You are on page 1of 10

Các cách dẫn bài nghị luận văn học

1. Mở bài:
MB 1 (Áp dụng cho văn xuôi): Nhà phê bình
văn học người Nga, Bêlinxki khẳng định: “Tác
phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc
sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng
thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó
không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những
câu hỏi đó”. Vậy nên, mỗi nhà văn muốn “đứa
con tinh thần” của mình sẽ bám rễ vào mảnh
đất văn chương thì không đơn thuần chỉ là
phản ánh những gì nhức nhối, mà trước hết
phải là “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-
khốp) để đặt ra “những câu hỏi và trả lời
những câu hỏi đó”. Và nhà văn A với tình yêu
thương con người vô bờ bến, cũng đã để cuộc
đời “phả gió” vào trái tim mình, thôi thúc ông
đi tìm kiếm những hạt bụi vàng lấp lánh trên
cuộc đời, đúc thành những bông hoa hồng vàng
sáng chói chứa chan tinh thần nhân đạo mang
tên “B”. Đặc biệt, ấn tượng nhất với người đọc
nhất có lẽ là đoạn văn “...”. Đoạn trích thể hiện
(Vấn đề NL 1) đồng thời qua đó cho người đọc
thấy... (Vấn đề NL 2)
MB 2 (Áp dụng cho thơ): Bàn về quy luật sáng
tạo nghệ thuật, William Word -thi sĩ người Anh
từng nói: “Thơ ca là sự bột phát của những tình
cảm mãnh liệt”. Với ý niệm ấy, mỗi bài thơ
chính là dòng chảy cảm xúc mạnh mẽ, giàu tâm
huyết của người cầm bút. Nhà thơ với “trực
giác nhiệm màu”, với tâm hồn nhạy cảm dễ
rung động trước nhu cầu bộc bạch của nỗi lòng
đã bật lên tiếng thơ mà “góp hương sắc cho
đời”.Bài thơ B của A là một tiếng thơ như thế.
Đặc biệt, tác giả đã khắc họa thành công đoạn
thơ dưới đây, đoạn thơ thể hiện (Vấn đề NL 1)
đồng thời qua đó cho người đọc thấy... (Vấn đề
NL 2)
MB 2 (Áp dụng chung): Puskin từng viết:
“Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây
cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông
sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống
được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và
nhà văn/ nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình
cất lên qua tác phẩm B. Đến với tác phẩm B,
người đọc chắc hẳn vô cùng ấn tượng với đoạn
trích... Qua đó thấy được ... (vấn đề nghị luận 1)
cũng như... (Vấn đề nghị luận 2)
2. Thân bài:
a. Khái quát:
Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải thực sự là "tiếng
sáo thổi lòng thời đại, thành giao liên dẫn dắt
đưa đường". Dường như ý thức rõ về điều này,
nhà văn A đã viết nên "B". Áng văn là "tiếng
sáo", là "giao liên" dẫn ta tới C.
Nêu xuất xứ/ Hoàn cảnh sáng tác/ Cảm hứng
chủ đạo (Với thơ)/ Tóm tắt (Với truyện, kịch)
b. Phân tích nội dung
* Với thơ:
Dùng lời văn của mình để làm rõ nội dung (nói
cái gì? nói như vậy là có ý gì?); nghệ thuật (biện
pháp nghệ thuật gì?); ý nghĩa của dẫn chứng
(có thể từ ngữ tiêu biểu hoặc cả câu thơ được
trích dẫn).
Để phân tích được dẫn chứng phải hiểu nghĩa
của từ ngữ, vận dụng những hiểu biết về tác
giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, những kiến
thức đọc hiểu về văn bản, hiểu biết về văn học
và đời sống; liên tưởng và tưởng tượng, nhận
xét và suy luận (lưu ý: phân tích, cảm nhận chứ
không diễn xuôi đoạn thơ, sẽ bị trừ điểm).
* Với bút kí, tùy bút, văn xuôi:
- Xác lập luận điểm dựa trên nhóm câu có cùng
chung nội dung
- Chú ý các câu văn, hình ảnh có sử dụng nghệ
thuật. Nhất là kiểu câu sử dụng các động từ,
tính từ. Kiểu câu phức, câu ghép, câu đặc
biệt…
- Có sự liên kết với nội dung chung và giá trị
chung của tác phẩm đó.
