You are on page 1of 4

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC

A. Khái niệm
- Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm,
lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy con người làm chất liệu
để xây dựng hình tượng.

B. Đặc trưng của tác phẩm văn học


1. Đó là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Qua bức tranh đó, người
viết luôn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước
cuộc sống.
- Văn học nhận thức phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người. Dù các tác phẩm
không trực tiếp miêu tả con người thì con người vẫn luôn là trung tâm mà văn học
hướng tới.
- Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan hiện thực đời sống và chủ quan
( tình cảm của người viết). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời
sống mà nhìn mắt thấy tai nghe mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn
lao hơn.
- Một điều cần lưu ý là: “ Một nhà văn không thành thực, không bao giờ là nhà văn
có giá trị. Nhà văn không cứ phải thành thực là trở thành nghệ sĩ”. Nhà văn muốn
tạo nên những tác phẩm có giá trị phải thể hiện trong đó tài năng và thể hiện tình
cảm lớn lao và chân thật của mình. Những tác phẩm lớn do một nghệ sĩ thực thụ
viết ra không chỉ đem cho ra cái nhìn khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu
them về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang sống. Những tác phẩm ấy khiến
độc giả phải nghiền ngẫm, phải suy ngẫm để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết
trong đó, từ đó tác phẩm mới neo lại trong trái tim người đọc. Từ những yêu ghét,
ngợi ca hay phê phán của bản thân về thời đại mà nhà văn đã làm cho người dọc
đồng cảm, có những suy nghĩ giống mình. Hơn cả trách nhiệm của một nhà văn ,
họ còn mang trách nhiệm cứu rỗi con người. Chính những điều họ viết sẽ đem con
người đến những chân trời mới, bầu trời của chân thiện mĩ để cho độc giả biết ước
mơ từ đó sống cao đẹp hơn , tương lai nhân loại cũng nhờ đó mà them tươi sáng.
Bàn về vấn đề này, nhà văn PhápLa-bơ-rung-e: “ Khi một tác phẩm nâng cao tinh
thần ta lên và gọi cho là những tình cảm cao quý, can đảm, không cần tìm một
nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: Đó là một tác phẩm hay do một người nghệ sĩ
thực thụ viết ra”.
2. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
- Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có một chất liệu riêng tạo nên đặc trưng của hình
tượng. Nếu âm nhạc dung âm thanh, hội họa dùng đường nét và màu sắc, điêu khắc
dung mảng phối thì văn học chọn ngôn từ làm chất liệu.
- Ngôn từ của văn học vốn bắt nguồn từ ngôn ngữ vủa đời sống nhưng đã được
tinh luyện, được tổ chức mang tính hình tượng cao để những ngôn từ ấy phải khơi
gợi một cái gì đó lớn hơn, tràn ra ngoài nó, tạo dựng ý ngoài lời, để khi đọc lên,
độc giả có thể cảm nhận được cuộc sống và nỗi long của người viết, từ đó ngôn từ
sẽ nằm lại trong trái tim người đọc. Rõ ràng, ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội,
việc dung nó như thế nào cho hợp lí phụ thuộc vào tài năng của mỗi nhà văn. Điều
này đã được Maiacopski khẳng định:
“ Phải tổn phí hàng ngàn cân quặng chữ
Chỉ thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm”

3. Đặc điểm của ngôn từ văn học


3.1. Tính chính xác và tinh luyện
Ngôn từ của văn học phải cực kì chính xác, phải lực chọn kĩ càng bởi lẽ với mỗi từ
trong văn học viết ra phải có vai trò diễn tả cho ra chính xác cái “thần” của người
và việc. Việc lựa chọn từ ngữ thể hiện rất rõ tài năng của nhà văn . Vì thế, mà có ý
kiến cho rằng: “ Mỗi từ trong văn học là duy nhất không có từ nào thay thế. Dù đối
tượng viết là ai đi nữa thì cũng chỉ có một từ để nói”.
Các nhà thơ lớn, nhà văn vĩ đại đều là những bậc thầy trong khả năng sử dụng
ngôn ngữ. Chỉ với một từ “gương”, Đặng Trần Côn đã thể hiện toàn bộ tráng thái
tâm lí chán trường, cô đơn của người chinh phụ. Như Nguyễn Du chỉ với một từ “
tót” đã có thể giết chết Mã Gíam Sinh: “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Hay như
Nguyễn Trãi chỉ qua từ “bợ” đã nêu lên toàn bộ cốt cách, thanh tao yêu thiên nhiên
cuả thi nhân:
“ Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây”
3.2. Tính hàm súc và đa nghĩa
- Điều này làm nên đặc trưng “ ý toại ngôn ngoại”, tạo dư ba cho ngôn ngư văn
học. Hay nói cách khác, đặc trưng này yêu cầu ngôn từ trong văn học phải cô động,
nén chặt ý tối đa tạo sức nặng nề về mặt ý nghĩa của ngôn từ.
- Nhắc đến đặc trưng này, đã có rất nhiều ý kiến:
Nhà văn Sê-khốp của Nga khẳng định: “ Ngắn gọn là bà chị của thiên tài”.
Lê Qúy Đôn cũng từng viết: “ Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ.
Nhưng lời dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt” hay “ Công phu của thơ là ở
ngoài thơ”.
3.3. Tính hình tượng
- Là đặc trưng quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học. Tính hình tượng biểu hiện ở
việc ngôn ngữ văn học làm sống dậy hình thức trong tâm trí độc giả, tái hiện trạng
thái, truyền đi động tác hoặc sự vận động của con người cảnh vật và toàn bộ thế
giới mà tác giả đang nói tới.
- Ví dụ:
“ Lặn lội thân cò đi quáng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông”
Trần Tế Xương

