You are on page 1of 7

CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN

1. Thể loại
a. Truyện và truyện đồng thoại
- Khái niệm:
Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật,
không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật
hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính
vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.
b. Thơ
Một số đặc điểm của thơ:
- Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng
mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài.
- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ
(so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)
- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống
- Các yếu tố trong thơ:
Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)
Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)
→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
c. Kí
- Khái niệm:
Kí là loại tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực. Kí gồm có các sự việc,
tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ. Có 1 số tác
phẩm kí sẽ nghiêng về kể sự việc, 1 số thì nghiêng về thể hiện cảm xúc.
Du kí là loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, xứ sở nào đó.
Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy, tai nghe trên hành trình của
mình.
- Đặc điểm kí:
Thường tác giả sẽ là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc
Sự việc thường được kể theo trình tự thời gian
Tác giả có thể xưng tôi, có vai trò như người kể chuyện
Khi kể, tác giả kết hợp trình bày các suy nghĩ, cảm xúc, sự quan sát, liên tưởng,
tưởng tượng của mình về sự việc
2. Văn bản
- Các văn bản đã học:
Bài học đường đời đầu tiên
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn
kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm
thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho
mình.

Nếu cậu muốn có một người bạn


Đoạn trích thuộc chương XXI của tác phẩm “Hoàng tử bé” kể về cuộc gặp gỡ
bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã
mang đến cho cả hai những món quà quý giá. Hoàng tử bé đã cảm hóa cáo. Cáo
đã giải thích cho cậu nghe rằng bông hoa của cậu là duy nhất vì nó đã được cảm
hóa. Qua đó giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức và trách
nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

Chuyện cổ tích về loài người


Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu
thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến
thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối
với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt
đẹp nhất cho trẻ em.

Mây và sóng
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go
ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc; bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị
nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Bức tranh của em gái tôi
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức
tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân
hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

Cô bé bán diêm
Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong
đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân
đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

Gió lạnh đầu mùa


thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc
nghiệt.

Con chào mào


là tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả.

Chùm ca dao về quê hương đất nước


Các bài ca dao về quê hương đất nước thường nói đến những danh thắng,
những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn
hóa, lịch sử nổi tiếng,… Ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình
yêu thiết tha dành cho quê hương, xứ sở, con người.

Chuyện cổ nước mình


Bài thơ đậm chất truyền thống, khẳng định nét đẹp tâm hồn của con người Việt
Nam. Tác giả ca ngợi kho tàng chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu
chuyện về lòng nhân hậu, về sự công bằng,… chứa đựng những kinh nghiệm
sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau.

Cây tre Việt Nam


Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt
Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở
thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Hành trình của bầy ong


Nhà thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những
mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của
người nghệ sĩ.

Cô Tô
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật
trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của
Tổ quốc – quần đảo Cô Tô.

Cửu Long Giang ta ơi


Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn
của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông
cùng con người Nam Bộ.

CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


1. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng
- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:
Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan
hệ với nhau về nghĩa
Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần
hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)

2. Ẩn dụ
Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng
khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.

3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ


- Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp
nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
- Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ:
Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho danh
từ
Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho động
từ
Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1 số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

4. Từ đồng âm và từ đa nghĩa
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau,
không có mối liên hệ nào với nhau.
- Từ đa nghĩa: là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan
với nhau.

5. Dấu ngoặc kép


- Công dụng của dấu ngoặc kép:
Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp, lời đối thoại của nhân vật
Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được trích dẫn
Đánh dấu các từ ngữ được dùng (ngầm hiểu) theo nghĩa đặc biệt

CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN


1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. Xác định đề tài.
- Để xác định được đề tài, em có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm đáng nhớ.
- Thu thập tư liệu
- Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.
* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
Em có thể phác thảo một số ý cho bài viết:
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Trình tự các sự việc, kết quả.
- Kết hợp kể và tả.
- Ý nghĩa của trải nghiệm.
Lập dàn ý.
Em hãy sắp xếp những ý trong sơ đồ trên thành dàn ý theo mẫu sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.
Thân bài:
- Không gian, thời gian và những nhân vật có liên quan câu chuyện.
- Kể các sự việc theo trình tự diễn ra chúng, kết hợp kể và tả.
Kết bài: Trình bày ý nghĩa của trải nghiệm.
Lưu ý: Em có thể sử dụng hình ảnh hoặc vẽ tranh để minh họa cho câu chuyện.
* Bước 3: Viết bài. Dựa vào dàn ý trên, em hãy viết thành một bài văn hoàn
chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với kiểu bài Kể lại một trải
nghiệm của bản thân.
* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

2. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. Xác định đề tài.
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu? Thu thập tư liệu Trong bước
này, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
- Tìm những thông tin ấy ở đâu? Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà
em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ
và xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp
tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
- Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
Lập dàn ý. Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu sau:
Mở đoạn: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.
Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát,
Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản
thân.
Bước 3: Viết đoạn.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
=======HẾT=======

You might also like