You are on page 1of 10

* DẠNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN:

- Ai đó đã từng nói "Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn
vinh của con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Sự kết tinh của ngôn từ,
sự nâng đỡ của hình thức nghệ thuật, tất cả sẽ tạo nên một tác phẩm chân chính. Để
xây dựng lên một tác phẩm văn chương xuất sắc, nhà văn không thể quên một thứ vũ
khí vô cùng mạnh, đó chính là tình huống truyện. ... đã xây dựng lên tác phẩm ... với
tình huống truyện thật đặc sắc, kể về ...
- Không giống như hội họa với những nét vẽ nghệ thuật ấy đầy màu sắc, nhưng
nghệ thuật của văn chương ấy nó lại được vẽ lên bằng ngôn từ. Người nghệ sĩ cầm bút
viết, họ vẽ lên cuộc đời, xây dựng lên những câu chuyện từ chính hiện thực. Thế
nhưng hiện thực mà họ mang đến ảnh, phản ánh những góc nhìn khác nhau, rất hay,
rất nghệ và cũng rất suy ngẫm. Một trong số những tài năng ấy chính là cách xây dựng
tình huống truyện. Đến với tác phẩm .. của nhà văn ..., gấp lại những trang sách người
đọc sẽ không thể nào quên tình huống truyện ...
* DẠNG ĐỂ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
(1) Nguyễn Minh Châu đã từng nói: "Văn học và cuộc sống là hai đường tròn
đồng tâm mà tâm điểm chính là con người." Văn chương bắt đầu từ con người, hướng
đến con người và sinh ra cũng là để phục vụ con người. Chính vì vậy, dưới ngòi bút tài
hoa của mình, ... đã thực hiện tốt sứ mệnh khi khắc họa hình tượng nhân vật ... trong
tác phẩm ...
(2) Người nghệ sĩ không tìm kiếm cảm hứng từ những thứ lớn lao, kì vĩ bởi đích
thực nơi hướng đến của nghệ thuật chính là con người. Sứ mệnh của người nghệ sĩ
phải là nâng đỡ những điều tốt đẹp đó trong cuộc đời. Trong tác phẩm ... đã thực hiện
tốt sứ mệnh của mình khi khắc họa hình tượng nhân vật ...
(3) Con người - câu chuyện của văn chương qua bao thế kỉ vẫn luôn là câu
chuyện đẹp nhất. Nhà văn Thạch Lam đã từng nói: "Thiên chức của nhà văn cũng như
những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công
bằng, thương yêu hơn." Nhà văn sinh ra với sứ mệnh cầm bút, nhưng để hoàn thành sứ
mệnh ấy nhà văn phải ôm con người vào lòng. Đến với tác phẩm ... của nhà văn có thể
thấy từng nét vẽ nhân vật ... đều được nhà văn nâng niu, tỉ mỉ từng chút một.
* DẠNG ĐỂ PHÂN TÍCH TRÍCH ĐOẠN:
(1) Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật diệu kỳ, nó đi sâu vào
tiềm thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời.
Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh của ngôn
từ dưới ngòi bút tài hoa của ... đã tạo nên tác phẩm ... Đặc biệt, khi đọc tác phẩm,
người đọc không thể không ấn tượng với đoạn văn "... thể hiện ...
(2) Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc
sống con người? Văn chương kỳ diệu lắm, nó nghệ thuật mà lại chân thực vô cùng.
Người đọc tìm kiếm ở đó không phải là những thứ cao siêu mà chỉ đơn giản ở đó họ
tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, ... đã vẽ lên một câu chuyện cuộc đời qua
tác phẩm ... Đặc biệt ở đó người đọc rất ấn tượng với đoạn trích ....
(3) Có đôi khi, dòng chảy của thời gian tất bật quá mà ta quên đi những giá trị
thật ở đời và khi đó cũng là lúc văn chương lên tiếng. Nghệ thuật của ngôn từ mang
sức mạnh rất đặc biệt, nó nuôi dưỡng tâm hồn con người, hướng con người đến với cái
thiện. Chỉ với một đoạn văn ".." trong tác phẩm "... của nhà văn người đọc cũng có thể
thấy ở đó là trái tim, là linh hồn của người nghệ sĩ. Chỉ qua với một đoạn văn ... đã thể
hiện được ...
* DẠNG ĐỂ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC, GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO:
(1) Ai đó đã từng nói "Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên
trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu
buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời." Đúng vậy, văn chương là cuộc
đời. Cuộc sống đi vào văn chương, có khi đẹp thật đấy, nhưng cũng có khi lại bị
thương vô cùng. Nhưng cái cuối cùng mà văn chương để lại chính là "giọt nước mắt"
lóng lánh. Mang câu chuyện cuộc đời vào văn chương, ... đã rất thành công khi xây
dựng tác phẩm... với những giá trị sâu sắc về hiện thực và nhân đạo.
