You are on page 1of 25

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 8

( Thầy cô quan tâm tài liệu, nhắn tin hoặc gọi trực tiếp
SĐT: 0857942797)
+ Tặng bộ đề học sinh giỏi 8)

Phần 1: Hướng dẫn làm đề nghị luận văn học Trang


Đề 1: Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi 3
học”.
Đề 2: Tham khảo: Vẻ đẹp của áng văn "Tôi đi học” 8
(Nguyễn Diệu Linh, Báo Văn học và tuổi trẻ – Số 9, Tháng 9, 2004)
Đề 3: Hình ảnh chú bé hồng đoạn trích “Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên 10
Hồng (trích hối kí “Những ngày thơ ấu" )
Đề 4: Tham khảo: Vẻ đẹp của tình mẫu tử trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” 14
(Nguyễn Thị Ly Ly, Chuyên văn Lê Quý Đôn, Bình Định)
Đề 5: Một trong những điểm sáng làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích “Trong 18
lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng (trích hối kí “Những ngày thơ ấu" ) là nhà
văn xây dựng thành công nhân vật chú bé Hồng với tình cảm chân thành đối
với người mẹ rất mực kính yêu. Em hãy nêu những cảm nhận của bản thân về
đoạn trích trên.
Đề 6: Có ý kiến cho rằng: Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ 21
vơi trong tâm hồn mỗi con người. Theo em, mạch nguồn tình cảm ấy được
thể hiện như thế nào qua nhân vật bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”
(trích hồi kí “Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng).
Đề 7: Phân tích nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”- Trích ” 29
Tắt đèn”- Ngô Tất Tố.
Đề 8: “Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng 32
chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện
thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân
Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.”
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm "Tắt đèn" và đoạn trích “Tức
nước vỡ bờ”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 9: Ý kiến “Với tác phẩm Tắt Đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông cân nổi 35
loạn.”  Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”,
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 10: Bàn về chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, nhà văn 42
Nguyễn Tuân viết:
“Ngô Tất Tố đã đưa ra, đã dám đưa ra một nhân vật đàn bà nông thôn
khỏe khắn, lành mạnh như chị Dậu.” (Trước đèn, đọc đoản thiên Ngô Tất Tố).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tính nhân vật chị Dậu qua
đoạn trích Tức nước vỡ bờ để làm sáng tỏ ý kiến trên của nhà văn Nguyễn
Tuân.
Đề 11: Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm “ Lão Hạc”- Nam Cao 48
Đề 12: Có người không hiểu: Vì sao Nam Cao lại để cho lão Hạc tìm dến cái 53
chết trong khi vẫn còn nguyên nguồn sống, còn vườn, còn tiền. Họ lại càng
không hiểu vì sao: một người tốt đẹp như thế lại phải tự tử bằng cách ăn bả chó
- một cái chết đau đớn và dữ dội? Hãy viết một bài văn nhằm giải đáp những
thắc mắc trên để mọi người cùng thấy: Đó là những sáng tạo nghệ thuật sâu
sắc có khả năng giúp người ta nhận rõ thực chất đời sống và con người nông
dân trước Cách Mạng.
Đề 13: Chứng minh rằng: nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của 60
Nam Cao không phải là một con người phi thường về tài năng nhưng lại vượt
lên sự tầm thường về đạo đức.
Đề 14: Phân tích bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Phan Bội 63
Châu.
Đề 15: Phân tích bài thơ : Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh 66
Đề 16: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả 69
bài. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ
Đình Liên, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 17 : Chứng minh rằng: ‘‘Bài thơ Ông đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, 73
thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi”.
Đề 18: Đọc bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên, nhà thơ Vũ quần Phương đã 76
nhận xét: “ Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông
đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt ông đồ”. Phân tích bài thơ để chứng
minh ý kiến trên.
Đề 19: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét: Ta tưởng chừng thấy những 81
chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một biến
tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng
được. Qua bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Đề 20: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ "Nhớ rừng" của thi sĩ Thế Lữ: 88
" Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
…..
-Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Đề 21: Phân tích hình tượng con hổ trong bài thơ "Nhớ rừng" của thi sĩ Thế 92
Lữ.
Đề 22: Khao khát tự do của hai nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Nhớ rừng của 97
Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
Đề 23: Phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. 101
Đề 24: Phân tích 8 câu đầu bài "Quê hương" của Tế Hanh: "Làng tôi ở ... bao 105
la thâu góp gió"
Đề 25: Nhận xét về bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh, có ý kiến cho 107
rằng: "Dường như trong kí ức của người đi xa đầy ắp những kỉ niệm về quê
hương xứ sở và luôn thường trực một nỗi nhớ không nguôi. ”
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế
Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?.
Đề 26: Viết về văn bản "Quê hương"của Tế Hanh,có ý kiến cho rằng: "Tế 112
Hanh đã gửi gắm vào những trang sách vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng
quê vùng miền và tình cảm quê hương đằm thắm."
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 27: Đọc thơ Bác, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét "Thơ Bác đầy 118
trăng" Qua các bài thơ của Bác em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 28: Chứng minh rằng: “Tức cảnh Pác Bó xứng đáng là một trong những 122
bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh”.
Đề 29: Phân tích bài thơ "Ngắm trăng" Hồ Chí Minh. 125
Đề 30: Nhà văn A-na tô-li Phơ-răng nói: Đọc một câu thơ nghĩa ỉà ta gặp gỡ 128
một tâm hồn con người.
Em hiểu gì về câu nói trên của nhà văn Pháp? Cảm nhận của em về vẻ
đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản qua hai bài thơ “Ngắm trăng”
(“Vọng nguyệt ” Hồ Chí Minh) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu).
Đề 31: Phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh 135
Đề 32: Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ 138
Hoàng Trung Thông vô cùng xúc động: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp/ Ánh
đèn tỏa rạng mái đầu xanh/ Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh
mông bát ngát tình”.
Dựa vào những bài em đã học và được biết, hãy chứng minh.
