You are on page 1of 7

Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177

CẢM THỤ VĂN HỌC


A. LÍ THUYẾT
I. Thế nào là cảm thụ văn học:
Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị
và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ…) hay
một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ…thậm chí một từ ngữ có giá trị trong
câu văn, câu thơ). Vẻ đẹp của văn học thường thể hiện trong cả vẻ đẹp nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích văn học.
Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài
thơ… ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi,
“nhập thân” với những gì đã đọc…
Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng
thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và
văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.
II. Kĩ năng cảm thụ văn học:
1. Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của đề (phải trả lời được điều gì? Cần nêu
bật được ý gì ?…)
2. Đọc và tìm hiểu về đoạn/câu thơ (đoạn/câu văn ) được nêu trong bài:
- Đoạn/câu có xuất xứ như thế nào (ở trong tác phẩm nào?), hoàn cảnh sáng tác ra
sao?
- Nội dung đoạn/câu như thế nào ? (các tầng nghĩa gợi tả: chi tiết, hình ảnh.., gợi
cảm: tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình), nội dung có gì tinh tế, sâu sắc...
- Nội dung được thể hiện qua các tín hiệu nghệ thuật như thế nào: từ ngữ, hình ảnh,
chi tiết tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật đặc sắc...
- Câu/đoạn thơ/văn đánh thức trong em tình cảm/cảm xúc/ bài học gì ?
3. Lập ý, sắp xếp ý để viết đoạn văn cảm thụ văn học (khoảng 5 – 7 dòng với
đề Sở, 8 đến 10 dòng với đề chuyên) hướng vào yêu cầu của đề bài.
4. Viết đoạn đạt yêu cầu về hình thức (đoạn văn không xuống dòng, lùi đầu
đoạn, chấm cuối đoạn, số chữ/câu theo yêu cầu), về nội dung: dựa trên các ý đã lập
và hướng tới yêu cầu đề bài.
III. Các bước viết một đoạn cảm thụ văn học:
- Bước 1: Giới thiệu: xuất xứ đoạn/câu thơ (câu văn) + nêu cảm nhận khái quát vấn
đề…

1
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
- Bước 2: Cảm nhận đoạn/câu thơ (văn)/yêu cầu trong đề bài: có thể bổ dọc (nội
dung -> nghệ thuật), cắt ngang (ý nhỏ theo trình tự trước sau của câu/đoạn thơ; trong
mỗi ý cảm nhận nội dung kết hợp nghệ thuật).
- Bước 3: Mở rộng/liên hệ/nâng cao cho đoạn/câu thơ (đoạn/câu văn) đang cảm
nhận
- Bước 4: Chốt lại: Suy nghĩ, cảm xúc của em và rút ra bài học (nếu có) khi đọc
đoạn văn, đoạn thơ đó.
IV. Yêu cầu cần đạt:
1. Đúng: về yêu cầu đề (hình thức, nội dung)
2. Đủ: về ý (nội dung, nghệ thuật)
3. Hay: về cảm thụ (ý sâu, mới; viết ấn tượng)
V. Lưu ý:
- Đặc trưng thể loại
- Nghệ thuật + nội dung
- Khách quan + chủ quan

B. HỆ THỐNG ĐỀ LUYỆN
I. Chủ đề về mẹ

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh ?
(Nguyễn Khoa Điềm, Mẹ và quả)
Hình ảnh qủa non xanh gợi lên trong em suy nghĩ gì? Trả lời trong một văn
bản không quá 100 từ.
Hướng dẫn (lập ý)

1. Giới: Hình ảnh “quả non xanh” trong đoạn thơ của NKĐ gợi lên/đánh thức trong
ta những suy ngẫm sâu sắc.
2. Cảm:
- Ý nghĩ về hình ảnh: cuối bài, đọng nhiều ý nghĩa:
+ NT: là hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi….
+ ND: (TẢ) Từ h/a quả non xanh (quả còn chưa chín, chưa đến mùa thu hoạch)
=> gợi ta liên tưởng những n con còn chưa trưởng thành, chưa được như mẹ mong