(2) Sứ mệnh của nhà văn sinh ra chính là để nâng đỡ những cái đẹp ở đời.
Người nghệ sĩ cầm bút ấy họ phải thực sự hiểu đời, trân trọng từng vẻ đẹp cuộc sống,
ôm ấp vào lòng mình từng câu chuyện ấy, có như vậy những trang văn của họ mới
thực sự chạm đến trái tim độc giả. Vẽ lên tác phẩm ... bằng ngòi bút nhân đạo, khai
thác từ chính câu chuyện của hiện thực, vậy nên, đọc tác phẩm... có ai mà không
thương, mà không yêu cho được.
* THAY THẾ NHỮNG TỪ NGỮ ĐÃ QUÁ CŨ:
- Miêu tả:
+ Khắc họa...
+ Phác thảo Giọt mồ hôi đã rơi trên “cánh đồng” trắng muốt để cho hạt mầm
của tác giả đâm chồi, nảy lộc và khi mùa đến chúng đã đơm hoa kết trái với “hình
tượng nhân vật”/bức tranh thiên nhiên, con người, xã hội” bằng những nét vẽ...
+ Người nghệ sĩ ấy đã dùng tài năng điều khiển con chữ của mình để tạo ra
một ...
+ Men say của cảm hứng chính là chất liệu tốt nhất để tác giả nâng bút khám
phá ...
- Thứ nhất, thứ hai
+ Không những thế mà còn ...
+ Khơi dòng cảm xúc ...
+ Sự say mê, nhiệt huyết đã chắp cánh cho người nghệ sĩ khi viết ...
+ Theo dấu chân của người nghệ sĩ, ta tiếp tục khám phá ...
+ Lần mở từng trang sách đã cũ nhưng ta lại thấy lấp lánh “những bụi vàng” ...
- Cảm nhận, cảm thấy
+ Rung động với ...
+ Thấu hiểu những ...
+ Khi trái tim rung ngân từng nhịp với những đau buồn/nhớ nhung,... [những
trạng thái cảm xúc] khôn xiết của tác giả là lúc chúng ta đã đặt chân vào thế giới
của ...
+ Nếu không thả hồn mình vào tận cùng của những con chữ làm sao ta có thể
cùng cười, cùng khóc với những ...
- Đúng vậy...
+ Thật công bằng khi cho rằng ...
+ Không phải ngẫu nhiên khi đánh giá ... - Người nghệ sĩ ấy đã đúng khi ...
+ Vạn vật sinh ra đều được vận hành theo quy luật của vũ trụ, cũng giống như
mặt trời, mặt trăng chẳng chiếu sáng riêng ai và chúng ta không sai khi khẳng định ...
- LÀ MỘT NGƯỜI HỌC SINH...
Em có thể thay thế bằng:
+ Soi chiếu vào bản thân mình, tôi nhận thấy bản thân mình cần ...
+ Nhìn lại chặng đường mình đã đi qua, tôi thấy rằng mình vẫn còn thiếu sót rất
nhiều, đặc biệt là ...
+ Nếu coi mỗi ngày trôi qua là một thước phim, thì tôi hiểu rằng ... là một cảnh
quay không thể thiếu trong bộ phim cuộc đời của chính mình.
- TRỌNG CUỘC SỐNG...
Em có thể thay thế bằng:
+ Trong dòng chảy xoay vần và biến thiên của cuộc sống ...
+ Ở đời ...
+ Thời gian chảy trôi, sự vật thay đổi, nhưng ...
VD: Thay vì viết ”Trong cuộc sống, chúng ta không thể sống thiếu niềm tin”,
thì em hãy viết ”Ở đời, niềm tin là thứ tất lẽ dĩ ngẫu phải tồn tại để đưa người ta vượt
qua mọi chông chênh của cuộc sống”.
NHẮC TỚI VẤN ĐỀ.... TÔI NHỚ TỚI.... Khi đưa dẫn chứng, em có thể thay
thế cụm này bằng:
- (dẫn chứng) là một minh chứng tiêu biểu/một tấm gương sáng cho ... (vấn đề)
- Trong vườn hoa của ... (vấn đề), có lẽ ... (dẫn chứng) là bông hoa rực rỡ, ngát
hương nhất
VD: Thay vì viết ”Nhắc tới sự giản dị, tôi nhớ tới Bác Hồ”, thì em hãy viết
”Trong vườn hoa của sự giản dị thuần túy, có lẽ Bác Hồ kính yêu là bông hoa rực rỡ,
ngát hương nhất”.