- Sau khi cảm nhận hết đoạn trích thì cảm nhận
đoạn sau đó một cách sơ lược (7-8 dòng); nếu
như là đoạn kết tác phẩm thì thôi.
c. Phân tích nghệ thuật
Leonit Leonop cho rằng: “Mỗi tác phẩm là một
phát minh về hình thức và một khám phá về nội
dung”. Thật vậy, bên cạnh một nội dung sâu
sắc, hình thức nghệ thuật là một yếu tố quan
trọng không thể thiếu làm nên giá trị tác phẩm.
Tác phẩm B của A là một tác phẩm văn học
trọn vẹn không chỉ bởi giá trị nội dung sâu sắc
mà còn bởi hình thức nghệ thuật độc đáo. (Nối
tiếp phần nhận xét dưới đây)
- Đối với thơ:
Đoạn thơ đã sử dụng thành công thể thơ.........
kết hợp với ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị/ tinh
tế, tài hoa; hình ảnh thơ phong phú, giàu cảm
xúc. Tác giả còn sử dụng nhuần nhuyễn các
biện pháp tu từ:..............
- Đối với văn xuôi:
Tác giả đã xây dựng thành công tình huống
truyện độc đáo, cốt truyện hấp dẫn người đọc.
Cách kể chuyện sinh động, lôi cuốn. Ngôn ngữ
mộc mạc, giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói
của con người. Nghệ thuật phân tích tâm lí
nhân vật sâu sắc, tinh tế...
- Đối với tùy bút, bút kí:
Tác giả đã thể hiện sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, tài
hoa; vận dụng vốn kiến thức phong phú, uyên
bác thuộc nhiều lĩnh vực. Ngôn ngữ giàu chất
tạo hình. Những hình ảnh so sánh, liên tưởng
độc đáo. Đặc biệt, tác giả vận dụng thành công
các thủ pháp nghệ thuật:...........
- Đối với kịch:
Tác giả A đã tạo ra một tình huống nghệ thuật
đặc sắc, giàu tính biểu tượng, xây dựng những
nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống
động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành
động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa
hành động bên ngoài và hành động bên trong.
Ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm,
vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù
hợp với tính cách nhân vật.
d. Đánh giá:
Nếu như “tương lai của một nhà văn được đánh
giá qua văn học anh ta để lại” như lời của
Albert Camus thì tôi nghĩ A có thể tự hào về
những gì mà ông/bà đã để lại cho đời. Trang
sách của A đã làm đúng công việc của một kẻ sĩ
" nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt
lộ", làm đúng công việc của một kẻ sĩ luôn "
quan hoài thường trực cho số phận con người".
B sẽ tồn tại trong dòng văn học như một chân
giá trị để cảnh tỉnh con người về cuộc đời đa sự,
và giữ cho chúng ta một cách tiếp cận đời sống
sâu sắc, một cách nhìn đầy mới mẻ về C (Vấn
đề nghị luận)
3. Thực hiện yêu cầu 2 (Câu hỏi phụ)
III. KẾT BÀI
- KB 1: Bêlinxki quan niệm: “Tác phẩm nghệ
thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để
miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ
đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt
ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi
đó”. Mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ
bước chân người đọc đi đến phần người, đi đến
những giá trị chân – thiện – mĩ của cuộc sống.
Tác phẩm B nói chung và đoạn văn/ đoạn thơ
trên nói riêng của tác giả A như một làn gió
mang tới cho tâm hồn con người thứ mát lành
của triết lí sống đáng quý. Gấp lại trang sách
mà ngọn gió ấy vẫn không ngừng thổi muôn
đời.
- KB 2: Đoạn thơ/ đoạn văn trên tiêu biểu cho
tài năng và phong cách nghệ thuật của tác giả A
. “Thời gian hủy hoại các lâu đài nhưng làm
giàu những vần thơ” (Jorge Luis Borges). Một
khoảnh khắc, ta bất chợt nhận ra, rằng thời
gian vô tình nhất cũng trở nên dịu dàng khi
đứng trước những vần thơ, câu viết. Năm tháng
chảy trôi không khiến “B” rơi vào quên lãng,
mà rơi vào khoảng trống trong trái tim và khối
óc của con người, để người ta mãi nhớ, mãi trân
trọng một tác phẩm để đời như thế.