Đề 33: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua 143
"Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và
"Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
Đề 34: Chứng minh rằng “Nước Đại Việt ta” là áng văn thể hiện rõ tư tưởng 149
nhân nghĩa và tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
Đề 35: Dựa vào các bài “ Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy chứng minh 151
rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn
luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
Đề 36: Phân tích văn bản “Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn. 155
Đề 37: Chứng minh lòng yêu nước, thương dân của các vị vua, chủ tướng 158
thông qua: “Thiên đô chiếu” (“Chiếu dời đô” - Lý Công Uẩn); “Hịch tướng
sĩ” (Trần Quốc Tuấn); “Hịch tướng sĩ” (Nguyễn Trãi).
Đề 38: Có ý kiến cho rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người 167
và người. Bằng những tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 8, em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Phần 2: Tham khảo một số đề kiểm tra cuối kì, giữa kì 171-
239

Hướng dẫn làm bài:


Đề 1: Phân tích dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học”.
Dàn ý Bài làm
I. Mở bài “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều
+ Giới thiệu nhà văn và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao
Thanh Tịnh và truyện nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, những câu
ngắn “Tôi đi học”. văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam
+ Dòng cảm xúc của hơn sáu mươi năm rồi ! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một
nhân vật “tôi”: vẻ đẹp trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn
đáng yêu của tuổi thơ xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in
ngây. đậm dấu ấn của Thanh Tinh - một phong cách trữ tình nhẹ
nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng.
II. Thân bài
* Khái quát Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn áp đầy
+ Giới thiệu sơ lược nội trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong
dung truyện, buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua
+ Giọng kể chuyện trực ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường
tiếp của nhà văn tạo làng Mĩ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại
cảm giác gần gũi với trong những trang viết của ông. Câu chuyện “Tôi đi học” rất
người đọc, giúp người đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách
đọc có cùng cảm giác đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi”
với nhà văn. của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự
thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận
ra mình trong đó.
* Phân tích: Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của
a. Không gian con mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đây sương thu và gió
đường đến trường được lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống
cảm nhận có nhiều điều lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập
khác chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự
lạ. Cảm giác thích thú thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng gian
hôm nay tôi đi học. tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. Chắc chắn,
Chất thơ trữ tình lan tỏa đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi
trong học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một
mạch văn. câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ
b. Cảm giác trang trọng dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính – Bùi
và đứng đắn của “tôi”: Đình Thảo). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa
đi học là được tiếp xúc rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi
với một thế giới mới lạ, vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ
khác hẳn với đi chơi, khoảnh khắc dược cảm thấy mình trang trọng và đúng đắn của
thả diều, cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên
c. Cảm nhận của mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những
“tôi” và các cậu bé khi trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất
vừa đến trường : không thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay
gian nhảy.Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những
ngôi trường tạo ấn điều mới lạ : quần áo mới , sách vở mới, thậm chí oai hơn là
tượng lạ lẫm và oai được cầm … bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì
nghiêm khiến cho các hết .Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm
cậu bé cùng chung cảm muốn được như chúng bạn.
giác choáng ngợp. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu
d. Hình ảnh ông đốc bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi
hiền từ nhân hậu và nỗi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp . Cái
sợ hãi mơ hồ khi phải đình làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc , những
xa người lớn hơn mới được vào .Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành
mẹ. Bởi thế khi nghe cho người thạo,còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp
đến tên không khỏi giật trước vẻ oai nghiêm của nó ,nên cảm giác hồi hộp không tránh
mình và lúng túng. khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng
e. Khi vào lớp, “tôi” khiến cậu trở nên lúng túng.Không phải chỉ có cậu ,mà đó
cảm nhận một cách tự cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ : “Họ như con
nhiên không khí gần gũi chim non đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn
khi bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ .” Thật thú vị khi ta được biết
được tiếp xúc với bạn cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người
bè cùng trang lứa. Bài học trò cũ . Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy ,nhà văn vẫn
học đầu đời và buổi học chưa hề quên những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày
đầu tiên khơi dậy những đầu đi học ấy , nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân
ước mơ hoà trộn giữa kỉ run run buổi đầu đời , như lần đàu tiên khám phá ra một thế
niệm và mơ ước tương giới lạ : cái gì cũng to, đẹp và trang trọng .
lai như cánh chim sẽ Có lẽ trong đời cậu bé ,chưa có lúc nào được tiếp xúc với
được bay vào bầu trời nhiều người lạ đến thế .Nhất là lại có một ông đốc trang
rộng. nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng
như bạn bè đồng trang lứa ,đó là thời khắc hết sức trịnh
trọng ,khiến tim như ngừng đập ,quên cả sự hiện diện của
người thân và “ tự nhiên giật mình và lung túng” khi được
gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mĩ Lí đã đón các cậu
bằng lời nói sẽ ,bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng
không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng .
Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không
giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỉ niệm đầu đời đáng nhớ,
sau lời dặn của thầy đốc “ các em đều nghe nhưng không em
nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ
huynh đáp lại.” Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà
văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã
lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng
khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở
bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như
trường học: “ Không giữ được chéo áo hay cánh tay người
thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp… Một
cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi
đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi,
trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng
trong cổ .”
Nhưng cũng rất nhanh chóng ,nỗi sợ hãi ban đầu qua đi
khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt
tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ
và hay hay , để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng
mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh
chóng nguôi ngoại cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi
như lần này. Trường làng Mĩ Lí cũng giống như đồng làng
Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất
tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hòa vào thế giới của
riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng
tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp
trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng
bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao". Cánh
chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỉ niệm
những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh
quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm.
Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu
đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao
rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen
và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong
đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn
chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết
tập: Tôi đi học". Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu
tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai dang mở ra với những bé
thơ.
* Đánh giá Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu đi học là kỉ niệm
+ Nghệ thuật: giọng kể, đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà
chất thơ... văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm. Chất thơ lan tỏa
trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm
nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
+ Nội dung: Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu
mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân
vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỉ niệm đầu đời của nhà văn, gắn
với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ
nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu
đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn.
