
làm nổi bật được cái lớn lao ấy bằng một nghệ thuật tinh xảo, điêu luyện.”
7. Nguyễn Quang Sáng “Về truyện ngắn, tôi hiểu, tuy ngắn, những nó có sức
chứa đựng một thực tế vừa lớn lao, bén nhọn. Những gì mà nó chứa đựng phải
được nén chặt, gọn mà nặng. Nó đòi hỏi nhà văn phải có khả năng thể hiện một
cách tập trung cô đọng, phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt.
III. THƠ
1. “Thơ ca không phải là một dòng sông êm chảy thanh bình, ấy là bão táp nhiệt đới,
là thác đổ, sóng trào”.
2. Raxun Gamzatop “thơ sinh ra từ lòng căm thù hay tình yêu, từ nụ cừoi trong sáng
hay giọt nước mắt đắng cay”.
3. “Thơ khởi sự từ tầm nhìn, vượt lên bằng tâm hồn và đọng lại nhờ tấm lòng người
viết”

Câu nhận định về các tác phẩm văn học 12


1. Tây Tiến
 “ … Tây Tiến là sự liên tục của một dòng thơ lãng mạng. nhưng đã được tác giả
thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới. khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng. Cũng
khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử dân tộc quốc
gia. nhưng Tây Tiến đã được biểu lộ một cách rực rỡ qua ngòi bút Quang Dũng.
Với một tâm trạng đơn cử – nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính
niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người
đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó
cũng chính là âm hưởng chủ yếu của bài thơ này … ”. ( Vũ Thu Hương, in trong
Vẻ đẹp văn học cách mạng ) .
 “ … Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh … ” ( Vũ Thu Hương )
 “ … Tây Tiến nơi mà con người Tây Tiến, chiến sỹ Tây Tiến, núi rừng Tây Tiến
đã vượt ra ngoài những cảm quan bắt đầu của hồn thơ Quang Dũng để đến với đại
ngàn thi hứng. Nơi ấy, cuồn cuộn dòng chảy lãnh đạm và đa tình, hiện thực và
lãng mạn, bi và tráng. Một Tây Tiến không riêng gì níu kéo bước chân người lính
trong nỗi niềm nhớ … Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “ lạ hóa ”, của những vẻ đẹp
kì ảo khó gọi tên … ”. ( Đinh Minh Hằng, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng )
 “ … Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn ( Đinh Minh Hằng ) … ”
2. Việt Bắc
 “ Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường. Nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo. Còn
Tố Hữu – anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần ” ( Chế Lan Viên ) .
 “ … Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình … ( Xuân
Diệu ) .
 “ Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ. Không phải là một
cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc. Bút tả tình,
bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình,
cái văn chương nên thơ nên nhạc … ”. ( Xuân Diệu ) .
 “ … Bài thơ Việt Bắc là siêu phẩm của Tố Hữu. Mà cũng là siêu phẩm của thơ ca
cách mạng, thơ ca kháng chiến. Bài thơ bộc lộ tài hoa nhiều mặt của nhà thơ Tố
Hữu. Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, nhiều giải pháp tu từ, …, được tác giả vận
dụng khôn khéo. Ngôn ngữ trong sáng, có nhiều nét cải cách. Nhất là hai đại từ
Mình – Ta. Và cả tiếng nói yêu thương – nét điển hình nổi bật trong phong thái Tố
Hữu .Tư tưởng thì mới mẻ và lạ mắt với những dự báo sáng suốt được biểu lộ
bằng hình ảnh đa dạng chủng loại. Và tấu lên bằng âm nhạc làm mê hồn lòng
người … ” ( Nguyễn Đức Quyền, in trong Phân tích thơ văn 12 ) .
3. Đất Nước
 “ … Điều như mong muốn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng
của dân tộc bản địa để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn … ” ( Nguyễn
Khoa Điềm )
 “ … Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã phát minh sáng tạo một hình tượng Đất
Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Nước Ta. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa
nên một Đất Nước toàn vẹn. Là sự thống nhất của chủ quyền lãnh thổ và văn hóa
truyền thống, của lịch sử dân tộc và sự sống. Một Đất Nước trong khoảng trống ý
thức của người Nước Ta
 “ … Một Đất Nước như vậy không hề có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài.
Cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để từ từ
đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong
chính tâm hồn họ. .. ”. ( Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn )
 “ … Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng
ánh một sắc tố đặc biệt quan trọng của vật liệu văn hóa truyền thống dân gian. Đó
là một lực hút nữa củ đoạn thơ Đất Nước. Để rồi người đọc lặng đi xúc động trước
một cách định nghĩa thật giật mình của Nguyễn Khoa Điềm … ” ( Nguyễn Quang
Trung, in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12 ) .
4. Sóng
 “ … Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm hình dáng của thơ tình yêu.
Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình. Sóng là bài thơ
giãi bày và chiêm nghiệm … ” ( Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn ) .
 “ … Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng … ” ( Nguyễn Đăng Mạnh ) .

5. Người lái đò sông đà


 “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng. Của
một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi gân guốc, khi mềm mại, khi
nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ. Những trang viết,
những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong
phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái
lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên
những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).
 “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô
giác. Mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá
phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ
tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).
 “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ,
nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông
 “… Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác
phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc. Để từ đó đem lòng yêu Huế, dù
chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời
gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của
Hương Giang một cách toàn diện. Đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố
đô…” (Bùi Thị Hải Hạnh).
7. Vợ chồng a phủ
 “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về
đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường
giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm”
 Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ rõ nét phong
cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình đằm thắm, lời văn
giàu tính tạo hình.
 Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại rồi mà chúng ta
vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị. Đó là gương mặt mang nỗi
đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.
 Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau gương mặt ấy,
vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt. Tô Hoài nói với Phan Thị
Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể
phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.-
(Lê Tiến Dũng, In trong “Những vấn đề ngữ văn“).
8. Vợ nhặt
 “Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu
chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng”. (Dẫn
theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
9. Rừng xà nu
 “Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là hình tượng cây xà nu,
đây là một hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của người Tây
Nguyên thời chống Mĩ”.
 “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả
một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và
hạnh phúc trường tồn ở đây. Bởi “nhà ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác
ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” – (Nguyên Ngọc, ‘Về truyện ngắn
Rừng xà nu’, Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, Nxb Gíao dục, 2000).
10. Chiếc thuyền ngoài xa
 “ …Vậy nên, có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ
thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó,
người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi.
 Rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng không phải bao
giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật. Nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân
phận con người. Thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc
đời”.
 “…Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu. Một người chụp ảnh lịch năng
nổ và mệt mỏi vì công việc. Nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả: chộp cho được bí ẩn
của màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh…

You might also like