You are on page 1of 7

LUYỆN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề 1: Nhận định về quá trình tiếp nhận văn học, có ý kiến cho rằng: "Tiếp nhận
văn học không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có được chỗ đứng, mà còn giúp
người đọc sống được nhiều cuộc đời".
Qua truyện ngắn Bến quê- Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
đó.

1. Giải thích vấn đề:


- “Tiếp nhận văn học” là gì? Là hoạt động tinh thần bao gồm quá trình đọc, cảm
thụ, thưởng thức, suy ngẫm về tác phẩm, từ đó nhận ra, vỡ ra nhiều điều sâu sắc về
cuộc đời con người. Tiếp nhận văn học giúp tâm hồn ta trở nên phong phú hơn.
- “Tác phẩm, nhà văn có chỗ đứng” thực chất là khẳng định giá trị tác phẩm và vị
trí, đóng góp của nhà văn với nền văn học.
- “ Người đọc sống được nhiều cuộc đời” là gì? Là sự thâm nhập, hóa thân của
người đọc để trải nghiệm, đồng điệu cùng nhân vật, từ đó hiểu sâu sắc hơn về cuộc
đời, con người nói chung và chính bản thân mình nói riêng. “ … Văn học xây dựng
con người… giải phóng con người khỏi biên giới của chính mình… làm con người
tự xây dựng được.”
=>ý kiến này của đề bài bàn về vai trò của tiếp nhận văn học đối với người đọc,
người sáng tác.
2. Bàn luận:
- Tại sao tiếp nhận văn học giúp cho tác phẩm và nhà văn có được chỗ đứng?
+ người sáng tạo tp là nhà văn nhưng người quyết định số phận tp là bạn đọc.
+ khi nhà văn đặt dấu chấm hết cho tp đó mới là lúc đời sống của tác phẩm
thực sự bắt đầu.
+ quá trình khám phá, giải mã tp giúp nó khẳng định giá trị của mình trên văn
đàn. Tp có giá trị là 1 thước đo thành công của nhà văn, giúp anh ta khẳng định
được vị trí trong nền văn học.
=> chỉ trong hoạt động tiếp nhận, giá trị tác phẩm và vị trí của nhà văn mới
được thừa nhận. ( Vd: Nghìn năm sau, Truyện Kiều của NG Du vẫn luôn là 1 kiệt
tác; có những tp ra đời cách đây rất lâu nhưng luôn có vị trí riêng trong nền văn
học…)
- Tại sao tiếp nhận văn học giúp ng đọc “sống được nhiều cuộc đời”?
+ tiếp nhận tp đòi hỏi ng đọc không chỉ đọc mà còn suy ngẫm, hóa thân, nhập
vai vào chính nhân vật để hiểu và đồng điệu cùng nhân vật. Từ đó ng đọc như được
sống cùng nhân vật, trải nghiệm cuộc đời của họ.
+ tiếp nhận văn học giúp ng đọc hiểu thêm đời sống, lịch sử, xã hội, vượt qua
cả khoảng cách thời gian, không gian.
+ ng đọc đọc tác phẩm như thấy chính cuộc đời mình trong đó, thấy bản thân
mình trong đó.
=> việc tiếp nhận khiến cho ng đọc trưởng thành hơn cả về nhận thức và tình
cảm, tinh thần.
3. Chứng minh qua tp “Bến quê”
- vài nét về tác giả
- hoàn cảnh sáng tác
- phân tích tình huống nhận thức của nhân vật Nhĩ để thấy được “những cuộc đời
mà người đọc đã được sống”:
+ quá trình nhận thức của Nhĩ: về vẻ đẹp bình dị của quê hương, về gia đình
và người vợ, về khát vọng cuối đời và về chính mình.
+ những triết lý giản dị về đời sống, về nhân sinh rút ra từ tác phẩm
=> Ng đọc hiểu về cuộc đời Nhĩ, sống cuộc đời anh, rút ra những bài học cho
chính mình. Những chân lí đời sống mà Nhĩ chỉ nhận ra vào lúc cuối đời cũng
chính là những chân lí cuộc đời mà mỗi người chúng ta theo đuổi cả đời mình mới
có thể nhận ra được. Cho nên câu chuyện của Nhĩ không chỉ là của riêng anh mà là
câu chuyện của chúng ta, câu chuyện của những người chưa tìm được bến đỗ nên
vẫn loay hoay kiếm tìm những giá trị vĩnh cửu cho đời mình.
- khẳng định giá trị của tác phẩm Bến quê và tài năng của NG Minh Châu
( truyện ngắn luận đề viết về đời sống trên tinh thần đổi mới; thể hiện quá trình
nhận thức lại về đời sống và tự nhận thức về con người)
4. Bàn luận , mở rộng ( 0.5 / 7 điểm)
- Với ng sáng tác: đòi hỏi viết những tp có giá trị, ko chỉ đạt đến độ sâu sắc về nội
dung mà còn xuất sắc về nghệ thuật. Ng nghệ sĩ cần hiểu được tác phẩm là 1 thước
đo cho thành công của quá trình sáng tác nên cần lao động nghệ thuật công phu,
nghiêm túc để tạo nên tp hấp dẫn.
- Với ng đọc: đòi hỏi tiếp nhận 1 cách trọn vẹn cả về nd+ nt; tiếp nhận ko chỉ qua
kênh đọc mà bằng sự thâm nhập trọn vẹn cả tâm hồn mình “ tất cả tâm hồn chúng
ta cùng đọc, mắt không rời trang giấy “( Tiếng nói của văn nghệ- NĐT)