III. Kết bài Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi
Nêu ấn tượng của trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh
bản thân về truyện ngắn khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế,
(hoặc nêu những cảm giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc
nghĩ về nhân vật “tôi” động.
trong sự liên hệ với bản
thân).
Đề 2: Đề 2: Vẻ đẹp của áng văn "Tôi đi học”
Không biết bao thế hệ học trò đã từng đọc, từng học và từng nhầm lẫn một
cách rất đáng yêu rằng truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh chính là bài
học đầu tiên của mình. Sự nhầm lẫn vô lí mà hết sức có lí. Vô lí vì bài tập đọc đầu
tiên hơn là câu văn, bài văn, đoạn thơ chứ khó có thể là một truyện ngắn. Cái lí bởi
các học trò các thế hệ có thể quên đi nhiều bài tập đọc khác, nhưng ít ai hoàn toàn
quên được những cảm xúc trong trẻo nguyên sơ trong từng dòng chữ của Tôi đi
học gợi lên những miền kí ức tuổi thơ của mình. Liệu có phải Thanh Tịnh cũng
cảm thấy điều đó không khi ông đã viết cả một truyện ngắn nhan đề Tôi đi học để
rồi kết thúc truyện bằng một câu như thế này: Tôi vòng tay lên bàn chăm chú nhìn
thấy viết và lẩm nhẩm đánh vần: Bài tập đọc: Tôi đi học?
Bài tập đọc đầu tiên, buổi tựu trường đầu tiên, lần đầu tiên con đường đã
quen đi lại lắm lần bỗng tự nhiên thấy lạ, lần đầu tiên đứng trước ngôi trường đã
từng vào chơi bỗng cảm thấy vừa thân quen vừa lạ lẫm, cũng là lần đầu tiên chỉ rời
tay mẹ một lát mà cảm thấy xa hơn cả những lần đi chơi xa mẹ cả ngày. Trong
cuộc đời, có những cảm xúc đầu tiên mà mỗi người đều phải trải qua. Với Tôi đi
học, Thanh Tịnh đã làm ngân lên những cảm xúc đó trong lòng mỗi người đang là
học trò hay đã từng là học trò: cảm xúc về ngày tựu trường đầu tiên. Tính chất đầu
tiên của cảm xúc ấy đã được Thanh Tịnh diễn tả một cách giản dị mà lại hết sức
tinh tế như chính tâm hồn trẻ thơ vậy. Đâu phải lần đầu tiên nhân vật tôi đi trên con
đường làng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy cảnh vật chung quanh tôi đều thay
đổi, chính vì lòng tôi đang có sự đổi thay lớn: hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh
không miêu tả những cảnh tượng lạ, những âm thanh lạ hay những con người lạ lần
đầu tiên nhân vật nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận thấy, mà ông miêu tả cái cách
tôi lần đầu tiên khám phá ra trong những điều tưởng chừng quá quen thuộc, những
cảm giác lạ lùng. Cảnh vật, con người và từng sự kiện, chi tiết của ngày tựu trường
được thuật lại một cách khá cặn kẽ, tỉ mỉ, phần nào chứng tỏ chúng đã được soi
chiếu qua cặp mắt háo hức tò mò của một cậu bé lần đầu tiên tham dự ngày tựu
trường.
Cái ý thức về một ngày đặc biệt trong cuộc đời đã tạo nên tâm trạng vừa bỡ
ngỡ vừa hồi hộp và không phải không pha chút tự hào của một cậu bé bỗng cảm
thấy mình đang là một người lớn. Chính vì thế mà cậu bé con mới ngày hôm qua
thôi chắc hẳn còn bé bỏng, nghịch ngợm và vô tâm xiết bao, ngày hôm nay đã biết
đến vẻ đẹp của thiên nhiên – một buổi mai đây sương thu và gió lạnh, đã cảm nhận
được một cách thật sâu sắc vẻ âu yếm trong bàn tay người mẹ, vẻ hiền từ và cảm
động trong cái nhìn của ông đốc trường Mĩ Lí hay thái độ nhẹ nhàng của thầy giáo,
của các phụ huynh đối với mình và cả với những cậu bé như mình... Dường như
đây chính là lần đầu tiên cậu khám phá ra những điều đó vậy!
Ngoài ra, cũng cần phải nói rằng Tôi đi học vốn là những dòng hồi tưởng, cái
hiện ra qua truyện ngắn không đơn thuần là một ngày tựu trường mà là những kỉ
niệm mơn man của buổi tựu trường. Bên cạnh cái nhìn của nhân vật tôi trong quá
khứ – cậu bé con lần đầu tiên đi học, còn có cái nhìn có của nhân vật tôi trong hiện
tại - người đang ngồi ghi lại những kí ức về hó buổi tựu trường đầu tiên của mình,
đang dõi theo từng bước chân của tôi di trong quá khứ một cách bao dung (vì thế
nên trong truyện ngắn mới có thể xuất hiện những chi tiết như: Tôi muốn thử sức
mình nên nhìn mẹ tôi: – Mẹ đưa thước bút cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với
cặp mắt thật âu ều yếm; - Thôi để mẹ cầm cũng được. Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa
non nớt, vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nỗi bút thước. Chi tiết
trên mặc dù được nhìn bằng cặp mắt của tôi- cậu bé trong quá khứ nhưng rõ ràng
những nhận xét như cái ý nghĩ vừa non nớt, vừa ngây thơ chỉ có thể là của tôi trong
hiện tại. Sự đan xen hai cái nhìn này thật hoà hợp với phong cách truyện ngắn, từ
cách lựa chọn từ ngữ, cách so sánh ví von cho đến giọng văn đều toát lên vẻ trong
trẻo mà lại hiền hoà. Đây phải chăng là những lí là do khiến cho người đọc dù thế
hệ nào, dù lứa tuổi nào cũng tìm thấy chính mình trong nhân vật tôi của truyện?
Bước vào khu vườn kí ức có cái tên Tôi đi học, ta dường như được một bàn
tay tin cậy và êm ái dẫn dắt đi từ dòng đầu tiên đến dòng cuối. Tôi đi học giống như
một nốt lặng, một góc khuất trong cuộc sống rộng lớn. Truyện ngắn không viết về
những cái mới lạ (có mới lạ gì đâu một ngày đầu tiên đi học mà học trò nào cũng
phải trải qua), nhưng nó đem lại cho người ta cái cảm giác lần đầu tiên mình khám
phá ra những điều như vậy.