- HS BÌNH THƯỜNG
Nhà văn đã thể hiện tinh thần thần nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của mình. --
- HS GIỎI VĂN
Hai chữ “nhà văn” thật thiêng liêng cao cả. Họ được thượng đế sinh ra để nâng
đỡ giấc mơ cho những kẻ cùng đường, để bênh vực cho những kẻ không ai bênh vực.
Họ gắn lên vai những kẻ yếu thế một đôi cánh với mong muốn giúp họ vượt qua sự
khắc nghiệt của cuộc sống. Đôi cánh ấy mang tên “giá trị nhân đạo”. Đó là phép màu,
là vũ khí thanh cao đắc lực để nghệ sĩ đấu tranh với những thứ xấu xa tàn ác trong tác
phẩm của mình.
- HS BÌNH THƯỜNG
Dù thời gian mãi chảy trôi nhưng tác phẩm nghệ thuật sẽ luôn giữ nguyên được
giá trị, để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc.
- HS GIỎI VĂN
Thời gian thống trị mọi thứ, nó có thể khiến tất cả lu mờ nhưng có một thứ vẫn
sẽ sống mãi cùng lịch sử đó chính là giá trị văn chương chân chính. (Tác phẩm A) sẽ
là một bông hoa bất diệt, là ngôi sao lấp lánh giữa bầu trời văn học Việt Nam, ghi dấu
mãi mãi vào miền hồn của những trái tim chung nhịp đập với dòng chảy văn chương.
- HS BÌNH THƯỜNG
Mọi tác phẩm đều bắt nguồn từ hiện thực đời sống.
- HS GIỎI VĂN
Nếu ví các tác phẩm nghệ thuật tựa như con tàu trên chuyến thủy trình vô tận
nơi đại dương, thì hiện thực chính là sợi dây neo để dù tàu có đi xa đến đâu thì vẫn có
một điểm dựa vững chắc và giữ lại được giá trị riêng biệt. Đây chính là một chân lý
muôn đời, là sự thật hiển nhiên được công nhận bởi người nghệ sĩ luôn hiểu rằng, nếu
không bắt nguồn từ hiện thực, các tác phẩm nghệ thuật sẽ chỉ là những thứ giả dối,
phù phiếm, là “Cửu Trùng Đài” vô nghĩa của Vũ Như Tô, là bức ảnh nghệ thuật không
chân thực của Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” và là tác phẩm hời hợt của anh
văn sĩ Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”. Đó chính là sự khác biệt căn bản của nghệ
thuật vị nhân sinh và nghệ thuật tô hồng.
- HS BÌNH THƯỜNG
Một tác phẩm được coi là chân chính khi tác giả đã thể hiện được tâm tư,
tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm ấy.
- HS GIỎI VĂN
Nhà thơ Diệp Tiết từng tâm niệm: “Thơ là tiếng lòng”. Một khi đã bước chân
vào thế giới văn chương, người nghệ sĩ phải xác định chấm ngòi bút của mình vào giọt
máu hồng để các tác phẩm thơ ca được bay bổng trong tình cảm. Khi đã đạt được cảnh
giới ấy, thành quả của họ bất giác sẽ đi sâu vào lòng người, kết thành “hạt ngọc” bởi
những tâm sự thành thật được chắt lọc từ cuộc sống hiện thực.
- HS BÌNH THƯỜNG
Trong tác phẩm, tác giả đã có những miêu tả thành công đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật.
- HS GIỎI VĂN
Người nghệ sĩ của chúng ta giống như một kiến trúc sư tài ba thực thụ, anh ta
không chỉ kiến thiết “công trình nội dung” một cách kiên cố, chắc chắn mà còn dùng
những mảng khối nghệ thuật khiến tác phẩm của mình trở thành kiệt tác văn chương.
* DẪN DẮT VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN
HS BÌNH THƯỜNG
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt”, em ấn tượng nhất là sự thay đổi diễn biến tâm trạng
của nhân vật Tràng vào buổi sáng hôm sau.
HOC HS GIỎI VĂN
"Bức tranh cuộc sống và con người trong tác phẩm “Vợ nhặt” hiện lên với
nhiều mảng màu sắc sáng tối khác nhau. Bức tranh ấy càng trở nên đặc biệt hơn nhờ
nhân vật Tràng - người có diễn biến tâm trạng được Kim Lân khắc họa rất rõ nét qua
từng giai đoạn, mà ấn tượng nhất là dòng cảm xúc vào sáng ngày hôm sau khi “nhặt
được vợ”.