Đề 2: Người xưa thường nói: “Chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im
lặng.” Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó thì có
những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế.” Viết bài văn nghị luận về những
chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và “Ánh
trăng”.

1. Giải thích ý kiến đề bài:


- “Chất thơ” là gì? ( Là 1 thuật ngữ lí luận chỉ 1 phẩm chất đặc biệt của văn xuôi.
Chất thơ là tính chất trữ tình- tính chất được tạo nên tự sự hòa quyện giữa vẻ đẹp
của cảm xúc, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để khơi gợi những rung
động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn)
- “Những chỗ im lặng” là gì? Là những khoảng trống, khoảng lặng trong thơ. Đượ
hiểu là phần hàm ẩn sau lớp vỏ ngôn từ bề mặt ( ý tại ngôn ngoại, lời ít ý nhiều)
- “Những tiếng dội vang” là gì? Những nỗi niềm, cảm xúc, tư tưởng, tình cảm…có
sức lan tỏa, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người đọc.
=> Cả 2 ý kiến trên đều bổ sung cho nhau, góp phần hoàn thiện đặc trưng của thơ:
thơ là thể loại trữ tình, ngôn từ hàm súc, thường có những khoảng trống về từ ngữ,
ý nghĩa và cảm xúc. Người đọc phải tự mình giải mã, tìm hiểu phần hàm nghĩa bị
ẩn đi, lắng nghe được những điều tinh tế, sâu sắc mà tác giả muốn nói ngay cả khi
tác phẩm đã kết thúc. Đó là “mạch ngầm văn bản” của thơ, điều này làm nên sự
ngân vang, lan tỏa , dư vị đọng lại mãi trong ng đọc.
2. Bàn luận:
- Vì sao chất thơ của thơ lại là phần im lặng?
+ vì thơ có đặc trưng hàm súc , cô đọng nên ko thể biểu hiện hết tất cả tư tg,
t/cảm trên bề mặt ngôn từ… Nhà thơ buộc phải gửi gắm những tư tưởng ấy qua các
phương tiện nghệ thuật…
+ hình ảnh, từ ngữ trong thơ vốn đa nghĩa nên nó khơi gợi sự giải mã, tìm hiểu
của người đọc…
+ nếu tất cả ý thơ đều tràn lên câu chữ thì thơ ko còn thú vị và hấp dẫn, cũng ko
cần vai trò của người đọc trong thơ…( phần im lặng chính là cái đẹp tư tưởng bị
khuất lấp trong thơ)
- Vì sao lắng nghe cái im lặng trong thơ, ta sẽ thấy những tiếng dội vang?
+ vì phần im lặng mới là chiều sâu tư tưởng, tình cảm trong thơ. Đó mới là giá
trị thât sự của bài thơ.
+ nhà thơ là người tinh tế và kín đáo, có tố chất nghệ sĩ đặc thù, nên mong mỏi
tìm kiếm được sự đồng cảm, đồng điệu của người đọc thông qua cách biểu hiện kín
đáo, tế nhị, qua những hình tượng ẩn dụ, ngôn ngữ giàu sức gợi...( liên hệ thơ xưa
thường hay tả cảnh ngụ tình, lấy điểm tả diện, vẽ mây nẩy trăng…)
+ tiếng dội vang chính là những điều nhà thơ muốn đối thoại, chia sẻ nên nó có
sức sống lâu bền, cộng hưởng sự đồng điệu từ nhiều thế hệ bạn đọc.
3. Chứng minh
a. Kiều ở lầu Ngưng Bích( trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
* Vị trí của đoạn trích + cảnh ngộ của Thúy Kiều lúc bấy giờ( bị Tú Bà lừa giam