Và có khó tin không khi có những người nói rằng giữa bao bộn bề lo toan
thường nhật, họ đã dần quên ngày tựu trường đầu tiên của mình, nhưng khi đọc Tôi
đi học, những kỉ niệm tưởng chừng đã ngủ yên trong kí ức hồi sinh, và họ bỗng nhớ
lại ngày đó thật rõ ràng sống động như chưa bao giờ bị lãng quên cả, để rồi họ có
thể bất giác ngâm nga một cách rất chân thành: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá
ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại
nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
(Nguyễn Diệu Linh, Báo Văn học và tuổi trẻ – Số 9, Tháng 9, 2004)
Đề 3: Hình ảnh chú bé hồng đoạn trích “Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên
Hồng (trích hối kí “Những ngày thơ ấu" )
Dàn ý Bài làm
I. Mở bài Quãng đời ấu thơ là quãng đời ngọt ngào và nhiều kỉ
+ Giới thiệu nhà văn niệm nhất của con người. Đó là những năm tháng tràn đầy
Nguyên Hồng và văn hạnh phúc trong tình yêu thương của cha mẹ và người thân.
bản“Trong lòng mẹ”. Song, không phải ai cũng có một thời thơ ấu với những kỷ
+ Giới thiệu khái quát niệm ngọt ngào như vậy. Nhà văn Nguyên Hồng đã từng trải
hình ảnh chú bé Hồng. qua một tuổi thơ cay đắng, quãng đời thơ ấu ấy được nhà văn
ghi lại đầy cảm động qua những trang tự truyện đẫm nước
mắt- ”Những ngày thơ ấu”. Đoạn trích ”Trong lòng mẹ” đã để
lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc hình ảnh chú bé Hồng với
nhiều bất hạnh nhưng cũng chan chứa những tình cảm yêu
thương.
II. Thân bài
* Khái quát * Tình cảnh đáng thương của Hồng:
+ Giới thiệu khái quát Không được may mắn như những đứa trẻ khác, bé
tình cảnh của chú bé Hồng phải trải qua một thời thơ ấu đầy cay đắng và ít niềm
Hồng, vui. Bé Hồng ra đời là kết quả của một cuộc hôn nhân không
+ Nhận xét về hoàn có tình yêu, lớn lên trong không khí gia đình thiếu hạnh phúc-
cảnh, từ đó liên hệ đến cha sống u uất bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ sống như
vẻ đẹp tâm hồn của chiếc bóng bên người chồng nghiện hút. Cha chết, mẹ vì cùng
nhân vật. túng nên phải bỏ đi tha hương. Chú bé Hồng sống chơ vơ giữa
sự ghẻ lạnh của họ hàng.
Chỉ từng ấy chi tiết cũng đủ cho ta thấy sự mất mát quá
lớn mà bé Hồng phải trải qua so với bạn bè cùng trang lứa.
Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó, Hồng tỏ ra là một đứa
trẻ sớm trưởng thành, nhạy cảm và có nhiều phẩm chất.
* Phân tích:
Luận điểm 1: Luận điểm 1: Trước hết, bé Hồng hiện lên là một đứa
trẻ có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt
với mẹ.
- Yêu thương mẹ: Trong cuộc trò chuyện với bà cô, dù bà cô cố tình bôi
+ Sự nhất quán trong nhọ, cố ý gieo rắc vào đầu óc cháu những hoài nghi, cũng
tình cảm của em được không thể nào làm thay đổi tình cảm của em dành cho mẹ:
thể hiện trong suốt cuộc ”nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại
nói chuyện với bà cô bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...”. Sự nhất quán
trong tình cảm của em được thể hiện trong suốt cuộc nói
chuyện với bà cô, khi bà cô gợi ý cho Hồng vào thăm mẹ.
Nghe cô hỏi, nỗi nhớ mẹ trỗi dậy và đặc biệt là hình ảnh hiền
từ của mẹ hiện lên đã khiến Hồng toan trả lời ”có” nhưng em
nhận ra ”những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét
mặt khi cười rất kịch” của bà cô, em cảnh giác vì hiểu rõ bản
chất của bà cô, em đã trả lời đầy bản lĩnh, thể hiện niềm tin
với mẹ: ” Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào
mợ cháu cũng về”. Đó là một phản ứng thông minh, xuất phát
từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Khi bà cô cố ý
lôi đứa cháu đáng thương vào một trò chơi cay độc của người
lớn- nhắc đến chuyện mẹ Hồng đã có con với người khác khi
chưa đoạn tang chồng- thì nỗi đau của Hồng đã lên tới đỉnh
điểm. Trong tâm hồn non nớt diễn ra một sự mâu thuẫn: ” Tôi
thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành
kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu
+ Thương mẹ, căm tức diếm...” và em đã ”cười dài trong tiếng khóc”. Nỗi uất ức và
những hủ tịc đầy đoạ đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Và
mẹ khi bà cô ”vẫn cứ tươi cười” kể chuyện về người mẹ tội
nghiệp của Hồng thì ” Cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra
tiếng”. Một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi
như cơn giông tố trong lòng chú bé. Lòng căm cao độ ấy được
Nguyên Hồng diễn tả bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, gợi
cảm, các động từ đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật ” vồ,
cắn, nhai, nghiến” kết hợp với nhịp văn dồn dập, gấp gáp, thể
hiện nỗi uất hận ngày càng tăng tiến ” Giá như những cổ tục
đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh,
đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà
nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Đó là những biểu hiện đầy
đủ của lòng yêu thương dạt dào của Hồng đối với mẹ. Từ
cảnh ngộ riêng của người mẹ, Hồng nghĩ tới những ”cổ tục”,
căm giận cái xã hội đầy đố kị, thành kiến, độc ác với người
phụ nữ. Qua đó, ta thấy Hồng là một đứa trẻ cứng rắn, biết
bảo vệ tình mẫu tử thiêng liêng.
