You are on page 1of 9

1.

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT


Nhà văn Ivan Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn
học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể
tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
(Dẫn theo Khrapchenco, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn
học, NXB Tác phẩm mới, 1978)
Bằng những kiến thức mà anh/chị đã học và qua một số bài thơ tiêu
biểu, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Nhận định là cách nói hình ảnh có tính chất đúc kết về cái quan trọng của
những tài năng văn học lớn. Đó là: MỘT NGHỆ SĨ CÓ TÀI PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ
PHONG CÁCH RIÊNG ĐỘC ĐÁO, KHÔNG LẪN VỚI BẤT CỨ AI, KHÔNG GIỐNG
VỚI BẤT CỨ NGƯỜI NÀO.

* Mở bài:

Eptusenko từng tuyên bố: “Tự tử với người nghệ sĩ không phải là một
phát súng hay một sợi dây thừng. Mà khi ngồi vào bàn viết không đem lại
một cái gì mới mẻ thì hóa ra anh ta đã tự tử từ lâu rồi”. Chẳng có người nghệ
sĩ chân chính nào muốn tự tuyên án tử cho mình trước pháp trường trắng.
Vậy nên, mỗi nhà văn khi sáng tác đều cố gắng “mang đến một cái gì mới
mẻ”, thể hiện bản sắc, khẳng định thương hiệu và xây dựng phong cách của
riêng mình. Bàn về điều ấy, nhà văn Ivan Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng
trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính
mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.

Hoặc:
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-Xen Pruxt cho rằng: “Một
cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một
đôi mắt mới”.
Bằng những kiến thức mà anh/chị đã học và qua một số tác phẩm văn
chương vào thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945, hãy làm sáng tỏ vấn đề
trên?
 Ý kiến khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà
văn phải có CÁI NHÌN và CÁCH CẢM THỤ độc đáo, giàu tính phát hiện về con
người và đời sống.

*Mở bài:

“Phong cách đối với nhà văn cũng như sắc màu với người họa sĩ, không
phải là vấn đề kĩ thuật mà là cách nhìn” (Marcel Proust). Sự thật cuộc sống
trong tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cách nhìn thế giới của
nhà văn. Song sự thật chỉ có một mà nhà văn thì vô vàn. Điều gì làm nên
thành công của tác phẩm, tài năng của người sáng tác? Phải chăng như Mác-
Xen Pruxt khẳng định: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần
một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.

2. ĐẶC TRƯNG THƠ


Trong tác phẩm Tùy viên thi thoại, nhà phê bình Viên Mai đã quan niệm
rằng: “Thơ là cái do tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật”.
(Trích từ Viên Mai bàn về thơ, Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, tr. 208)
Anh/Chị hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy làm rõ quan niệm trên qua
một số bài thơ mà anh/chị biết.
 Ý kiến của Viên Mai nhằm nhấn mạnh NGUỒN GỐC CỦA THƠ: “Thơ là do
cái tình sinh ra và đó là tình cảm chân thật” (Nhiều người lí giải nguồn gốc
của thơ một cách kì bí, siêu hình rằng: thơ khởi nguồn từ thần hứng, từ cơn
điên loạn của thần thánh, là cơn mê sảng của linh hồn…). Nguồn gốc tình cảm
đã tạo nên đặc trưng nội dung của thơ, sự khác biệt cơ bản giữa thơ và
những thể loại khác.

Hoặc:
Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R.Tagore viết: “Cũng như nụ cười và
nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên
trong”.
Bằng những kiến thức và qua một số bài thơ đã được học, anh/chị
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Câu nói của Tagore đã nêu chính xác BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ là
sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt đã được ý thức, được lắng lọc qua cảm
xúc thẩm mĩ của nhà thơ.

*Mở bài:

Nhà thơ Pháp Alfret de Mussé chia sẻ: “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang
nói và thở than lúc bàn tay đang viết”, “nhà thơ không viết một chữ nào nếu
cả toàn thân không rung động”. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm
tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của
trái tim sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của
mọi sáng tạo nghệ thuật. Bàn về bản chất, đặc trưng của thơ ca, nhà thơ Ấn
Độ R.Tagore viết: “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản
ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”.

3. ĐẶC TRƯNG TRUYỆN

“Viết truyện ngắn kiêng kị hai điều: hết chuyện là hết văn và hết văn là
hết chuyện”.
(Trích Văn học và nhân cách, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Văn học, 1994, tr. 90)
Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những kiến thức mà
anh/chị đã được học và qua một số tác phẩm văn học giai đoạn từ năm 1930
đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 Từ chỗ nêu ra những điều nhà văn phải kiêng kị, ý kiến đã đề cập đến yêu
cầu về phẩm chất quan trọng gắn với ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN
NGẮN: Tác phẩm đã dừng nhưng những sự việc, lời văn lại có khả năng khơi
gợi, nói được nhiều điều.

Viết văn, cũng chừng ấy kí tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra
một thế giới của riêng mình. Nguyễn Tuân từng quan niệm "Nghề văn là
nghề của chữ", đó là nghề "dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh".

