You are on page 1of 10

CHUYÊN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HỌC VÀ ỨNG DỤNG

Chuyên đề 1 : NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM VĂN


HỌC

I.VĂN HỌC LÀ GÌ?


- Văn học là hình thái ý thức xã hội, môn nghệ thuật nhưng khác với các
ngành khác nhờ đặc trưng chất liệu sáng tác văn học : ngôn từ. Ngôn ngữ
văn học có tính hình tượng, được sắp xếp theo một tổ chức nhất định để
ngôn từ phát huy giá trị của nó, đồng thời có tính chuẩn mực ( hàm súc và
cô đọng, đa nghĩa, biểu cảm ).
-Ngôn ngữ văn học tạo nên tác phẩm và gây hiệu quả thẩm mĩ cho văn
bản. Nhưng, giá trị của ngôn từ chỉ đạt giá trị tối đa khi nó được dùng
đúng chỗ, đúng văn cảnh.
-Văn học là gì ? là bộ môn nghệ thuật, lấy con người làm đối tượng nhận
thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung và lấy
ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình tượng.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC


*/ Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người. Qua
bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và
thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.
Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm
thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người.
Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người (như ngụ ngôn .. ) nhưng
con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới .
Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống )
và chủ quan ( tình cảm người viết ). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi
tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một
điều gì mới mẻ, lớn lao hơn. Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện
thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật. Sự chân thật
ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc
đời họ mà thôi. “Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn
có giá trị. Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng
nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” ( Thạch
Lam). Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép
nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc
cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà
văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng
lên thành những giá trị có tính chất phổ quát. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt
xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm
máu” người nghệ sĩ. Cái độc giả cần không phải là hiện thực được phản ánh
một cách xuôi chiều, khách quan ( vì ai sống trong thời đó cũng biết cả rồi )
mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà họ
đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp
nên từ cuộc sống này. Những tác phẩm lớn không chỉ đem cho ta cái nhìn
khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã
hội mà ta đang sống. Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền ngẫm,
suy nghĩ để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết trong đó, từ đó tác phẩm
mới neo lại trong trái tim người đọc. Từ những yêu ghét, ngợi ca hay phê
phán của bản thân về thời đại, nhà văn cũng làm cho người đọc đồng cảm, có
những suy nghĩ giống mình. Hơn cả trách nhiệm nhà văn, họ còn mang trách
nhiệm cứu rỗi con người. Chính những điều họ viết sẽ đem con người đến với
những chân trời mới, bầu trời của chân – thiện – mỹ, để cho độc giả biết ước
mơ, từ đó mà sống cao đẹp hơn, tương lại nhân loại cũng nhờ đó mà thêm
tuơi sáng.

*) Văn học – nghệ thuật ngôn từ


Nói đến văn học là nói đến quy luật của tình cảm, của con tim. Ở
những tác phẩm thơ, tư tưởng và tình cảm được biểu hiện trực tiếp trong tác
phẩm. Đối với các tác phẩm truyện thì điều đó được ẩn giấu đi dưới các hình
thái ở ngôn ngữ, tức biểu hiện gián tiếp.
Ngôn từ tồn tại ở hai dạng : nói và viết. Văn học vì thế cũng tồn tại
dưới hai dạng : văn học dân gian và văn học viết.

a.Phân biệt được :


- Ngôn ngữ đời sống : của quần chúng, dùng trong sinh hoạt để nhận và
phát thông tin.
- Ngôn ngữ văn học : là ngôn ngữ quần chúng nhưng được cách điệu hóa
nhằm tạo ra ý nghĩa thẩm mỹ => cần được chọn lọc

b. Vì sao văn học là nghệ thuật của ngôn từ ?