Luận điểm 2: hiểu nỗi Luận điểm 2: Không chỉ thương và bênh vực mẹ,
lòng của mẹ Hồng còn hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó, em tin thế nào mẹ
- Em tin thế nào mẹ cũng trở về. Có lẽ chính tình yêu thương và niềm tin mãnh liệt
cũng trở về. ấy nên bé Hồng có sự linh cảm hết sức nhạy bén và chính xác.
Mẹ Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất, đã
xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé. Mới chỉ
thoáng thấy bóng một người giống mẹ, Hồng đã ”đuổi theo,
gọi bối rối”. Nếu người ngồi trên xe kéo không phải là mẹ thì
thật là một điều tủi cực ghê gớm. Hình ảnh so sánh cho thấy
bé Hồng khao khát tình mẹ giống như người bộ hành khát
nước kiệt sức giữa sa mạc. Có đặt cái thất vọng cùng cực
trước khi chết khát như vậy, mới thấy vui sướng vô hạn của
đứa con đang khao khát tình mẹ bỗng được gặp mẹ, nhất là
được sống trong lòng mẹ.
Nỗi niềm sung sướng đến cuống quýt của bé Hồng
được thể hiện ở những hành động: ”thở hồng hộc, trán đẫm
mồ hôi”... Biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ
- Sung sướng đến cuống những cử chỉ cuống quýt ấy. Bao nhiêu sầu khổ dồn nén suốt
quýt khi gặp mẹ thời gian xa mẹ lúc này bỗng vỡ òa thành tiếng khóc. Ai biết
rằng, trong cuộc đời, mình Hồng khóc bao nhiêu lần? Những
tiếng khóc của bé Hồng chẳng lần nào giống nhau cả.
Dưới cái nhìn vô vàn tình yêu thương của đứa con mong
mẹ, mẹ chú hiện lên thật đẹp, thật hiền ” Khuôn mặt mẹ tôi
vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn”. Cảm giác
sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong
bầu không khí của tình mẫu tử, giống như sự hồi sinh bừng nở
trong tâm hồn đã héo mòn vì trông đợi của em.
- Hạnh phúc vô bờ khi
được ở trong lòng mẹ
Luận điểm 3: Luận điểm 3: Trong đoạn trích, người đọc yêu mến
Hồng là đứa trẻ có thế Hồng vì tình cảm yêu thương, kính trọng của em dành cho
giới nội tâm phong mẹ; người đọc càng cảm phục biết bao một đứa trẻ có thế
phú, nhạy cảm, bản giới nội tâm phong phú, nhạy cảm, bản lĩnh và biết cảm
lĩnh và biết cảm thông thông với nỗi đau của mẹ.
với nỗi đau của mẹ. Là một đứa trẻ sống côi cút, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh
của họ hàng bên nội, Hồng tỏ ra là một đứa trẻ ”già trước
tuổi” nên em sớm nhận ra những suy nghĩ của bà cô khi nói
về mẹ của mình. Dẫu có nhớ nhưng mẹ vô hạn, em vẫn trả lời
ngược lại với suy nghĩ của mình. Đặc biệt, em biết cảm thông
với hoàn cảnh, nỗi niềm của mẹ, sẵn sàng bênh vực mẹ trước
định kiến của xã hội. Tất cả những nét phẩm chất đó khiến ta
càng trân trọng em hơn.
* Đánh giá  Có thể nói, với việc đi sâu phân tích tâm lí nhân
- Nghệ thuật vật, tác giả đã ghi lại được những cảm giác tinh tế của tâm
- Nội dung: hình ảnh hồn nhân vật bé Hồng, lắng nghe được những âm vang sâu
nhân vật lắng của tâm hồn bé Hồng: khi trò chuyện với bà cô (đau đớn,
- Dụng ý nghệ thuật của căm giận ngày càng tăng); khi gặp mẹ: từ một cậu bé cô đơn,
tác giả tủi cực sau bao ngày đằng đẵng xa mẹ, bỗng được lăn vào
lòng mẹ( hạnh phúc, sung sướng đến mụ mị). Từ đó làm hiện
lên hình ảnh chú bé Hồng nhạy cảm, có tình yêu dành cho mẹ
sâu sắc. Bé Hồng là đại diện cho những đứa trẻ bất hạnh, sống
thiếu thốn tình cảm của người thân. Qua đó, tác giả đã lên
tiếng bênh vực những số phận nhỏ bé, đáng thương, đồng thời
lên tiếng tố cáo xã hội lạnh lùng, khô héo tình máu mủ với
những cổ tục lạc hậu.
III. Kết bài Bằng lời văn chân thực, đầy cảm xúc, đoạn trích
Nêu ấn tượng của ”Trong lòng mẹ” đã kể lại nỗi cay đắng, tủi cực cùng tình yêu
bản thân về nhân vật thương cháy bỏng của nhà văn đối với mẹ trong thời thơ ấu.
“tôi” Qua miêu tả, ta thấy rõ thế giới tâm hồn phong phú, đặc biệt
là tình yêu thương dành cho mẹ. Tình cảm của em thật đáng
trân trọng biết bao.

Đề 35: Dựa vào các bài “ Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy chứng minh
rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn
luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.

Mở bài Để đưa một đất nước tiến bộ đi lên thì vai trò của những
- Giới thiệu người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Nhìn lại lịch sử hàng ngàn
vai trò của năm dựng nước và giữ nước ta càng khẳng định thêm tầm quan
những người trọng của những vị vua vị tướng tài ba đã dẫn dắt nhân dân ta đi
đứng đầu tới con đường độc lập. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công
- Nêu vấn đề Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta càng thấy rõ
nghị luận vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái
bình, thịnh vượng.
Thân bài * Khái quát: Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là
* Khái những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì dân. Cả
quát: hai vị đều là những người lãnh đạo sáng suốt khi nhìn nhận thấu
- Hoàn cảnh suốt tình hình đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân.
ra đời của bài Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những
Cáo hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình
- Vị trí đoạn yên và phát triển.
trích * Phân tích:
* Phân tích: Luận điểm 1: Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
Luận Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi. Vị tướng tài Trần
điểm 1: Vai Quốc Tuấn có những chiến công hiển hách là chính là nhờ ông
trò của Trần quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một
Quốc Tuấn: anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người
Trần Quốc con yêu nuớc, trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn
Tuấn đã viết bất hủ “Hịch tướng sĩ”.