2
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
ước… (CẢM) Hình ảnh bộc lộ cảm xúc chân thành của con: hoảng sợ (nhận ra:
tình mẹ, đời mẹ…); sự day dứt, nỗi ăn năn, niềm hối lỗi của người con chưa
trưởng thành, chưa báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc của người đọc: thương cảm…trân trọng…, biết ơn…
- MR, NC: “Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ/Ba mươi năm trở lại nhà, nước
mắt xuống mâm cơm!”(Chế Lan Viên, Canh cá tràu)
3. Chốt: Quả thực, hình ảnh thơ “quả non xanh” giàu sức gợi đã đánh thức trong ta
niềm xúc động về tình mẹ và ta hiểu rằng: “mỗi người chỉ một mẹ thôi”….

Câu 2.
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(Con cò, Chế Lan Viên)
Cảm nhận tình mẹ được gợi lên qua đoạn thơ trên. Trả lời không quá 100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
3
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
(Chế Lan Viên, Canh cá tràu)
Chi tiết nước mắt xuống mâm cơm gợi lên cho anh/chị suy nghĩ, cảm xúc gì ?
Trả lời không quá 100 chữ.

Hướng dẫn
1. Giới:
- Bài thơ “Canh cá tràu” của CLV khép lại bằng chi tiết giàu ý nghĩa: “nước mắt
xuống mâm cơm”.
- CLV đã gửi nỗi lòng mình qua bài thơ “Canh cá tràu” đầy xúc động, đặc biệt là
chi tiết:…
2. Suy nghĩ, cảm xúc:
- Hoàn cảnh tâm trạng: xa nhà, xa quê hương 30 năm, trở lại quê nhà, ăn món
canh cá tràu ngày xưa mẹ nấu.
- Giọt nước xúc động:
+ bồi hồi, xao xuyến khi được ăn món canh cá tràu – bình dị, đơn sơ -> món ăn,
hương vị quê hương, kỉ niệm tuổi ấu thơ….
+ nỗi nhớ mẹ, tình yêu mẹ thiết tha xúc động: khi xa mẹ 30 năm – khoảng tg
quá…
- Giọt nước mắt nghĩ suy: về quê hương, cội nguồn, giá trị đơn sơ mà ấm áp…
- Mở rộng: “canh rau muống”, “cà dầm tương”, “Tiếng gà trưa”, “Bếp lửa”…
3. Chốt: Cảm xúc người đọc: đánh thức trong ta bồi hồi, xao xuyến …về tuổi thơ,
về mẹ và quê hương yêu dấu.

Câu 4.
Mẹ tần tảo trong miền Trung chìm nổi
áo nối tay gieo vớt những mùa màng
giọt mồ hôi rơi xèo đất hạn
củ sắn, củ khoai vùi bão ngọt bùi.
(Nguyễn Hữu Quý, Vườn mẹ mai vàng)
Đoạn thơ gợi lên trong em tình cảm, cảm xúc gì đối với người mẹ miền Trung
? Trả lời trong một văn bản không quá 100 từ.

Hướng dẫn

1. Giới:
- Bài thơ Vườn mẹ mai vàng của NHQ gợi lên trong ta những tc, cx sâu sắc đối
với người mẹ miền Trung.
Bài thơ Vườn mẹ mai vàng của NHQ đánh thức trong ta những tc cx thiết tha
với người mẹ miền Trung yêu dấu.
4
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
2. Nêu: tc, cx:
- Chia sẻ, đồng cảm, xót thương với người mẹ trước những vất vả, gian khổ…:
lũ lụt (gieo vớt…), hạn hán (giọt mồ hôi..), bão lũ… -> thiên tai, thời tiết, địa hình…
- Yêu thương, cảm phục sự tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó của mẹ…
- Ngợi ca người mẹ miền Trung, người mẹ VN: ý chí, nghị lực, sức sống…
- Mở rộng: Hình ảnh n mẹ gợi ta nhớ đến hình ảnh người mẹ miền Trung trong
bài thơ “Hơi ấm ổ rơm” của Nguyễn Duy.
3. Chốt: Đoạn thơ xúc động đọng lại trong ta bao ân tình, xúc cảm trước hình
ảnh người mẹ miền Trung -> con người miền Trung.