Mỗi bộ môn nghệ thuật đều có một chất liệu riêng tạo nên đặc trưng
của hình tượng. Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội họa dùng đường nét
và màu sắc, điêu khắc dùng mảng khối thì văn học chọn ngôn từ làm
chất liệu
Ngôn từ văn học vốn không như ngôn từ ta hay dùng trong sinh hoạt
hằng ngày. Ngôn ngữ đời sống dùng trong lao động và sinh hoạt hằng
ngày là chủ yếu, có tác dụng nhận và phát thong tin nên người ta
thường đơn giản ngôn từ đến mức tối đa sao cho người nghe dễ hiểu, dễ
tiếp thu là được. Ngôn từ văn học vốn bắt nguồn từ ngôn ngữ của quần
chúng lao động nhưng nó lại không dùng một cách đơn giản như lời nói
thong thường. Từ lời nói thô mộc thong thường, chỉ có ý nghĩa thông
báo nhất thời, nhà văn đã nhào nặn và tái tạo lại nó, khoác cho nó tấm
áo mới. Bấy giờ, lời nói bình thường trở thành ngôn ngữ nghệ thuật, có
tác dụng thể hiện cái vô cùng, vô tận của cuộc đời tâm hồn con người
một cách hình tượng. Nó gợi dậy những cảm xúc nơi độc giả, cho ta
cảm giác mới mẻ và trong ngần. Mỗi từ, mỗi câu như khêu gợi một cái
gì lớn hơn, tràn ra ngoài nó, tạo dựng ý ngoài lời, hình thành một chỉnh
thể hình tượng mới mẻ.
Mặt khác, sở dĩ nói văn học là nghệ thuật ngôn từ là vì đó là cách dụng
từ ngữ đầy nghệ thuật của nhà văn. Ngôn từ văn học mang tính tổ chức
cao để khi đọc lên, độc giả có thể cảm nhận được cuộc sống và nỗi lòng
người viết, từ đó tác phẩm nằm lại ở trong tim độc giả. Ngôn ngữ là tài
sản chung của xã hội nhưng việc dùng nó thế nào cho hợp lý là chuyện
cá nhân nhà văn :
Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
Từ hàng vạn ngôn từ, nhà văn chứ không phải ai khác, sẽ ngồi gạn lọc
lại nó. Vì không phải ngôn từ nào cũng hay, cũng phù hợp với văn
cảnh, đúng người, đúng việc mà nhà văn định miêu tả. Do đó, nó buộc
nhà văn phải lựa chọn từ ngữ để nó phục vụ ý đồ của mình. Trong lao
động nghệ thuật, nhà văn thực sự là phu chữ. Gia Bảo đời Đường Ba
năm chỉ làm được hai câu thơ. Nguyễn Tuân – nhà văn được coi là
kho từ vựng khổng lồ. Ấy thế mà cũng có lúc ngồi thâu đêm bên chiếc
bàn trong vẻ tuyệt vọng “thấy nguyền rủa bẽ lũ chữa nghĩa, nó cứ hè
nhau rời mình. Mình bỗng chốc thành kẻ cùng đường bên sông chữ
quạng vắng thê lương”. Nhà văn Tô Hoài kể chuyện có lần ông muốn
mô tả sự mệt nhọc của con người khi làm việc dưới trời nóng bức. Đã
có nhiều cách diễn đạt về chuyện “đổ mồ hôi” này, nào là: mồ hôi nhễ
nhại, mồ hôi ướt đầm, mồ hôi như tắm... Thế rồi một hôm, nhà văn
nghe một bà nông dân thốt lên: “Nóng gì mà nóng khiếp! Mồ hôi mẹ
mồ hôi con ở đâu mà tuôn ra lắm thể này!”. Ông mừng như bắt được
vàng vì vừa tìm ra một hình ảnh mới thật hay và đầy ý nghĩa. Vài dẫn
chứng trên cho thấy rằng mỗi từ, mỗi chữ trong tác phẩm đều được nhà
văn chọn lựa và cân nhắc hết sức kĩ càng để nó phát huy hiệu quả cao
nhất. Nhà văn lao tâm khổ trí hàng năm trời chỉ để chọn ra một chữ cho
hợp với tác phẩm của mình. Người viết phải tinh ý và dùng chữ một
cách thật nghệ thuật và thần tình, tác phẩm mới có thể đạt đến cảnh giới
cao nhất.

c. Đặc điểm của ngôn từ văn học :