“Hịch” để Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên lăm le
kêu gọi xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của
tướng sĩ một nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần
lòng đương Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng
đầu với cuộc đương đầu với cuộc chiến sống còn. 
chiến sống Bằng những lời lẽ đanh thép ông kể ra hàng loạt tội ác của
còn.  quân Mông Nguyên: “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,
- Ông kể ra đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt
hàng loạt tội dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc...
ác của quân Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên
Mông soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ
Nguyên dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước “nghe
- Đau xót khi nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm”, “hoặc
chứng kiến thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ. Lo lắng bởi tình hình
thực cảnh của quân sỹ lúc bấy giờ lại hiểu rõ được  yếu tố “nhân tâm” là
binh sĩ dưới điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định tất cả. Ông mượn
quyền lơ là những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước,
mất cảnh vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Lại thêm
giác trước phơi trải tấm lòng mình, khi ông không khỏi băn khoăn lo lắng,
nguy cơ mất đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột: “Ta
nước. thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu
quân thù.” Không những lo lắng, căm thù giặc xâm lăn ông còn
nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm,
giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài
nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Cũng
- Vị chủ chính nhờ những lời nói xuất phát từ tình cảm chân thành của
tướng đã mình, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ.
vạch ra trước Vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con
mặt binh sĩ đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh
của mình hai hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc. Điều đặc biệt trong bài
con đường hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai
con đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Trong thời
chiến, một dân tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng
đạn, mà còn đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là tinh thần
của quân sỹ, của nhân dân. Nếu cả dân tộc không đồng lòng nhất
chí quyết tâm đánh giặc thì cho dù vũ khí gươm đao có hiện đại
đầy đủ bao nhiêu cũng không thể thắng được kẻ thù. Cũng như
vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài giữa hai cuộc kháng chiến
chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí
thế đấu tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ,
một màn sương phủ mờ quyết tâm chống giặc. Là một người cầm
quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan
màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát
Thát” vang danh sử sách. Vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn chính
Luận điểm lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà
2: Vai trò một nhà lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh
của Lý Công chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối với toàn quân
Uẩn: trước hiểm họa của dân tộc.
Luận điểm 2: Vai trò của Lý Công Uẩn:
- Ông đã đưa Vai trò của những người lãnh đạo không chỉ được đòi hỏi
ra một quyết trong thời kỳ đất nước gặp chiến tranh hoạn nạn mà nó còn được
định táo bạo: đòi hỏi cao hơn trong thời hòa bình.Một trong những tấm gương
ban "Chiếu thể hiện rõ vai trò quan trọng của người đứng đầu đất nước trong
dời đô”, dời thời bình đó là nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên
đô từ Hoa Lư triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái,
(Ninh Bình) yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước
về thành Đại được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi
La thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một
quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh
Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời
đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý
rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã
tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước
lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ
vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới.
Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự
trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy
lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn
hiến của nước nhà đến đỉnh cao.
Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí
Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa
thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh,
Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay
đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát
triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời
kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn
và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại
La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông
Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều
kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt,
muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".
Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời,
* Đánh giá: nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý
định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi
cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết
tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng
nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà
Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ,
nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.
* Đánh giá: Tuy 2 tác phẩm được viết trong 2 thời đại khác
nhau nhưng đều có điểm tương đồng; chăm lo ... đó chính là yếu
tố quan trọng nhất để 2 tác phẩm sống mãi với thời gian. ''Chiếu
dời đô'' và “Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho 2 tấm lòng cao cả,
lớn lao của 2 vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn
với dân với nước.
Kết bài “Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của
- Khẳng quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại cho hiện tại nhiều suy ngẫm.
định vấn Cộng đồng nào cũng cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào cũng
đề... cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có
- Suy nghĩ tấm lòng vì nước vì dân để có thể giữ gìn và phát triển. Qua đó,
của bản chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa
thân.... vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào
cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những
nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.
Đề 36: Phân tích văn bản “Chiếu dời đô”- Lí Công Uẩn.
Mở bài "Chiếu dời đô" là áng văn chính luận, lí lẽ sắc bén dưới cái
- Giới thiệu nhìn vượt thời đại của vua Lý Thái Tổ. Tác phẩm ra đời không
tg, tp chỉ để thông báo quyết định rời kinh thành từ Hoa Lư (Ninh Bình)
- Nội dung ra Đại La (Hà Nội) mà còn cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của
một minh quân dân chủ, thấu ý trời tỏ lòng dân.
* Phân tích: * Phân tích:
Luận điểm Luận điểm 1: Trước hết tác giả nêu lên những dẫn chứng,
1: Trước hết những cơ sở để làm tiền đề cho việc dời đô của mình.
tác giả nêu - Từ cổ chí kim việc dời đô là một việc làm thường xuyên
lên những của các nhà vua, cốt là để tìm cho hàng cung một chỗ phong thủy
dẫn chứng, hợp cho sự phát triển của đất nước, góp phần hưng thịnh đất
những cơ sở nước. Lí Công Uẩn dẫn ra hàng loạt sự dời đô của những vị vua
để làm tiền bên Trung Quốc trước đó.
đề cho việc + “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà
dời đô của Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua
mình. thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì
muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế
muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu
thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục
phồn thịnh”
+ Có thể nói bằng những dẫn chứng trên tác giả lấy đó làm
tiền đề và mở đầu cho bản chiếu dời đô của mình. Dời đô không
phải là một việc xấu, từ xưa nó đã diễn ra thường xuyên rồi. Mục
đích của nó cốt chỉ để làm cho việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ
máy hành chính được đặt ở trung tâm của đất nước. Dời để hợp ý
trời và thuận lòng dân để từ đó đất nước phồn thịnh kéo dài.
-> Qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả
khẳng định việc thay đổi kinh đô đối với triều đại nhà Lí là một
tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lí Công Uẩn bắt nguồn từ
thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua
cũng như của dân tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát
Luận điểm triển Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh trong tương lai. 
2: Tiếp theo Luận điểm 2: Tiếp theo tác giả phân tích nhưng thực tế
tác giả phân cho thấy kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của
tích nhưng đất nước nữa cho nền cần thiết phải dời đô.
thực tế cho - Ông không ngần ngại phê phán những triều đại cũ “Thế mà
thấy kinh đô hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời,
cũ không còn không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở
thích hợp với nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn
sự mở mang ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi.
của đất nước Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”.
nữa cho nền - Tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không
cần thiết phải nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều
dời đô. đại không được lâu dài. Không biết học những cái của thời xưa
như nhà Thương, nhà Chu. Vậy nên trái với khách quan thì sẽ bị
tiêu vong, không đi theo quy luật thì sẽ không có kết quả tốt.
-> Tóm lại kinh đô Đại Việt không thể phát triển được trong
một quốc gia chật hẹp như thế. Nhưng thực chất thì ở giai đoạn
đó hai triều đại chưa đủ mạnh cả thế và lực để tiến hành việc dời
đô vùng đồng bằng trống trải nên vẫn phải dựa vào địa thế hiểm
trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời
Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở
Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng
thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của
mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn.
Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước
theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững
hơn. 
Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp
quy luật và phù hợp của việc dời đô.
- Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất
nước “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương:
+ Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ
ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn sông
dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
+ Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng
rất mực phong phú tốt tươi. ”
-> Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu
mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của
cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho
thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con
người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có
thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế
cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho
việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu
chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại
La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt.
- Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì
được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. có thể nói đây là một
mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại
sẽ phát triển hưng thịnh. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước
Luận điểm Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa. Có thể hiểu thánh địa
3: là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh
kết hợp hài mẽ. 
hòa giữa lí và Luận điểm 3: Kết thúc bài chiếu Lí Công Uẩn không dùng
tình. sức mạnh uy quyền để quyết định dời đô mà dùng một giọng như
tham khảo ý kiến của nhân dân, bề tôi trung tín “Trẫm muốn dựa
vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế
* Đánh giá: nào?. Đó như thể hiện sự dân chủ và công bằng cho tất cả những
người bề dưới, quyền quyết định đương nhiên thuộc về nhà vua
thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía dưới để thấy đồng lòng
với người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua cũng nhu
đất nước mới trở nên vững bền được.
* Đánh giá: Lập luận chặt chẽ, logic, chứng cứ xác thực tạo ra
sức thuyết phục mạnh mẽ; câu văn biền ngẫu tạo nhịp điệu; có sự
kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
Kết bài Như vậy có thẻ thấy Lí Công Uẩn là một vị vua thông minh,
- Khẳng nhân ái hiền từ và rất đổi hợp lòng dân. Ông không chỉ lấy những
định vấn thực tế dẫn chứng từ các triều đại trước cũng như sự tốt đẹp của
đề... địa hình Đại La mà ông còn đánh vào tình cảm để thuyết phục.
- Suy nghĩ Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu
của bản dời đô của Lí Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ
thân.... trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ,
lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân
chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.

Phần 2: Tham khảo một số đề kiểm tra

ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Có một Cây Hoa Giấy và một Cây Táo con cùng sống trong một khu vườn.
Cây Hoa Giấy có những cành gai màu nâu bóng phổng phao lớn lên từng ngày,
những cành lá xanh mướt đua nhau leo dây trên giàn làm nền cho những bông hoa
tím đỏ rực rỡ. Cây Táo con thì thân sần sùi, nứt nẻ với ít cành lá cong cong.
Một hôm, Cây Hoa Giấy nói với Cây Táo:
- Táo ơi! Cậu có biết là cậu đã làm xấu cả một khu vườn không?
Cây Táo không đáp mà chỉ im lặng. Cây Hoa Giấy đắc chí lắm. Nó nghĩ rằng
chẳng ai sánh nổi với vẻ tươi tốt của mình.
Mùa xuân đến, Cây Hoa Giấy đâm chồi nẩy lộc. Mưa phùn mùa xuân càng
làm cho Cây Hoa Giấy tốt tươi hơn. Còn Cây Táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn,
thân cành trơ trụi. Cây Hoa Giấy nói:
- Táo ơi! Cậu nên đi khỏi khu vườn này để lấy chỗ cho tớ nở hoa thì hơn.
Cây Táo con vẫn nép mình im lặng. Vài ngày sau, Cây Táo bắt đầu mọc ra những
chiếc lá. Những chiếc lá của táo con tròn tròn và bóng láng nằm thưa thốt trên
cành. Lúc này Cây Hoa Giấy đã lên kín giàn. Hàng trăm bông hoa giấy thẳm đỏ nở
rộ trong như một bức thảm đỏ rực. Hoa Giấy càng thêm kêu căng và không thèm để
ý đến Cây Táo con nữa. Một thời gian sau, Cây Táo lặng lẽ nở hoa. Hoa Táo màu
trắng thoảng mùi thơm dịu nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành
những quả táo nhỏ xíu màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín đỏ.
Một hôm hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Cô cháu gái lại gần Cây Táo
và reo lên thích thú:
- Ông ơi! Táo chín rồi!
Ông liền hái cho cô bé những quả táo chín đỏ. Cô bé cầm những quả táo trên
tay và không ngớt lời khen “Táo thơm quá”.
Ông nói với cô bé:
- Nào ông cháu ta cùng mang những quả táo thơm ngon này về để mời cả
nhà cùng ăn nhé!
Hai ông cháu ra khỏi khu vườn. Cây Hoa Giấy nhìn theo hai ông cháu với vẻ
mặt buồn rầu vì không ai để ý đến mình. Cây Táo nhìn thấy bạn buồn nó thương
Cây Hoa Giấy lắm. Cây Táo liền nghiêng cành lá xanh thì thầm:
- Hoa Giấy ơi! Bạn cho sắc hoa và bóng mát, tôi dâng trái ngon. Hai chúng ta
đều đem lại niềm vui và có ích cho mọi người.