* PHÂN TÍCH NHÂN VẬT
HS BÌNH THƯỜNG
Hình ảnh người đàn bà hàng chài là đại diện cho rất nhiều người phụ nữ khác,
mang trong mình những vẻ đẹp rất đáng quý.
HS GIỎI VĂN
Hình ảnh người đàn bà hàng chài đã trở thành “nỗi ám ảnh” của nghệ sĩ Phùng,
đồng thời cũng là hình ảnh đem đến những ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả.
Người đàn bà hàng chài là biểu trưng cho biết bao người phụ nữ khác thời kì hậu
chiến, mang trong mình một vẻ đẹp khuất lấp, chỉ cần gạt nhẹ một chút đã thắp sáng
lấp lánh, long lanh.
* ĐÁNH GIÁ VỀ CHI TIẾT TRUYỆN
HS BÌNH THƯỜNG
Chi tiết tiếng sáo đã giúp Tô Hoài khám phá ra vẻ đẹp của tâm hồn Mị. Đây là
chi tiết thể hiện được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
HS GIỎI VĂN
Chi tiết tiếng sáo vừa giúp Tô Hoài khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn Mị, vừa thể
hiện được giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nhà văn thông
qua chi tiết tiếng sáo tố cáo bọn chúa đất phong kiến độc ác, đồng thời thể hiện sự trân
trọng vẻ đẹp của người lao động. Giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết,
họ vẫn muốn sống và sống cho ra một con người.
* 3 cách chuyển đoạn từ luận điểm 1 sang luận điểm 2 trong Nghị luận văn
học
- Thay vì viết Tác phẩm A là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà thơ B,
được sáng tác năm...Bài thơ đã gợi cho người đọc .... qua khổ thơ sau:
- Hãy viết
Cái đẹp của văn chương chính là cái mang nhiều dấu ấn của chủ thể sáng tạo, là
cái riêng, cái độc đáo. nhà văn A đã để ngòi bút của mình hướng về (nội dung vấn đề)
để rồi từng câu từng chữ ấy cứ ngân vang mãi trong (phạm vi phân tích).
- Hãy viết
Nghệ thuật hướng người ta tới những điều chân thiện mĩ nên sự phản ánh cái
đẹp như một điều tất yếu của văn chương. nhà văn nhà thơ A như con ong chăm chỉ,
kiếm tìm trong cuộc sống những bông hoa đẹp nhất, hút từ nhụy hoa thứ mật ngọt tinh
chất từ đó, hình thành lên một cái đẹp mang tính lí tưởng qua câu thơ/ đoạn trích.
* NHỮNG CÂU VĂN GIÀU HÌNH ẢNH ÁP DỤNG CHO BÀI NLXH
- Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời bị mất hết nhụy còn hơn giữ
nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông
- Nếu cuộc sống là một sa mạc cằn cỗi, hãy biến thành cây xương rồng gai góc,
đâm bộ rễ sâu xuống lòng đất tìm nguồn nước mát lành, để rồi từ đỏ nở ra những đóa
hoa đầy sức sống
- Một ngôi sao không bao giờ so sánh mình với một ngôi sao khác, nó chỉ làm
việc của mình: Tòa sáng
- Sự sống này sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian
khổ, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải
có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy
- Cuộc đời có kẽ hở, ảnh mặt trời mới có thể rọi vào. Không có đêm tối vĩnh
hằng chỉ có bình minh chưa đến
- Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh
ra để in dấu lại trên mặt đất và in dấu trong trái tim người khác
- Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó
sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan
trọng
* GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG VĂN HỌC
- Biểu hiện:
+ Giá trị hiện thực phản ánh trong tác phẩm rất phong phú. Giá trị hiện thực
được đề cập trong tác phẩm thường có các nét chính sau:
+ Phơi bày cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ về vật chất, tinh thần của những
con người bé nhỏ, bất hạnh.
+ Chỉ ra những nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
+ Miêu tả vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong con người.
Ở mỗi tác phẩm, giá trị hiện thực được thể hiện theo những cách rất khác nhau.
cùng phản ánh nỗi đau khổ, tình cảnh khốn cùng của người dân Việt Nam trước cách
mạng, trong "Tắt đèn" Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật về vật chất của chị Dậu vì nạn một
cổ nhiều trong, sưu cao thuế nặng. Trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam
Xương” Nguyễn Dữ, tác giả thông qua bi kịch của một gia đình để phơi bày hiện thực
của xã hội phong kiến với chế độ trọng nam khinh nữ. Hay tác phẩm "Chí Phèo của
Nam Cao lại đi vào mảng hiện thực sâu kín, tối tăm, vạch trần xã hội bị tha hóa và nỗi
đau tinh thần của con người dưới đáy xã hội.
