You are on page 1of 6

MÔN: NGỮ VĂN 8

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP


PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Ôn tập các văn bản thuộc thể loại: Truyện ngắn, thơ sáu chữ, bảy chữ.
* Văn bản truyện ngắn:
Nhận biết:
- Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu.
- Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật.
Thông hiểu:
- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện.
- Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông
qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
Vận dụng:
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá
giá trị của tác phẩm.
*Văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ:
Nhận biết
- Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số
câu, cách gieo vần, tạo nhịp.
- Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thơ;
- Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Thông hiểu
- Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong
bài thơ.
- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật.
- Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.
Vận dụng
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
2. Thực hành tiếng Việt:
- Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ.
- Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
PHẦN II. VIẾT
1. Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội phù hợp với lứa tuổi.
2. Kĩ năng viết bài văn tự sự
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân
nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.
LƯU Ý:
- Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản
thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.
- Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích
lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ;…
- Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tình nguyện như hoạt
động tham quan di tích lịch sử, thiện nguyện, làm sạch môi trường, ngày hội đọc sách…
- Biết kết hợp kể với miêu tả, bộc lộ cảm xúc.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP THAM KHẢO
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn phương án đúng:
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
(Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ


Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ…
(Tuyển tập thơ Quê hương, NXB Văn học, 2000)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát B. Thơ sáu chữ C. Thơ bảy chữ D. Thơ tự do
Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc, tâm sự, gửi gắm của tác giả
Câu 3. Tác giả đã sử dụng bao nhiêu hình ảnh để định nghĩa về quê hương?
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?
A. So sánh, điệp ngữ, liệt kê B. Ẩn dụ, nhân hoá, so sánh
C. Điệp ngữ, so sánh, hoán dụ D. Nói giảm nói tránh, liệt kê

Câu 5. Dòng nào sau đây không nhận xét đúng về các hình ảnh được tác giả sử dụng
trong bài thơ?
A. Hình ảnh thân thuộc, giản dị, gắn bó với cuộc sống của con người.
B. Hình ảnh đầy màu sắc gợi lên sự tươi vui, bình yên của quê hương.
C. Hình ảnh chọn lọc tinh tế, tỉ mỉ, cầu kì để khắc họa vẻ đẹp của quê hương.
D. Hình ảnh vừa gần gũi với trẻ thơ lại giàu tính biểu tượng, cảm xúc.
Câu 6. Từ ngữ chỉ màu sắc trong câu thơ “Màu hoa sen trắng tinh khôi” có sắc thái biểu
cảm
như thế nào?
A. Miêu tả màu trắng tinh khiết của những bông hoa sen.
B. Nhấn mạnh cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của quê hương.
C. Gợi hình ảnh quê hương quen thuộc, gần gũi, trong sáng, thuần khiết.
D. Thể hiện sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.
Câu 7. Hình ảnh mẹ và quê hương xuất hiện trong những câu thơ nào dưới đây?
A. Quê hương là cầu tre nhỏ/ Mẹ về nón lá nghiêng che
B. Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu
C. Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều
D. Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi
Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi nhớ đến quê hương.
B. Niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp giản dị, bình yên của quê hương.
C. Tình yêu thương và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với quê hương.
D. Nỗi nhớ thương sâu sắc của nhà thơ về mẹ và quê hương.
Câu 9. (2 điểm) Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân đã sử
dụng rất nhiều hình ảnh để định nghĩa về quê hương. Nếu được chọn một hình ảnh để
định nghĩa về quê hương mình thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Hãy giới thiệu về hình ảnh
đó và cho biết lí do khiến em muốn lựa chọn hình ảnh đó (trả lời trong khoảng 10 - 12
dòng).

Bài làm

Bài thơ “Bài học đầu cho con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân là bài thơ đã để lại cho em ấn
tượng nhất. Bài thơ đã khắc hoạ lại nhiều hình ảnh bình dị của quên hương, trong đó hình
ảnh của câu thơ

“Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng”

là câu thơ em thấy có ấn tượng nhất vì hình ảnh tuổi thơ con thả diều khiến em liên tưởng
đến quê hương của mình. Quê hương là nơi cội nguồn và cũng là tuổi thơ của bao người
và đối với em cũng thế, tác giả không chỉ nêu lên vai trò của quê hương trong bài thơ qua
những điều lơn lao mà còn qua rất nhiều điều bình dị, nhỏ nhoi như hình ảnh diều thả
trên cánh đồng. Chi tiết rất giản dị đời thường nhưng dược nhà thơ chọn lọc rất kĩ càng.
Hình ảnh thả diều trong câu là những tiếng cười ngây ngô, là những buổi chiều vui vẻ
trên những cánh đồng và hình ảnh cho em thấy được sự bình yên của nơi được gọi là quê
hương.