Giờ thì Cây Hoa Giấy đã hiểu ra nhiều điều…
(Trích: Nguồn Internet)
Câu 1(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2(0,5 điểm). Chỉ ra các từ tượng hình trong đoạn văn sau: “Cây Hoa Giấy có
những cành gai màu nâu bóng phổng phao lớn lên từng ngày, những cành lá xanh
mướt đua nhau leo dây trên giàn làm nền cho những bông hoa tím đỏ rực rỡ. Cây
Táo con thì thân sần sùi, nứt nẻ với ít cành lá cong cong”.
Câu 3(1,0 điểm). Em có đồng ý với cách ứng xử của cây Hoa Giấy không? Vì sao?
Câu 4(1,0 điểm). Nếu em là cây Hoa Giấy, em sẽ nói điều gì với cây Táo sau khi
đã hiểu ra nhiều điều?
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Từ câu chuyện trên, em hãy viết đoạn văn nghị luận theo cách
qui nạp triển khai câu chủ đề: Mỗi người cần phải rèn luyện cho mình tính
khiêm tốn.
Câu 2(5,0 điểm): Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

HƯỚNG DẪN
Phầ Câu Nội dung Điểm
n
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Tự sự 0,5
2 phổng phao, rực rỡ, sần sùi, nứt nẻ, cong cong 0,5
Tìm được 2 từ: 0,25
Tìm được 3 từ trở lên được điểm tối đa
3 - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1,0
tình một phần.
- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.
(Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và
lối sống)
4 Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được 1,0
những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù
hợp với chuẩn mực đạo đức.
Gợi ý
- Xin lỗi vì thái độ khi cư xử với cây Táo là không đúng.
- Suy nghĩ: mỗi người ai cũng có giá trị riêng, cách thể hiện
bản thân riêng; không nên xem thường người khác.
II LÀM VĂN 7,0
1 a.Về kỹ năng: 2,0
– Biết trình bày đoạn văn theo cách qui nạp( câu chủ đề ở
cuối đoạn văn)
– Trình bày được suy nghĩ, quan điểm của mình bằng lập
luận chặt chẽ và dẫn chứng, diễn đạt lưu loát
b. Nội dung nghị luận: một số gợi ý:
– Khiêm tốn là thái độ nhún nhường, hòa nhã, đối lập với sự
kiêu căng , tự phụ.
– Lòng khiêm tốn có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống: Người có lòng khiêm tốn dễ gây được thiện cảm với
người khác; khiêm tốn giúp con người nhận thức đúng về
những hạn chế của mình để không ngừng học hỏi ,…
– Nếu thiếu tính khiêm tốn con người dễ bị thất bại…
– Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt đẹp của đạo
đức con người.
– Mỗi người cần rèn tính khiêm tốn.
2 * Yêu cầu chung: 5,0
- Về hình thức: Đạt các yêu cầu về chính tả, ngữ pháp, đoạn
0,5
văn. Viết đúng phương thức tự sự, biết cách triển khai các ý
trong đoạn văn.
- Về nội dung :
+ HS chọn ngôi kể phù hợp. Đảm bảo cấu trúc của bài văn
tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm.
0,5
+ Triển khai hợp lý nội dung trình tự của câu chuyện.
+ Về nội dung cơ bản cần đạt được các ý sau:
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài : Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui
lòng.
0,5
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
3,0
- Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không
gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh
điểm, kết thúc. (Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
- Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
- Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
3. Kết bài:
- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
0,5
- Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.

ĐỀ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tùng...tùng...tùng... Tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng
bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi
sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn
đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi của mình ở bàn đầu tiên. Mọi
người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết
nhiều bạn bè trong lớp.
- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? – một bạn nữ tiến đến.
- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ
cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người bạn đầu tiên tôi quen trong lớp.
Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô giáo chủ
nhiệm.”
(Nơi bắt đầu của tình bạn – Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1(1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Đoạn
trích được kể ở ngôi thứ mấy?
Câu 2(1,0 điểm). Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung
đoạn trích khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn
8 học kỳ 1?
Câu 3(1,0 điểm). Tìm một từ tượng thanh trong đoạn trích trên và nêu tác
dụng của từ tượng thanh đó.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Từ đoạn trích trên, em nên cư xử thế nào để có được tình
bạn chân thành (Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu)
Câu 2(5,0 điểm): Kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học

---------------------Hết ---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phầ Câu Nội dung Điểm
n
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Tự sự 1,0
2 - Nội dung của đoạn trích: Cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày 1,0
đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
- Văn bản: Tôi đi học
3 - Từ tượng thanh “Tùng…tùng…tùng” 1,0
- Tác dụng: Gợi tả âm thanh của tiếng trống
II LÀM VĂN 7,0
1 * Học sinh viết theo cảm nhận của mình có thể tham khảo 2,0
các ý sau:
- Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi.
- Yêu thương, nhường nhịn và thấu hiểu.
- Quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
2 * Yêu cầu chung: 5,0
- Về hình thức: Đạt các yêu cầu về chính tả, ngữ pháp, đoạn
0,5
văn. Viết đúng phương thức tự sự, biết cách triển khai các ý
trong đoạn văn.
- Về nội dung :
+ HS chọn ngôi kể phù hợp. Đảm bảo cấu trúc của bài văn
tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. 0,5
+ Triển khai hợp lý nội dung trình tự của câu chuyện.
+ Về nội dung cơ bản cần đạt được các ý sau:
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài
- Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học
0,5
- Ấn tượng chung
2. Thân bài: Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu
tiên đi học 3,0
Cần đảm bảo một số ý cơ bản sau :
- Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo, cặp sách,
giày dép…
- Trên đường đến trường:
+ Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường
+ Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường
- Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng:
+ Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui
náo nhiệt trên sân trường
+ Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
+ Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
- Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học. Ấn tượng về thầy 0,5
cô, bạn bè thế nào
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc suy nghĩ của em về ngày
đầu tiên đi học.
Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những
sáng tạo, cảm xúc riêng của học sinh.

You might also like