“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những CHI TIẾT cô
đúc, có dung lượng lớn là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm có
những chiều sâu chưa nói hết”

*Mở bài:

“Tình tự quá, thiêng liêng êm ái quá


Thơ ở đâu thong thả xuống đường mưa
Những hoa quý tỏa hương vương giả
Mây đa tình, như thi sĩ đời xưa…”
(Tình mai sau – Xuân Diệu)
Tự bao giờ, người ta luôn bằng lòng với quan niệm: Nghệ sĩ suốt đời săn
tìm cái đẹp và chỉ đi tìm cái đẹp. Mỗi tác phẩm phải mở ra một hình sắc
riêng, một cảm xúc riêng về cuộc sống. Say mê trong khu vườn ngôn từ, đôi
khi tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì trước hết làm nên sức hấp dẫn của một tác
phẩm? Phải chăng “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những
chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn là lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho
tác phẩm có những chiều sâu chưa nói hết”.

Môôm – nhà truyện ngắn Anh thời hiện đại (1874 - 1965) khẳng định:
“Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như hoạ sĩ sống bằng màu và bút vẽ
vậy”.
(Trích Sổ tay truyện ngắn, Vương Trí Nhàn, NXB Hội Nhà văn, 1998, tr. 149)
Bằng trải nghiệm về truyện ngắn, anh/chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý
kiến trên.
 Khẳng định vai trò không thể thiếu của CỐT TRUYỆN trong nghệ thuật sáng
tác của nhà văn.

*Mở bài:

Nguyễn Minh Châu đã từng cho rằng: “Người viết văn là một người rất nặng
nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép
ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và
quan sát.” Ví như viết văn là một cuộc vay trả thì nhà văn vay theo cách mình
muốn song phải trả lại đời một di sản – những tác phẩm có giá trị. Để có
được những di sản ấy, người viết phải mang hơi thở cuộc sống gửi vào “cốt
truyện” sao cho chạm đến trái tim độc giả. Nói như Môôm – nhà truyện ngắn
Anh thời hiện đại khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như hoạ sĩ
sống bằng màu và bút vẽ vậy”.

Bàn về truyện ngắn hiện đại, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Quan
trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy, từ tình huống
ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”.
Ý kiến của em về vấn đề trên? Làm rõ qua một truyện ngắn mà anh
(chị) đã học trong chương trình.
 Nhận định của Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định tầm quan trọng và vai
trò làm bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng
của TÌNH HUỐNG TRUYỆN trong tác phẩm truyện ngắn.

*Mở bài:

Varonin đã từng viết: “Cả tư tưởng, cả tính cách nhân vật cũng chưa làm
nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc
tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh những
liên tưởng, những cảm xúc, thiếu nó, không thể có nghệ thuật.” Có phải
chăng với những yếu tố đó đã đủ làm nên thành công vang dội cho một tác
phẩm truyện? Bằng cách nào mà chỉ vài trang truyện mà truyện ngắn có thể
truyền tải những cảm xúc mãnh liệt, ồ ạt cuộn trào như thác lũ! Là trái tim
người đọc đa sầu đa cảm hay bản thân truyện ngắn có một phép màu?
Phép màu ấy phải chăng là tình huống truyện tạo ra, cũng như Nguyễn
Đăng Mạnh cho rằng: “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra một tình
huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật
hoặc bộc lộ một tâm trạng”.

4. GIAO THOA THỂ LOẠI

Có ý kiến cho rằng: Mỗi tác phẩm văn học, xét đến cùng, đều thuộc về
một thể loại nhất định. Nhưng lại rất ít tác phẩm tuân thủ nghiêm ngặt những
quy định chặt chẽ của một thể loại (…). Những tác phẩm xuất sắc, nhất là
những kiệt tác, thường vi phạm nguyên tắc của một thể loại đã được xác định.

(GS. Trần Đăng Suyền, Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác
phẩm văn học, NXB Giáo dục Việt Nam, H.2018, tr. 102)

*Mở bài:

Mỗi thể loại văn học đều có cho mình những đặc trưng riêng mà người viết
phải tuân thủ theo những quy định thể loại ấy. Nhưng để làm nên một tác
phẩm văn học chiến thắng được lớp bụi thời gian thì “tuân thủ” là chưa đủ.
Cũng như GS Trần Đăng Suyền từng viết: “Mỗi tác phẩm văn học, xét đến
cùng, đều thuộc về một thể loại nhất định. Nhưng lại rất ít tác phẩm tuân thủ
nghiêm ngặt những quy định chặt chẽ của một thể loại (…). Những tác phẩm
xuất sắc, nhất là những kiệt tác, thường vi phạm nguyên tắc của một thể loại
đã được xác định.”

5. TIẾP NHẬN VĂN HỌC

“Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu sách mình bằng mọi cách Khi thì nâng
niu. Khi thì hạch sách
Khi giày võ mỗi chữ
Khi trân trọng ngắn từ xa
Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa.”
(Trích Thơ bình phương – Đời lập phương, Chế Lan Viên)
Bằng những kiến thức và qua một số bài thơ đã được học, anh/chị hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên?
 Ý kiến của Chế Lan Viên đề cập đến vấn đề: TIẾP NHẬN TÁC PHẨM của
người đọc và sự trường tồn của tác phẩm văn học đích thực, của nhà văn lớn
trong lòng bạn đọc.

