You are on page 1of 8

Ø Level 1: Áp dụng công thức ngàn đời của thế hệ học sinh.

Ví dụ: Trong cuộc sống lòng dũng cảm có vai trò vô cùng quan trọng.
Ø Level 2: Đưa ra các trích dẫn: lời bài hát, bài thơ, câu châm ngôn, câu nói của
người nổi tiếng,...
Ví dụ: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận
vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí.” Câu nói của Nikolai A.Ostrovsky
đã giúp bản thân mỗi người thêm trân trọng cuộc sống này.
Ø Level 3: Đưa ra một số hình ảnh mang tính biểu tượng.
Ví dụ: Những chú lật đật đến từ xứ Bạch Dương luôn mang trong mình sức
sống bền bỉ: ngả nghiêng, chênh vênh nhưng không bao giờ ngã. Phải chăng
đó chính là sức mạnh của sự kiên trì?
Ø Level 4: Đưa ra phản đề ngay từ mở đoạn.
Ví dụ: Trữ lượng cuộc đời là hữu hạn nhưng loài người vẫn mải mê với những
thứ cao sang, quyền quý và rồi một mai khi rời xa “quán trọ trần gian” để về
với cát bụi ta mới nhận ra tầm quan trọng của những điều nhỏ bé.
Ø Level 5: Đưa cái tôi cá nhân.
Ví dụ: Hành tinh lạnh – đó là định nghĩa mà trước đây tôi dành cho thế giới
này, ở đấy có những Chí Phèo, có những Cún hay những chị Dậu đang oằn
mình để tồn tại. Nhưng định nghĩa ấy đã tan biến khi tôi nhận ra trái đất này
vẫn còn tình yêu thương.
Một số cách mở TÁO BẠO cho bài NLXH
Trong quá trình đọc bài của nhiều bạn học sinh trong nhóm ôn HSG, mình nhận thấy các em
đang đi theo một lối mòn trong cách nghĩ, cách diễn. Vì thế bài viết ngày hôm nay như một cách
khơi gợi sự mới mẻ bên trong bạn. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Đi từ trải nghiệm, nhận thức của bản thân.
Ví dụ, khi viết về những nhân vật sống lặng lẽ mà lớn lao
Tham khảo: Ngày còn bé, tôi từng ao ước được gặp các vị siêu anh hùng giải cứu thế giới trong
những bộ phim hoạt hình. Để rồi khi lớn lên, tôi chợt nhận ra những siêu anh hùng ấy không phải
là những người lớn lao như tôi nghĩ. Đôi lúc, họ chỉ là những thân phận sống lặng lẽ và cống
hiến. Ngay lúc này đây, có lẽ với tôi và nhiều người, siêu anh hùng chính là những y bác sĩ tuyến
đầu chống dịch…
Hoặc khi viết về giá trị của tình người
Tham khảo: Tôi từng mơ một giấc mơ khủng khiếp. Trong giấc mơ đó, tôi sống trong thời đại
mới-thời đại mà mỗi người là một tiểu vũ trụ, không còn ai biết nghĩ về nhau, sống vì nhau.
Ghen tuông, hận thù, vị kỉ là những chủ nghĩa được con suy tôn hết mực. Chợt bừng tỉnh, và rồi
tôi nhận ra giá trị của tình thương trong cuộc sống. Tôi lo lắng sẽ ra sao nếu một mai giấc mơ kia
trở thành sự thật?...
Dùng ý cũ nhưng diễn đạt khác đi, táo bạo hơn
Ví dụ: Khi viết về tình yêu thương trong cuộc sống
Ý cũ: Cuộc sống ngày nay tồn tại nhiều vấn đề thương cảm, cấp bách. Nhưng dẫu sao thì tình
yêu thương vẫn luôn tồn tại…
Tham khảo: Nhân loại hôm nay đang cố bày ra nhiều tiệm tạp hóa mới, đóng thêm nhiều kệ
hàng, nơi đó họ bày bán đủ loại: chết chóc, hận thù, ghen tuông,... Nhưng dẫu sao thì tôi vẫn tin
rằng tình yêu thương vẫn sẽ tồn tại và lan tỏa ra từ những gian hàng nơi mà người chủ biết lắng
nghe trái tim mình…
Đi từ cảm nhận của người khác đến cảm nhận của mình
Tham khảo: "Tôi như trẻ nhỏ/ Ngồi bên hiên nhà/ chờ xem thế kỉ tàn phai" (Trịnh Công Sơn) Có
những ngày tôi tồn tại một cách nhạt nhòa đến thế. Để rồi tôi chợt nhận ra cuộc sống ngoài kia
còn bao điều tươi đẹp. Giống như John Lennon rừng nói: "Mặt trời mỗi sáng ngày đều là những
cảnh tượng kì diễm và thế mà hầu hết mọi người đều đang ngủ"...
Hoặc Ai đó đã từng nói rằng: "Trên đời có ba quyển sách cần phải học. Đó là quyển sách có chữ,
quyển sách không chữ và quyển sách của tâm hồn". Tôi băn khoăn đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa
của những quyển sách ấy. Và bất chợt, tôi vỡ lẽ. Hóa ra, quyển sách không chữ kia là quyển sách
của sự trải nghiệm cuộc sống, của những va đập cuộc đời, nơi mà chẳng có tri thức nào răn dạy.
Từ đó, ta mới thấy được giá trị lớn lao của việc sống hết mình, không ngại tiếp cận những điều
mới mẻ…
Dùng một định nghĩa khoa học, tại sao không?
Tham khảo: Tôi từng nghe đâu đó về hiệu ứng người ngoài cuộc. Đó là tâm lý “sẽ có ai đó giúp”
hoặc “mình không phải anh hùng” khiến một người ẩn nấp vào đám đông, đợi người khác tiên
phong. Hoặc hiểu đơn giản hơn: trong một vụ tai nạn, càng có ít người chứng kiến vụ việc, cơ
hội cho sự sống càng cao hơn. Điều trên nghe vô lí nhưng lại là sự thật. Khi mà ai cũng cho mình
là "người ngoài cuộc" thì ai sẽ là "người trong cuộc" đây.
Hóa thân thành một nhân vật trong văn học
Tham khảo: Tôi từng là một Belicop, cả đời chỉ biết "sống trong bao" rồi dần chìm vào quên
lãng. Khi ấy, tôi tiếc rằng rằng bản thân mình chưa từng một lần bước ra khỏi vùng an toàn của
bản thân. Bởi lẽ,...
Đi từ hiện thực cuộc sống để đặt vấn đề
