You are on page 1of 2

Đề 1: Nhà văn trẻ Ocean Vuong viết cuốn sách “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” bằng hình

thức
một lá thư của cậu con trai gửi cho mẹ bằng tiếng Anh. Cậu bảo, vì mẹ không đọc được tiếng Anh
cho nên cậu mới có thể viết ra được những điều bí mật. Điều này cho thấy có những bí mật, sự thật
được viết ra, nói ra dưới ngôn ngữ mà chúng ta không đọc được. TS văn học Nguyễn Thanh Tâm cho
rằng nhiều bài thơ cũng vậy.

Nhà thơ Nga Mai – a – cốp – xki cũng từng nói: “Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng
thơ”.

Những dữ kiện trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về “khả năng nói ra” của thơ ca

1/ Giải thích:

- “Có những bí mật, sự thật được viết ra, nói ra dưới ngôn ngữ mà chúng ta không đọc được”: con
người gửi gắm những điều thầm kín được gửi gắm trong “ngôn ngữ nghệ thuật” nói chung và ngôn
ngữ thơ ca nói riêng (theo Nguyễn Thanh Tâm). Người nghệ sĩ gửi gắm gián tiếp tâm tư, tình cảm
riêng tư của mình trước cuộc sống. “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới
mở được.” (Nhêcơraxop)

- “Có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ”: thơ ca là liều thuốc giải tỏa nỗi niềm, tâm sự con
người.

- “Khả năng nói ra” của thơ ca: đặc trưng phản ánh hiện thực đời sống, thế giới tình cảm, nội tâm
con người gửi gắm qua ngôn ngữ.

=> Những dữ kiện trên đã khẳng định đặc trưng, chức năng của thơ ca – “khả năng nói ra” những
điều sâu thẳm mà người nghệ sĩ gửi gắm thông qua ngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố tác động tới con
người.

2/ Bàn luận

* Vì sao thơ ca lại có “khả năng nói ra” ?

3/ Chứng minh:

- Thơ ca có “khả năng nói ra” những bí mật, những sự thật ẩn sâu qua ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Nguyễn Du:

++ Đọc Tiểu Thanh Kí – Nguyễn Du: Bộc lộ kín đáo những uẩn khúc trong lòng nhà thơ về “nỗi oan”
của Tiểu Thanh và bộc lộ nỗi lòng cô đơn, ủy khuất của chính mình.

++ Truyện Kiều – Nguyễn Du: sự thật về xã hội phong kiến thối nát trước bi kịch của kiếp người “ tài
hoa bạc mệnh” như Thúy Kiều, sự lên ngôi của đồng tiền “đổi trắng thay đen”,...

+ Tây Tiến – Quang Dũng: sự thật về hiểm nguy, gian khổ, thậm chí còn là “cái chết” trong tháng năm
chiến tranh giành lại hòa bình dân tộc

+ Thơ Haiku của Basho

Tiếng vượn hú não nề


hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
gió mùa thu tái tê.

- Không chỉ vậy, thơ ca còn có “khả năng nói ra” – tác động tới tâm tư, nhận thức và giải quyết vấn
đề của con người:

+ Đọc Tiểu Thanh kí: giải quyết tâm sự sâu kín của Nguyễn Du liệu có ai nhớ tới mình k

+ Truyện kiều của Nguyễn Du: tác động tới người đọc, lên án xã hội gay gắt, là tiếng nói đấu tranh
cho quyền hạnh phúc của con người.

+ Tự tình của Hồ Xuân Hương: Bài thơ giúp Hồ Xuân Hương phần nào vơi bớt nỗi đau thân phận lẽ
mọn của mình, là tiếng nói đấu tranh dù yếu ớt, đồng thời gián tiếp vạch mặt, lên án xã hội nam
quyền tước đoạt quyền hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ

+ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Thơ ca đồng hành cùng con người qua những cuộc xâm lăng của
Tổ quốc, tác động làm thay đổi nhận thức và hành động của con người. Nó thục giục và cổ vũ con
người đứng lên giành lại quyền sống và giữ gìn nền độc lập dân tộc.

“Đất nước
Phải chặt tre đóng cọc mà giữ lấy
Đất nước
Phải đan phên đổ đất mà giữ lấy
Đất nước
Phải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy
Đất nước
Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy
Đất nước
Đất nước không thể trôi được!”

Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người,là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm
tư” (Lê Ngọc Trà)

You might also like