lỏng để chuẩn bị lập âm mưu mới biến Kiều thành gái lầu xanh)
* Phân tích 3 phần của đoạn trích ( phân tích từ ngữ, h/ả, bptt -> tư tưởng hàm
ẩn -> sự tác động đến người đọc)
- 6 câu đầu: Cảnh ngộ và tâm trạng của TK trước cảnh vật ở lầu Ngưng Bích
+ phân tích từ ngữ, h/ả
+ tư tưởng: tâm trạng đau buồn, tủi thẹn, xấu hổ, ê chề của TK khi nàng từ 1
cô gái đài các, trong trắng giờ đây bị biến thành 1 món hàng để mua bán, trao đổi.
+ khơi gợi niềm đồng cảm, xót thương của ng đọc cho ng phụ nữ.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu, cha mẹ
+ phân tích từ ngữ, h/ả, bptt: Từ “ Tưởng, chén đồng, tấm son, xót, quạt nồng
ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử”, bphap ẩn dụ, câu hỏi tu từ…. => nỗi nhớ thương, lo lắng,
day dứt.
+ tư tưởng hàm ẩn: vẻ đẹp phầm chất của TK trong hoàn cảnh bi kịch: thủy
chung, vị tha, hiếu thảo, nghĩa tình.
+ khơi gợi niềm trân trọng, đề cao phẩm chất tốt đẹp của ng phụ nữ.
- 8 câu cuối: Tâm trạng của TK gửi gắm qua bức tranh cảnh vật
+ phân tích bptt ( điệp ngữ “buồn trông” ẩn dụ, câu hỏi tu từ, nhân hóa, đảo
nữ), h/ả đặc sắc, từ láy tăng dần về mức độ; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình …
+ tư tưởng hàm ẩn: cung bậc tâm trang của TK có sự tăng tiến : buồn, cô
đơn, nhớ nhà -> day dứt, lo âu thân phận chìm nổi -> chán ngán, tuyệt vọng -> sợ
hãi, bật lên thành tiếng kêu cứu …
+ khơi gợi niềm đồng cảm , xót thương chân thành với số phận bất hạnh;
trân trọng phẩm chất tốt đẹp của TK ( lòng tự trọng)
=> Giá trị của cả đoạn thơ là gì?
Nó tác động, bồi đắp tư tưởng, tình cảm của người đọc như thế nào?
b. Ánh trăng- NG Duy
* Hoàn cảnh ra đời + nét chung về mạch cảm xúc, thể loại, giọng điệu…
* Phân tích 3 phần của bài thơ
- phân tích từ ngữ, hình ảnh, bptt ( phần lời của thơ)
- chỉ ra ý nghĩa tư tưởng của bài thơ ( phần im lặng – chất thơ)
- chỉ ra ý nghĩa bồi đắp và tác động đến ng đọc ( tiếng dội vang của bài thơ)
+ câu chuyện của người lính
+ câu chuyện của mọi thời
+ câu chuyện về văn hóa ứng xử của con người trong c/s
4. Đánh giá, mở rộng: ý kiến đề bài có ý nghĩa ntn với người làm thơ và với
bạn đọc?
- Với người làm thơ: ý kiến định hướng cho ng viết để tạo ra được chất thơ cho bài
thơ, cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ko ngừng sáng tạo. Cần phải viết bằng
trái tim nhiệt huyết, tràn đầy cảm xúc.
- Với bạn đọc: định hướng tiếp nhận tp không chỉ qua ngôn từ bề mặt mà cần tìm
tòi giải mã bề sâu. Sống trọn lòng mình, hồn mình với tp mới cảm nhận những
tiếng dội vang của tp đó.
KHI MỘT TÁC PHẨM KHÉP LẠI, ĐÓ MỚI LÀ LÚC ĐỜI SỐNG CỦA NÓ
THỰC SỰ BẮT ĐẦU.
CHÚ Ý: TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỂ CHỨNG MINH, CẦN
THƯỜNG XUYÊN NHẮC LẠI CÁC TỪ NGỮ QUAN TRỌNG TRONG Ý KIẾN
ĐỀ BÀI ĐỂ BÁM SÁT VẤN ĐỀ.

You might also like