“Dốc lên khúc khuỷnh dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây sóng ngửi trời”
Quang Dũng
- Không dừng lại ở đó, tính hình tượng của ngôn ngữ văn học còn biểu hiện ở sự
nắm bắt những cái mơ hồ, mong manh, vô hình chứ không chỉ dừng lại ở những
cái hữu hình.
- VD:
“ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
“Vội vàng” - Xuân Diệu
3.4 Tính biểu cảm:
Như chúng ta đã biết, nghệ thuật nói bằng thứ tiếng duy nhất : thứ tiếng của cảm
xúc. Do đó ngôn từ trong văn học mang tính biểu cảm cao hay nói một cách cụ thể
thông qua ngôn ngữ văn học ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, nỗi đau hay
bất hạnh mà ngôn ngữu mang lại.
- Ví dụ:
Đọc những trang văn xúc động người đọc khóc => Đây là biểu hiện của tính biểu
cảm mà thế giới ngôn từ mang lại cho ta.
“ Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.”
=> Tóm lại trong văn chương ngôn từ là quan trọng nhất. Không gì bảo vệ uy tín
của một nhà văn bằng chính tác phẩm của anh ta. Không có nhà văn nào viết xong
tác phẩm lại phải đến từng độc giả giảng giải chỉ ra ý đồ nghệ thuật, chỉ có chữ
nghĩa mới là cây cầu tri âm là phương tiện giữa tác giả và người đọc.
Từ chữ nghĩa mà ta nhận ra hiện thực phản ánh, tài năng, tâm tính và thái độ của
nhà văn trước hình tượng mà anh ta miêu tả.

C. Hình tượng văn học


1. Khái niệm
- Theo từ điển văn học thì: “ Hình tượng là phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái
tạo đời sống theo quy luật của nghệ thuật”. Khác với khoa học, nghệ sĩ không diễn
đạt trực tiếp ý nghĩa và tình cảm bằng khái niệm trìu tượng bằng định lý hay công
thức mà bằng hình tượng, tức là làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự
việc hiện tượng của đời sống làm cho ta suy nghĩ về tình cảm, số phận, tình người
và tình đời.
2. Đặc điểm của hình tượng văn học
- Hình tượng văn học gắn liền với đời sống.
- Hình tượng văn học có sự thống nhất giữa 2 mặt khách quan và chủ quan, lí trí và
tình cảm.
- Hình tượng văn học vừa khái quát vừa cụ thể.
3. Vai trò của hình tượng văn học
- Hình tượng văn học chính là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc
giả. Cụ thể:
+ Hình tượng văn học chính là phương tiện để nhà avnw phản ánh hiện thực cuộc
sống. Hình tượng văn học chính là thế giới đời sống, là thế giới biết nói thông qua
các chi tiết, nhân vật….. trong tác phẩm, nhà văn muốn phản ánh hiện thực cuộc
sống như nó vốn có ngoài đời.
+ Hình tượng văn học là phương tiện để nhà văn kí gửi những tâm tư, tình cảm
quan điểm, quan niệm… của mình và cuộc sống. Nói như một nhà lí luận văn học
thì: “ Hình tượng là kết tinh những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn day
dứt. Anh viết ra để nói to, để sẻ chia với mọi người. Hình tượng như thể nó gắn với
quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn”.
+ Hình tượng văn học là thước đo giá trị, tài năng của nhà văn, là tiêu chí để đánh
giá giá trị của mỗi giai đoạn, mỗi thời kì văn học.
4. Tính phi vật thể của hình tượng văn học (đặc trưng riêng biệt)
- Nếu như âm nhạc dùng âm thanh, hội họa dùng đường nét, điêu khắc dung mảng
kdhối thì để xây dựng hình tượng văn học dung ngôn từ để tạc dựng. Rõ rang
những chất liệu của các ngàng nghệ thuật khác mang tính phi vật thể- tức là có thể
nhìn, nghe, cảm nhận bằng giác quan thì chất liệu để xây dựng hình tượng văn học
lại chỉ tồn tại trong trí óc, không thể sờ thấy, nhìn thấy, cảm nhận bằng cách thông
thường mà buộc độc giả phải thâm nhập, phải tưởng tượng như mình đang sống
chung với hình tượng thì mới có thể thấy được, cảm nhận được, hiểu được những
gì nhà văn đang viết ra. Điều này tạo nên tính phi vật thể của hình tượng văn học.
- Nhờ dung chất liệu ngôn từ mà bức tranh đời sống của văn học không bị hạn chế
về không gian và thời gian. Những gì là tinh vi, mong mang, mơ hồ nhất cũng
được tái hiện. Ngay cả tâm trạng của con người đều có thể mô tả trực quan sinh
động bằng từ ngữ… Điều này tạo nên sức mạnh vô song của văn học không một
ngàng nghệ thuật nào khác có thể làm được.
- Thông qua trí tưởng tượng, độc giả có thể tái tạo được hình tượng cuộc sống con
người. “Hình tượng nhân vật sinh ra từ cái tâm cái trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc”. Nhờ độc giả mà hình tượng văn học trở nên
bất tử.

You might also like