1. Tính chính xác và tinh luyện :
Trong đời sống cũng như trong văn học, chính xác là yếu tố rất quan
trọng trong việc dùng ngôn ngữ. Để diễn tả cho ra được đúng và chính
xác cái thần của người và việc thì từng câu từng chữ cũng phải thật
chính xác, chi tiết và cụ thể. Qua cách lựa chọn từ ngữ, ta còn thấy
được tài năng của nhà văn : gọi đúng tên, đúng bản chất đối tượng. Mỗi
từ trong văn học là duy nhất, không có từ nào thay thể. Dù đối tượng
anh viết là ai đi nữa thì cũng chỉ có một từ để nói. Các nhà văn lớn
đều là những bậc thầy trong việc dùng từ, chẳng hạn như Nguyễn Du.
Nguyễn Du “giết” Mã Giám Sinh bằng chữ “tót” :
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Chữ “tót” đã phơi bày một cách đầy đủ, rõ nét bản chất giả dối, vô học
của Mã Giám Sinh. Nếu chữ tốt đưa Kim Trọng lên đến đỉnh của bậc
tài tử giai nhân thì chữ “tót” lại dìm Mã Giám Sinh xuống tận cùng của
sự thô bỉ. Nguyễn Trãi viết :
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa, bợ cây
Nhưng, có người lại đọc “bợ” thành “bẻ”. Bao nhiêu đó cũng đủ làm
thay đổi toàn bộ ý nghĩa câu thơ rồi. Chữ “bợ” mới gợi đúng phong thái
của người anh hùng nhưng có trái tim nghệ sĩ. Nguyễn Trãi yêu thiên
nhiên. Ngày ngày, ông bợ hoa vì hoa là cái đẹp mong manh và yếu ớt,
cần nâng đỡ. Chữ bợ gợi cốt cách thanh cao của nhà hiền triết, còn
dùng bẻ thì vô tình đày ải thơ Nguyễn Trãi vào chốn trần tục đầy thô
bạo. Ấy mới thấy, ngôn từ trong văn học đòi hỏi tính chính xác cao độ,
đòi hỏi cả người đọc lẫn người viết sự nhạy cảm, tinh tế.

2. Tính hàm súc và đa nghĩa :


Điều này làm nên ý tại ngôn ngoại, tạo dư ba cho tác phẩm. Ngôn từ
trong văn học phải cô đọng, nén chặt ý tồi đa tạo sức nặng, độ thừa và
nhiều lượng ngữ nghĩa.
Từ ngữ tiếng Việt vốn có khả năng chuyển nghĩa tạo nghĩa mới hay do
tu từ nên ngôn từ văn học cũng có tính đa nghĩa. Văn bản văn học, do
đó, nó cũng có tính đa nghĩa. Chẳng hạn bài Thề non nước của Tản
Đà. Một mặt, đó là bức tranh non nước tang thương, một trái núi đứng
chơ vơ bên cạnh dòng sông đã cạn. Mặc khác, bài thơ còn là câu
chuyện của hai người tình đã thề nguyền chung thủy, hiện tại chia phôi
và ngày mai gắn bó.
“Ngắn gọn là bà chị của thiên tài” ( Sẽ khốp ).
“Ý hết mà lời dùng, ấy là lời rất mừng trong thiên hạ. Nhưng lời
dừng mà ý chưa hết lại càng hay tuyệt” ( Lê Qúy Đôn )
“Công phu của thơ là ở ngoài thơ”.

3. Tình hình tượng: khơi gợi, hình dung về nhân vật


Tính hình tượng là quan trọng nhất. Tính hình tượng biểu hiện ở việc
làm sống dậy hiện thực trong tâm trí độc giả, tái hiện được trạng thái,
truyền được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và
toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới. Ngoài ra, nó còn biểu hiện ở sự
nắm bắt những cái mơ hồ, mong manh, vô hình chứ không chỉ dừng lại
ở những cái hữu hình.
Cơ sở từ trong nội dung của lời nói nghệ thuật nằm ở tính hình tượng.
Nhà văn viết ra những câu chữ ấy, không chỉ để giải tỏa tâm sự mà còn
thể hiện tư tưởng, tình cảm của giai cấp mình, tầng lớp mình. Lời nói
tuy là của chủ thể sáng tạo nhưng lại mang tầm vóc khái quát là ở chỗ
đó. Nhà văn đại diện cho giai cấp, thế hệ mình đang sống, thay họ
cất tiếng nói.
Mặt khác, trong văn học, sức mạnh của lời nói nằm ở tầm khái quát
của chủ thể hình tượng, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, tình cảm,
lương tâm của thời đại chứ không phải phụ thuộc vào địa vị xã hội của
nhà văn. Từ phương trời của một người mà thành phương trời của
nhiều người, tác phẩm từ đó trường tồn mãi với thời gian.