II. Chủ đề về Bác Hồ

Câu 1. Hai câu in đậm trong đoạn thơ sau thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả
đối với Bác Hồ ? Trả lời không quá 100 từ.
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau


Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…
(Tố Hữu, Bác ơi)
Hướng dẫn (lập ý)
1. Giới: Trong bài thơ “Bác ơi”, TH đã ngân lên những tc, cx thiết tha với Bác Hồ
kính yêu: “Bác ơi…kiếp người”.
2. Nêu: Tình cảm, cảm xúc:
- Lời thơ nhẹ nhàng như 1 lời trò chuyện, tâm tình, ấm áp…
- Lòng biết ơn đối với Bác: trái tim mênh mông tình cảm, bao la tình đời…
- Nỗi xúc động nghẹn ngào trước tình cảm của Bác dành cho non sông…
- Kính yêu chân thành đối với Bác, tình cảm gần gũi, ấm áp…
- Người đọc: …cũng chính là tc cx muôn triệu trái tim con người VN với Bác.
3. Chốt: Hai câu thơ cảm động về Bác Hồ kính yêu.

Câu 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
5
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
Vì sao tác giả lại cho rằng việc Đêm nay Bác không ngủ là một lẽ thường tình ?
Trả lời không quá 100 từ.
Hướng dẫn
1. Giới: Khổ thơ cuối bài Đêm nay Bác không ngủ khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ rất
chân thực, gợi lên trong ta niềm xúc động.
2. Cảm:
- Hình ảnh Bác trong một đêm không ngủ. Trong cuộc đời Bác có nhiều đêm
không ngủ: có khi vì cảnh đẹp: “cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”, có lúc
“vì lo nỗi nước nhà”, nhưng hôm nay vì “đoàn dân công” - “đêm nay ngủ
ngoài rừng”.
- Tác giả kết thúc bài thơ bất ngờ Bác không ngủ vì “một lẽ thường tình”: “Bác
là Hồ Chí Minh”. Hồ Chí Minh sống trọn cuộc đời vì nước vì dân với trái tim
“ôm cả non sông vạn kiếp người”, vì thế mà Bác không ngủ được là chuyện
bình thường. Còn bởi vì, Bác luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
- Chính trong “lẽ thường tình” ấy ta nhận ra tình cảm bao, trái tim ấm áp, quên
mình của Bác
3. Chốt: Từ một đêm không ngủ, ta nhận ra cả cuộc đời “vì nước vì dân của Bác”.

Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống cả mùa đông băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn có nhớ
Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm khuya
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)
Chi tiết: Giọt mồ hôi người nhỏ giữa đêm khuya gợi lên trong em suy nghĩ,
cảm xúc gì ? Câu trả lời không quá 100 từ.

Hướng dẫn

1. Giới:
Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước của CLV, chi tiết “Giọt mồ hôi người
nhỏ giữa đêm khuya” gợi lên trong em những tc, cx thiết tha, sâu sắc.
2. Nêu tc, cx:
- Hoàn cảnh: Bác đang trong hành trình đi tìm đường cứu nước…
- Giọt mồ hôi… -> vất vả, gian khổ thầm lặng của Bác nơi đất khách quê người
(không gian, thời gian).
6
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
- Niềm xúc động khôn nguôi trước những vất vả, gian truân trong hành trình Bác tìm
đường cứu nước…
- Đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh mà Người đang trải qua…, ở trong nước thì lầm
than, nô lệ….
- Trân trọng, biết ơn công ơn to lớn của Bác Hồ - Người đã “tìm đường đi cho dân tộc
đi theo”.
- Mở rộng: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Tố Hữu), “Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê
Nin” (Chế Lan Viên)…-> những giọt mồ hôi, nước mắt, những đêm không ngủ đều
vì đất nước.
3. Chốt: Chi tiết chân thực, cảm động về Bác Hồ, đọng lại trong mỗi người niềm xúc
động, ân tình thiết tha với đối với Bác kính yêu.

Câu 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
(Tố Hữu, Sáng tháng năm)
Cảm nhận tình cảm, cảm xúc của tác giả khi ở bên Bác Hồ ? Trả lời không quá
100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

You might also like