Hoặc:
Khi bàn về các tác phẩm văn học, nhà văn Nga Aimatop có nhận
định: “Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không
bao giờ hết khả năng kể chuyện”.

*Mở bài:

6. NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO

“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. (T.
Sêkhốp).
Bằng những kiến thức đã học và qua các tác phẩm anh/chị biết, hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
- Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong
quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công
bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến
cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi
người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà
văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có
lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
- Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ
căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời
hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của
người cầm bút. Đó chính là CÁI TÂM của người nghệ sĩ.

Hoặc:
Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương
cho người khác”
(Trích Sỏi đá buồn tênh, Nguyễn Ngọc Tư)
Bằng những kiến thức và qua một số tác phẩm văn học, anh/chị hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
 Câu nói khẳng định “SỨ MỆNH” ĐẶC BIỆT CỦA MỖI NHÀ VĂN: luôn thấu
hiểu và “chữa lành vết thương” cho người khác từ nỗi đau của chính mình.

*Mở bài

Viết văn, cũng chừng ấy kí tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một
thế giới của riêng mình. Nguyễn Tuân từng quan niệm "Nghề văn là nghề của
chữ", đó là nghề "dùng chữ nghĩa sinh sự để sự sinh". Nhà văn thai nghén ra
mỗi chữ đều mang theo gánh nặng nâng đỡ, cứu rỗi sinh mệnh. Bởi cái lẽ:
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. (T.
Sêkhốp).

Quá trình sáng tạo:


“Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ con người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”.
(Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)
Hành trình của bầy ong trong đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì
về HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI NGHỆ sĩ? Hãy làm sáng tỏ chúng qua
những tác phẩm mà anh/chị biết
 Từ hành trình của bầy ong đi làm mật, đoạn thơ khơi gợi hành trình sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: từ tiếp nhận và phản ánh hiện thực một cách
cần mẫn, say mê (“Chắt trong vị ngọt mùi hương/ Lặng thầm thay những con
đường ong bay”) cho đến những trải nghiệm, sáng tạo miệt mài của người
nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm có giá trị, lưu giữ vẻ đẹp cho cuộc đời (“Trải
qua mưa nắng vơi đầy/ Men trời đất đủ làm say đất trời/ Bầy ong giữ hộ con
người/ Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”).

*Mở bài:

Văn học được nuôi dưỡng từ cái nôi của đời sống. Chính những vang động
của cuộc đời, chất mặn mòi của hiện thực cuộc sống đã tiếp sức ngòi bút nhà
văn, nhà thơ viết nên những tác phẩm hay rung động trái tim triệu triệu con
người. Hành trình sáng tạo trên mảnh đất cuộc đời của nhà văn, nhà thơ
dưỡng như cũng chính là hành trình cần mẫn chắt chiu “mật ngọt” của những
chú ong bay trong vần thơ Nguyễn Đức Mậu:

“Chắt trong vị ngọt mùi hương


Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ con người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”.
(Hành trình của bầy ong)

7. CHỨC NĂNG VĂN HỌC

“Nếu văn chương không trở thành ngôi nhà che chở và an ủi những số
phận khổ đau bất hạnh, nếu văn chương không bảo vệ công lí thì văn chương
vô dụng; nếu văn chương không mang tới cho con người hi vọng và những giấc
mơ làm người đẹp đẽ thì văn chương vô cảm. Sự vô cảm và vô dụng là kẻ thù
nguy hiểm của văn chương và giết chết văn chương” (Nguyễn Quang Thiều).
 SỨ MỆNH CAO ĐẸP CỦA VĂN CHƯƠNG, nếu văn học không thực hiện được
những chức năng cao quý của mình thì đó không còn là văn chương chân chính
(Sự vô cảm và vô dụng là kẻ thù nguy hiểm của văn chương và giết chết văn
chương).

Hoặc:
“Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của mỗi cá nhân vì văn chương mà trở
nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần” (Hoài Thanh).
 Khẳng định chức năng nhận thức và chức năng giáo dục của văn học: Văn
chương có sứ mệnh cao cả là làm giàu nhận thức của con người về thế giới
xung quanh, về chính bản thân mình; bồi đắp, giáo dũ, nâng đỡ, thanh lọc tâm
hồn con người.
*Mở bài:

Secnuxepki đã từng nói: “Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ
lưu hành trong phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ các tác phẩm văn học như
những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông, len lỏi đến với mọi người”. Văn
chương từ bao đời nay vẫn luôn thực hiện sứ mệnh cao cả của nó, cảm hóa
tâm hồn độc giả, kết nối người với người, kết nối mọi thời đại, xóa nhòa đi
khoảng cách lịch sử. Phải chăng, “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của mỗi cá
nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”
(Hoài Thanh).

You might also like