CẤU TRÚC ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI
I. MỞ ĐOẠN: Giới thiệu và đánh giá vấn đề
1. Cuộc đời của con người giống như một cuốn
nhật ký. Mỗi ngày chúng ta lại viết nên những
trang giấy nhiều điều: có niềm vui, cũng có nỗi
buồn, có thành công, cũng có thất bại. Trên
hành trình để hoàn thiện cuốn nhật kí cho riêng
mình, chúng ta cần phải có được (A). Để rồi đến
khi khép trang nhật kí lại, mỗi người đều cảm
thấy mãn nguyện, tự hào. (A) là một vấn đề/
yếu tố/ phẩm chất quan trọng/ cần thiết... trong
cuộc sống hiện nay
2. Xukhôm linxki đã từng nói: “Con người sinh
ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô
danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất,
trong trái tim người khác”. Thật vậy, mỗi con
người sống đều phải tạo ra cho mình những giá
trị riêng thật tốt đẹp. Và (A) chính là một trong
yếu tố để chúng ta làm nên điều đó. (A) là một
vấn đề/ yếu tố/ phẩm chất quan trọng/ cần
thiết... trong cuộc sống hiện nay
3. Nhân vật Paven trong “Thép đã tôi thế đấy”
từng nói: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải
sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm
tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn
vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình…”. Sống
và làm sao cho sống đúng nghĩa của một con
người trong kiếp nhân sinh là niềm trăn trở của
mỗi người. Vì vậy, có ý kiến đã khuyên rằng
(trích dẫn câu nói).
II. THÂN ĐOẠN: (Cách đơn giản nhất là đưa
ra các câu hỏi để trả lời từng vấn đề)
1. Giải thích: Vậy A là gì? A là...
2. Bàn luận: Vậy A có vai trò/ ý nghĩa/ tác
dụng/tác hại... như thế nào? Nguyên nhân thực
trạng là gì? Giải pháp? (PHỤ THUỘC YÊU
CẦU CỦA ĐỀ BÀI)
- Thứ nhất đối với cộng đồng xã hội... A đã có
những tác động tích cực/tiêu cực...
- Thứ hai đối với cá nhân với mỗi người... A
đã...
- Dẫn chứng: Như vậy có thể nói A là một yếu
tố... tạo nên... Điều này chúng ta có thể thấy rất
rõ qua ... (Nêu dẫn chứng minh họa)
3. Mở rộng: Phản đề: Lưu ý những suy nghĩ
trái chiều hoặc cực đoan, phê phán những việc
làm, hành động sai trái/ biểu dương những biểu
hiện tích cực, có ý nghĩa giá trị (chỉ 1-2 câu,
không nên sa đà vào nội dung này): Trái ngược
lại A, chúng ta cần lên án phê phán/ biểu
dương...
4. Nêu bài học: Bài học nhận thức và hành động
Công thức chung: Nói tóm lại, tất cả chúng ta,
đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân tôi nữa cần...
(trả lời câu hỏi làm gì?)
III. KẾT ĐOẠN:
1. Chúng ta vẫn thường bắt đầu viết lên cuộc
đời hạnh phúc của mình từ những điều bình
yên và giản dị như vậy. Bài học... sẽ là tấm
gương phản chiếu cuộc đời tôi mãi mãi mang
theo.
2. Trích dẫn: “...” là bài học cuộc đời được góp
nhặt. Giống như giọt mật ong được chắt chiu từ
công sức lao động của những chú ong chăm chỉ
để lại cho đời. Mang theo hành trang này bên
mình, tôi tin, những người trẻ chúng ta sẽ gặt
hái được nhiều thành công trong tương lai
không xa.
3. Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ vẫn
còn đó sắc màu... (màu sắc tương ứng với
VĐNL). Bằng những nhận thức và hành động
tích cực, mỗi người hãy tô điểm sắc màu tươi
sáng cho bức tranh cuộc sống luôn chan hòa,
ấm áp.
ST

You might also like