- Đặc Trưng: Qua việc tìm hiểu định nghĩa giá trị hiện thực là gì, chúng ta cũng
cần lưu tâm về những đặc trưng của loại hình này. Hầu hết trong các tác phẩm văn
chương, giá trị hiện thực đều là những hiện thực được hư cấu, nghĩa là nó phản ánh
hiện thực của một thời kỳ, một xã hội dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau chứ không
trực tiếp nói đến hiện thực cụ thể. Nét đặc trưng của giá trị hiện thực là gì? Đó chính là
lấy con người làm điển hình. Trong mỗi tác phẩm, tác giả sẽ khắc họa về ngoại hình,
tính cách, hành động, lời nói... và nhân vật này đại diện cho một tầng lớp trong xã hội,
hoàn cảnh của nhân vật sẽ phản ánh số phận của giai cấp đó trong xã hội lúc bấy giờ.
Ví dụ như hình ảnh Vũ Nương trong “Người con gái Nam Xương” đại diện cho số
phận của người phụ nữ trong xã hội, vất và tảo tần nhưng lại bị coi khinh, xem thường.
Hình ảnh "chí Phèo đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động, bị áp bức nặng nề, lao
vào tình cảnh khốn cùng không lối thoát.
Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trị hống hách, ra sức bóc lột những người
yếu thế. Hay hình ảnh Làng Vũ Đại là đại diện cho một xã hội Việt Nam lúc bấy giờ -
một xã hội bị tha hóa, người dân lâm vào cảnh khốn cùng. Nếu trong một tác phẩm,
giá trị hiện thực và giá trị nhận đạo thường đi cùng với nhau. Giá trị hiện thực thể hiện
trần trụi những mảng tối của xã hội, của suy nghĩ con người, giá trị nhân đạo lại thể
hiện nét đẹp trong tâm hồn con người nó như một tia sáng lóe lên trong bức tranh ám
Ví dụ như trong “Vợ nhặt”, mặc dù gia đình anh Tràng khó khăn, đang đứng trên bờ
vực thẳm nhưng vẫn cưu mang người khác hay tác phẩm Chí Phèo nhân vật Chí Phèo
trong lúc cả làng Vũ Đại coi khinh hắn, xa lánh lánh thì hắn gặp được Thị Nở, thị là
một con người xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu, thị đã nhen nhóm tình yêu và sự
sống trong con người hắn.
* CÁCH TRÍCH DẪN NHẬN ĐỊNH KHÉO LÉO, MƯỢT MÀ
- Cách 1
Trải qua những tháng năm cầm bút sáng tác miệt mài, nhà văn A đã đúc kết ra rằng:
“trích nhận định”...
- Cách 2
Trong những trang viết của nhà văn A, tôi tâm đắc với chia sẻ: “trích nhận định”...
- Cách 3
Trong muôn vàn lối đi mà văn chương mở ra, nhà văn A đã chọn cho mình tối đi riêng
với những tâm niệm “trích nhận định”...
- Cách 4
Đắm mình vào dòng chảy của cuộc sống và văn học, nhà văn A đã từng chia sẻ: “trích
nhận định”...
- Cách 5
Nghĩ về văn chương, về cuộc đời, về con người, nhà văn A từng tâm sự “Trích nhận
định”...
* DẪN DẮT DẪN CHƯNG TRONG BÀI NLVH
- Sẽ thật thiếu sót nếu như đi vào cảm nhận [tác phẩm] mà lại thiếu đi sự tìm hiểu sâu
sắc về đoạn trích:
- Ngụp lặn trong những trang viết giải, đoạn trích như sa của tác giả], [đoạn trích] như
một viên minh châu quý báu ngời sáng lên giá trị nhân văn của [tác phẩm
[Tác giả đã khép lại những trang viết của mình bằng những câu thơ sâu sắc, thể hiện
[luận điểm]
- Bằng ngòi bút sắc sảo và lòng nhân đạo chảy trong huyết mạch, [tác giả] đã viết nên
những trang văn lay động lòng người như thế:
- Đặt trong mối tương quan với tác phẩm], [trích đoạn] chỉ là một mảnh toàn chỉ là mộ
ghép nhỏ nhưng đã góp phần tạo nên giá trị tư tưởng sâu sắc của tác phẩm
- Đi sâu vào cảm nhận đoạn trích, ta càng cảm nhận được tấm lòng của nhà văn được
thể hiện đằng sau bút lực và tư tưởng sâu sắc, tài hoa….

You might also like