Tham khảo: Trong những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lan
truyền những tin tức đau buồn của nhân dân Afghanistan. Tôi không bàn về đúng sai, đề cập đến
chính trị, tư tưởng nhưng tôi sẽ nói về nỗi đau. Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến, phe nào
thắng thì nhân dân phe đó đều bại. Cùng một bầu trời, cùng một cuộc sống, nhưng nỗi đau của
mỗi người, mỗi dân tộc là khác nhau. Ta có thể làm gì giữa những đau thương ấy của nhân loại.
Phải chăng là lên tiếng…
[ CÔNG THỨC MỞ BÀI NLVH ] theo fanpage Yêu Văn học
1. Thời gian luôn không ngừng chuyển động. Chúng ta chỉ sống một lần trên đời với tuổi thọ
luôn là một con số hữu hạn. Nhưng có một thứ luôn tồn tại song song cùng thời gian đó là thơ; là
văn; là những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Áng văn A của nhà văn/ nhà thơ B là một trong số
những tác phẩm nghệ thuật như vậy.
2. Để xây dựng được một nhân vật có sức lay động, chiếm trọn trái tim người đọc là một điều vô
cùng khó khăn. Thế nhưng, nhà văn/nhà thơ A lại hoàn toàn làm được điều đó. Hình ảnh nhân
vật B trong tác phẩm của ông đã ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc
3. Văn chương là cuộc đời. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn chương. Mỗi
nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và cuộc sống. Đời sống là nguồn
đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác đầy nảy nở, bước đi của những nẻo đường là
một giọt chắt chiu tư tưởng được hình thành. Qua tác phẩm A của nhà thơ B, ta thấy được,…
(nội dung của vấn đề nghị luận). Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo hấp
dẫn, nghệ thuật kể chuyện giãn dị, tác phẩm A vẫn giữ nguyên vẹn sức hấp dẫn của mình qua
thời gian.
4. Nhiều thập kỷ trôi qua, bạn đọc ngày nay được sống trong sự đổi mới toàn diện, trong khi thế
vươn lên của đất nước sẽ còn tìm thấy nhiều tầng ý nghĩa thú vị hàm ẩn trong tác phẩm A của
nhà văn B. Thông qua hình tượng nhân vật C, tác phẩm đã đặt ra những vấn đề tư tưởng thấm
đẫm chất nhân vật không chỉ có ý nghĩa nhất thời mà còn có ý nghĩa muốn đời với tất cả mọi
người, mọi thế hệ.
5. Không có tình huống li kì, những tính cách sắc nét, không đi sâu những cảnh áp bức bốc lột,
những số phận thương tâm, mọi thứ trong tác phẩm A của nhà văn B cứ nhẹ nhàng diễn ra trên
từng bài viết. Nhưng chính vẻ đẹp của những thứ được coi là bình thường, lặng lẽ ấy qua ngòi
bút tinh tế cũng với giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả lại tạo nên sức hút kỳ lạ. Tất cả để lại ấn
tượng, sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc một cách tự nhiên nhưng lắng đọng vô cùng.
6. Xây dựng hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động, chiếm trọn trái
tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà văn/ nhà thơ A đã làm được điều đó. Nhân vật B của
ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một… (vấn đề yêu cầu của đề
bài)

[ CÔNG THỨC KẾT BÀI NLVH ]


1. Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của
nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi
lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người
Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi
với thời gian.

2. Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc.
Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà
còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho
tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.

3. (Vấn đề nghị luận) trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ
sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay
tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn
học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.

4. Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm B đó đem lại điều gì
mà khiến nhiều bạn đọc yêu thích đến thế?”. Có lẽ tác giả A đã dùng tất cả lớp ngôn
từ tinh tế nhất để tạo nên (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B đến độ hoàn hảo như
vậy.

5. Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác
giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời
A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về ( vấn đề nghị luận) của tác
phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác
phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.

nhà văn Nga lê ô nít lê ô nốp đã từng nói"mỗi tp phải là 1 phát minh về hình thức
và một khám phá về nội dung".tp A của B không chỉ khắc họa thành công vđ C mà
còn gây ấn tượng vs bạn đọc trên phương diện nghệ thuật.đó là sự kết họp giữ
giọng văn... cùng thủ pháp/hình ảnh/ chi tiết .... độc đáo đặc sắcNổi bật rõ nét tài
năng, tấm lòng, tư tưởng của người cầm bút, góp phần tạo nên sự bất tử cho tác
phẩm

You might also like