4. Tính biểu cảm


Nghệ thuật nói bằng thứ tiếng duy nhất : thứ tiếng của cảm xúc. Bản
chất người nghệ sĩ là giài tình cảm và nhạy bén trước cuộc đời. “Khi
tôi viết là tôi đau ở đâu đó trong người” ( Rospuchin ). Tố Hữu trong
những đêm dài thao thức triền miên, lòng băn khoăn, không ngủ được
thì ông viết. Do đó, ngôn từ văn học mang tính biểu cảm. Nó biểu hiện
ở nhiều dạng thức khác nhau : gián tiếp hay trực tiếp, có hình ảnh hay
chỉ là thuần túy, rõ nhất là khi nhấn mạnh những cảm xúc nội tâm.
Tóm lại, trong văn chương, chữ nghĩa là quan trọng nhất. Không gì
bảo vệ uy tín của nhà văn bằng chính tác phẩm của ông ta. Không có
nhà văn nào viết xong tác phẩm mà lại đến từng độc giả giảng giải, chỉ
ra ý đồ nghệ thuật cả. Chỉ có chữ nghĩa mới có thể cho biết ông ta định
nói gì. Từ chữ nghĩa mà ta nhận ra được hiện thực, tài năng, tâm tính
và cả thái độ của nhà văn trước hiện thực mà ông ta miêu tả

III. Các giá trị văn học


+ Có 3 giá trị cơ bản của văn học
- Giá trị nhân thức:
• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới
• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân
mình.
- Giá trị giáo dục
• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống
•Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và
sống đúng đẳn.
•Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành
mạnh, trong sáng
-Giá trị thẩm mĩ:
• Nội dung:
Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời
Vẻ đẹp bản thân con người.
• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh
động, giàu
sức gợi.
-Mối quan hệ của 3 giá trị:
* Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.
* Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức
* Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua
giá trị thẩm mĩ.

IV.Thế giới hình tượng của tác phẩm văn học


1. Khái niệm:
Thế giới hình tượng là hệ thống các hình tượng được dệt nên bởi các
chi tiết, tình tiết, quan hệ,... cho phép ta hình dung được sự hiểu biết và
cảm nhận của tác giả đối với thế giới và con người.
- Chú ý: Cần phân biệt các khái niệm: hình ảnh, ngôn ngữ hình tượng,
thế giới hình tượng.
*/Hình tượng “là phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo đời sống
theo quy luật của nghệ thuật”. ( Từ điển Văn học)
Khác với khoa học, nghệ sĩ không diễn đoạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm
bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý hay công thức mà bằng hình
tượng, tức làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, hiện
tượng của đời sống, làm cho ta suy nghĩ về tính cách, só phận, tình đời,
tình người.
Hình tượng nghệ thuật là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và
độc giả. Hình tượng là thế giới sống do nhà văn tạo ra bằng sức gợi ngôn
từ. Gọi là hình tượng vì một mặt, nó cũng sống động y và hấp dẫn như
thật, nhưng mặc khác nó chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng con người, nó
không phải là sự thật trăm phần trăm. Nhưng, thật sai lầm nếu chỉ quan
niệm hình tượng nghệ thuật chỉ là phản quang đơn thuần của đời sống.
Hình tượng, một mặt nó vừa mang tính khách quan, mặt khác vừa mang
tính chủ quan của nghệ sĩ. Hình tượng không chỉ là thế giới đời sống, mà
còn là “thế giới biết nói”. Thông qua các chi tiết, nhân vật trong tác phẩm,
nhà văn muốn đối thoại với độc giả vè quan niệm nhân sinh nào đó. Hình
tượng là kết tinh của những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời làm nhà văn
day dứt. Anh viết ra để nói to, để chia sẻ với mọi người. Hình tượng,
như thế nó gắn liền với quan điểm, lí tưởng và khát vọng của nhà văn.
Cuộc sống và con người được miêu tả trong văn học, vừa giống cái đã có
và hiện có, vừa là cái có thể và cần có.
*/ Ví dụ: Trong ca dao, thuyền và bến; trong thơ Xuân Diệu, bài Biển thì
sóng và bờ, trong bài Thuyền và biển, Sóng của Xuân Quỳnh thì thuyền,
biển - là cặp hình tượng nói về tình yêu lứa đôi
*/Đặc điểm cơ bản của hình tượng :
- Gắn liền với đời sống.
- Có sự thống nhất giữa hai mặt : khách quan và chủ quan, lí trí và tình cảm.
-Vừa khái quát, vừa cụ thể.