Câu 10. Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân
nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

Bài làm
Phong trào từ thiện hiện nay đang được phổ biến rộng rãi trên toàn mọi miền nước
ta. Thấm nhuần tinh thần ấy, trường em đã tổ chức hoạt động thiện nguyện với mong
muốn gửi những món quà ấm áp, yêu thương đến các bạn nhỏ vùng cao còn gặp nhiều
khó khăn, giúp các bạn có một cái Tết ấm no, hạnh phúc.

Hội chợ được nhà trường thông báo cho toàn thể học sinh và giáo viên chủ nhiệm
qua tiết chào cờ vào giờ chào cờ thứ hai của tháng một. Hội chợ dự kiến sẽ bắt đầu mở
bán vào cuối tháng một. Trong vòng một tháng, chúng em và cô chủ nhiệm đã họp lại để
cân nhắc xem lớp em sẽ bán mặt hàng gì, ai là người bán, tính toán tiền lỗ lãi, trang trí
gian hàng,… Cuộc thảo luận của lớp em được diễn ra vô cùng sôi nổi, náo nhiệt. Bởi ai
cũng mong muốn được chọn món đồ mà mình muốn bán, muốn mua. Bằng sự tâm huyết
cũng như mong muốn có thể quyên góp và giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh nhiều
nhất có thể, lớp a11 chúng em đã luôn cố gắng đoàn kết cùng nhau dựng lên một gian
hàng đầy tình yêu thương.

Sáng ngày 11 tháng 1, trái với cái thời tiết lạnh buốt của mùa đông thì sân trường
em lại vô cùng rộn ràng, náo nhiệt của các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bác phụ
huynh đã cùng nhau tạo nên một không giam vô cùng ấm áp, đầy tính yêu thương. Trước
vài tiếng trước khi diễn ra hội chợ, lớp nào cũng xem lại kĩ lưỡng từng món đồ, ai cũng
chỉ mong lớp mình thu hút được nhiều người mua hàng nhất. Đã đến giờ bắt đầu hội chợ,
các bạn nhỏ cùng nhau sà vào các quầy hàng bắt mắt, đầy sức hút. Người đứng bán ở các
gian hàng phải làm việc hết công sức vì lượng người mua rất đông. Đó cũng chính là trải
nghiệm quý giá của các bạn khi chính tay mình bán đồ. Có lẽ trong lòng ai cũng biết, đây
không những là hội chợ để giải trí, vui chơi mà số tiền kiếm được ấy sẽ giúp đỡ được
những người nghèo khổ ngoài kia. Vì vậy, ai ai cũng hết mình đóng góp, dù ít hay nhiều
đều là từ tấm lòng mà ra. Xuất phát từ trong trái tim, trong tinh thần hỗ trợ, mái trường
Chu Văn An nói chung và lớp a11 nói riêng sẽ luôn cố gắng và hết lòng.

Sau khi hoạt động “Tết Ấm” kết thúc, lớp em rất hạnh phúc khi có thể hỗ trợ được
một phần nhỏ là 4 triệu đồng để hỗ trợ các bạn học sinh tỉnh Hà Giang. Chúng em cảm
thấy lòng mình ấm áp vui vui vì đã đã trải qua một tuần tham gia hoạt động “Tết Ấm”
này. Dù có những lúc bọn em rất mệt mỏi nhưng bọn em vẫn cảm thấy trong lòng lâng
lâng, khó tả bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Sáng hôm sau, bọn em được tiễn
chuyến xe của nhà trường đi lên miền núi Hà Giang để hỗ trợ các bạn nhỏ nơi đây.

Hoạt động “Tết Ấm” đã giúp chúng em có thêm những kiến thức về kĩ năng hoạt
động nhóm, kinh doanh. Và hiểu được kinh doanh không hề dễ nhưng cũng không phải là
không làm được. Hoạt động ấy đã giúp bọn em có thể gắn kết thêm được với rất nhiều
người bạn trong và ngoài lớp. Giúp những thế hệ học sinh hiểu được rằng sống phải biết
yêu thương, chia sẻ tới mọi người xung quanh; đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó
khăn. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”.

You might also like