2.Tính “phi vật thể” của hình tượng văn học.


Âm nhạc dùng âm thanh, hội họa dùng đường nét, điêu khắc dùng
mảng khối để xây dựng hình tượng. Những chất liệu đó đều mang tính
“vật chất”, tức có thể nhìn, nghe, cảm nhận được bằng giác quan, nó khác
với ngôn từ của văn học. Ngôn từ tồn tại trong trí óc, không thể sờ, thấy,
hay cảm nhận bằng những cách thong thường, mà buộc độc giả phải thâm
nhập, cảm nhận và tưởng tượng như mình đang sống chung với hình
tượng. Độc giả buộc phải nhập cuộc, đau nỗi đau của người trong cuộc thì
mới có thể cảm nhận rõ những gì mà nhà văn viết ra. Nhờ dùng chất liệu
ngôn từ mà bức tranh đời sống không bị hạn chế về không gian, thời gian.
Những gì tinh vi, mong manh, mơ hồ, ngay cả tâm trạng sâu thẳm của con
người, đều có thể mô tả trực quan, sinh động bằng từ ngữ. Văn học có thể
“họa” lại tâm trạng của người thanh niên khi tiếp nhận ánh sáng của Đảng
( bài thơ Từ ấy của Tố Hữu ), hay mô tả phong thái ung dung, đường
hoàng, tự tin của người chiến sĩ Cách mạng khi trèo đèo lội suối :
Nhớ chân người bước lên đèo
nhưng hội họa lại bất lực trước điều đó. Thông qua trí tưởng tượng,
độc giả có thể tái tạo lại hình tượng cuộc sống, con người. "Hình tượng
nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống
bằng tâm trí của người đọc" là vì thế.

V.Các lớp nội dung của tác phẩm văn học


Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ - là năm
lớp nội dung của tác phẩm văn học
1.Đề tài:
-Phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn khái quát, bình giá và thể hiện
trong văn bản
- Đề tài là hiện tượng đời sống được thể hiện qua miêu tả.
- Ví dụ: “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Tắt đèn”,... viết về đề tài nông dân.
2. Chủ đề.
- Chủ đề là vấn đề chính, vấn đề chủ yếu mà tác phẩm muốn nêu lên qua một
hiện tượng
- Ví dụ: Chủ đề truyện “Đời thừa” là bi kịch tinh thần của người trí thức
nghèo trong xã hội thực dân phong kiến.
3. Cảm hứng:
-Là tình cảm chủ yếu của văn bản, là trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể
hiện một cách đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản
-Cảm hứng “là nội dung tình cảm của tác phẩm”
-Ví dụ, bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan, cảm hứng
chủ đạo là nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo và nỗi buồn nhớ nhà của người lữ khách.
4. Nội dung triết lý:
- Quan niệm về thế giới, quan niệm về con người là nội dung triết lý của tác
phẩm văn học.
- Ví dụ, nội dung triết lý của truyện ngắn “Đời thừa” là gì?
+ Là khoái cảm của văn chương “dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng
không thích bằng”
+ Là nghề văn tuy nghèo mà sang trọng: “Tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có
người giàu bạc vạn nào thuận đối lấy cái địa vị của tôi (Hộ), chưa chắc tôi đã
đổi”.
+ Là quan niệm về kẻ mạnh: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi
vai mình”.

5. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm
hứng và chủ đề tác phẩm.
- Ta thường nói: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là một cách đánh
giá sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm văn học.
- Nói về sắc điệu thẩm mỹ trong “Nhật ký trong tù”, Hoàng Trung Thông
viết:
“Văn thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

6. Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ


+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)
Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm
tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)
+ Phân loại:
- Xét sự xuất hiện của tác giả trong tác phẩm:
• Cái tôi trữ tình: tác giả
• Nhân vật trữ tình nhập vai: khi tác giả hoá thân vào nhân vật khác trong tác
phẩm.
- Xét về vai trò:
•Chủ thể trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc)
•Đối tượng trữ tình: đối tượng hướng tới của tâm trạng chủ thể trữ tình

7. Giá trị hiện thực


+ Là gì:
-Phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
-Tác phẩm nào cũng có giá trị hiện thực. (Vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống:
hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, hiện thực tình cảm, tâm lí...)
+ Biểu hiện:
Hiện thực phản ánh trong tác phẩm thì vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy
nhiên, nói đến giá trị hiện thực trong một tác phẩm văn học người ta thường
đề cập 3 nét chính:
1. Phơi bày chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay
tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
2. Chỉ ra nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
3. Miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Ở mỗi một tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được biểu hiện đa dạng. Cùng
phản ánh tình cảnh khốn quẫn của người nông dân Việt Nam trước cách
mạng, Ngô Tất Tổ miêu tả nỗi chật vật về vật chất của chị Dậu vì nạn sưu cao
thuế nặng, một cổ nhiều tròng, Nguyễn Công Hoan phơi bày chân thực sự
cùng đường tuyệt lộ của người nông dân (“Bước đường cùng”), Nam Cao lại
đi vào mảng hiện thực sâu kín nhất, tăm tối nhất — địa hạt tâm lí để lột trần bi
kịch bị tha hoá, nỗi đau tinh thần khắc khoải của những con người dưới đáy
của xã hội — Chí Phèo
+ Vai trò:
 Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn,
 Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.

8. Giá trị nhân đạo


+ Là gì:
 Hạt nhân: lòng yêu thương con người.
 Đối tượng: thường là nỗi khổ.
- Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.
1. Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.
2. Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.
3. Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người
bất hạnh. Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi
phong phú, linh hoạt. Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn
trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp
truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính
và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô
Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao -
Mị...
-Vai trò:
 Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn
“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)
 Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là
nhân học. Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương
con người).

VI.Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
1. Khái niệm về thể loại văn học:
- Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn
bản.
- Ví dụ, cùng viết về đề tài người mẹ trong chiến tranh, Tố Hữu viết về người
mẹ ở hậu phương qua tâm hồn người lính bằng thơ lục bát trữ tình (Bầm ơi).
Con Nguyễn Thi lại viết về một người mẹ, người vợ cụ thể - chị Út Tịch -
đang cùng chồng và đồng bào quê hương cầm súng đánh giặc - bằng thể ký:
“Người mẹ cầm súng”.

2. Sự phân loại tác phẩm văn học:


- Phân loại tác phẩm văn học, chủ yếu theo ba tiêu chí sau:
+ Phương thức tái hiện đời sống, cấu tạo tác phẩm.
+ Loại đề tài, chủ đề.
+ Thể văn.
- Thể loại tác phẩm văn học gồm có:
+ Tự sự
+ Trữ tình.
+ Kịch.

Thể loại - thể văn


1. Tự sự (kể và tả...), gồm có:
- Truyện đời xưa: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện
ngụ ngôn, truyện nôm (thơ).
- Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tiểu thuyết)
-Phóng sự, ký sự, bút ký,...
2. Trữ tình: (tả tâm trạng, cô đúc, giọng điệu, vần điệu,...)
- Ca dao trữ tình, thơ trữ tình, thơ trào phúng.
- Các khúc ngâm, tuỳ bút, trường ca hiện đại.
- Phú, văn tế, thơ ca trù.
3. Kịch
- Sân khấu dân tộc: chèo, tuồng, cải lương.
- Sân khấu hiện đại: kịch thơ, hài kịch, bi kịch, kịch câm.
Tóm lại, lúc đọc để thưởng thức, lúc phân tích tác phẩm văn học, cần
phải có định hướng. Đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc
điệu phẩm mỹ, văn bản, ngôn từ, thế giới hình tượng và thể loại tác
phẩm văn học - là những căn cứ để hiểu và cảm, để giảng và bình tác
phẩm văn học.

You might also like