You are on page 1of 6

Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177

V. Chủ đề về tình yêu quê hương đất nước


Câu 1.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa bóng xuống lòng sông lấp loáng
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
Chỉ ra một hình ảnh tu từ và nêu tác dụng của hình ảnh đó. Câu trả lời trong 1
văn bản không quá 100 từ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 2.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng..

...Quê hương mỗi người chỉ một


Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
(Đỗ Trung Quân, Bài học đầu cho con)
Cảm nhận của hình ảnh: Quê hương trong đoạn thơ trên. Câu trả lời trong một
văn bản không quá 100 từ.
Hướng dẫn (đoạn mẫu)
Trong “Bài học đầu cho con”, Đỗ Trung Quân đã định nghĩa về quê hương thật
đẹp: “Quê hương…”
Quê hương được so sánh thật bất ngờ với hình ảnh: con diều biếc, khiến quê
hương trở nên gần gũi, thân thương; thơ mộng, lãng mạn và bay bổng, diệu kì. Quê
hương gắn bó với tuổi thơ mỗi người như phút giây thả những cánh diều trên bầu trời
lộng gió. Từ cảm nhận cụ thể, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm:
“Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” – một quê hương riêng tư

1
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
mà thân thiết, bình dị mà biết bao ân tình. Quê hương như tình mẹ để mỗi người con
dù đi xa vẫn sẽ luôn nhớ về. Bởi vì “Quê hương ../Sẽ không lớn nổi thành người”.
Từ tình yêu quê hương tha thiết, Đỗ Trung Quân đã gợi lên trong người đọc
tình cảm gắn bó, mến thương với q/h yêu dấu của mình.

Câu 3.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
(Tê Hanh, Quê hương)
Cảm nhận sức gợi của mảnh hồn làng trên cánh buồm giương. Câu trả lời
không quá 100 từ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(Ca dao)
Hình ảnh quê nhà được gợi lên như thế nào trong nỗi nhớ của người đi xa ?
Câu trả lời trong một văn bản không quá 100 từ.

Hướng dẫn (văn bản mẫu)


Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” gợi lên thật xúc động tình cảm của người
đi xa đối với quê hương, đất nước.
Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, thiết tha kết hợp với phép điệp từ “nhớ” (5 lần) gợi
nỗi nhớ như những lớp sóng da diết, dâng trào. Nỗi nhớ mở ra những gì đẹp nhất,
thân thương nhất về quê hương trong sâu tâm hồn. Người đi xa nhớ về món ăn bình
dị, thôn quê mà ẩn chứa tâm hồn dân tộc: đó là canh rau muống, là cà dầm tương.
Trong kí ức người đi xa, hình ảnh con người của quê hương hiện lên trong trong tư
thế lao động: “tát nước bên đường..”. Hình ảnh: “giãi nắng dầm sương” vừa toát lên
2
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
cái cái vất vả, khó khăn vừa gợi lên cái tần tảo sớm hôm, chịu thương chịu khó của
con người VN.
Đây là một bài ca dao ngắn nhưng đọng bao bao ân tình của con người VN yêu
quê hương, đất nước mình, đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu với cội nguồn dân
tộc.

Câu 5.
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
(Nguyễn Khoa Điềm, trích Mặt đường khát vọng)
Lời chia sẻ, dặn dò của tác giả trong đoạn thơ gợi lên trong em tình cảm, cảm
xúc gì ? Câu trả lời không quá 100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 6. Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ phía biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không ?
(Nguyễn Việt Chiến, trích Tổ quốc nhìn từ biển)
Khổ thơ gợi lên trong anh/chị tình cảm, cảm xúc gì về Tổ Quốc ? Câu trả lời
trong một văn bản không quá 100 từ .

Hướng dẫn (lập ý)


1. Giới: Đoạn thơ trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến gợi
lên/đánh thức trong mỗi chúng ta tình cảm, cảm xúc thiết tha.
2. Tình cảm, cảm xúc:

3
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
- Nỗi lo lắng, trăn trở về Đất nước: đoạn thơ thể hiện một cách nhìn mới về ĐN:
nhìn từ biển – một phần máu thịt thiêng liêng của TQ đang lâm nguy. Nỗi lo lắng
như vọng về từ quá khứ: “mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng”.
- Lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm: từ hình ảnh sóng thiên nhiên (“lớp lớp đè
lên thềm lục địa”), tác giả đặt ra câu hỏi chạm vào lòng người: “Trong hồn người
có ngọn sóng nào không?”. Sóng thiên nhiên và sóng cảm xúc, sóng biển – sóng
lòng như hô ứng gợi nỗi lòng con người thiết tha, trào dâng như sóng khi nghĩ về
Tổ Quốc. Câu hỏi đánh thức trong mỗi người cảm xúc xúc động và trách nhiệm
với Tổ Quốc.
- Liên hệ: “Tinh thần yêu nước”(Hồ Chí Minh)/“Tổ quốc gọi tên mình” (Phan
Nguyễn Quế Mai)
3. Chốt: Khổ thơ giản dị, xúc động về lòng yêu nước.

Câu 7.
Đêm qua tôi nghe tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
(Phan Nguyễn Quế Mai, Tổ quốc gọi tên mình)
Chi tiết thơ: tổ quốc gọi tên mình thể hiện ý nghĩa gì ? Câu trả lời không quá
100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Chủ đề VI: Về lẽ sống
Câu 1.
Đừng vui quá sẽ đến lúc buồn
Đừng quá buồn sẽ đến lúc vui
Tiến bước mà để mất mình con ơi dừng lại
Lùi bước để hiểu mình con cứ lùi thêm vài bước nữa chẳng sao…

4
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp
Nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao…
(Bùi Nguyễn Trường Kiên, trích Gửi con)
Cảm nhận điều người cha muốn gửi con qua 2 câu thơ in đậm ? Trình bày
trong một văn bản khoảng 100 từ.

Hướng dẫn (văn bản mẫu)


Qua hai câu thơ, người cha muốn gửi tới con thông điệp/bài học làm người sâu
sắc.
Hành trình cuộc sống có thể hình dung như một con đường. Bước chân ta đi
trên con đường ấy có tiến, có dừng, có lùi, mỗi người trong đường đời cũng cần phải
biết làm chủ bản thân mình. Đừng vì “tiến bước” nghĩa là vì một kết quả, một mục
tiêu nào đó như tiền tài, danh vọng, địa vị…mà để mất đi giá trị, phẩm chất tốt đẹp
của mình, không còn là chính mình. Thậm chí, có thể để mất đi những giá trị thiêng
liêng, đẹp đẽ như bạn bè, gia đình; mất đi những điều cao quý như tự do hay sự sống.
Ngược lại “lùi bước”, nghĩa là biết chấp nhận thất bại, biết bình tĩnh chờ đợi là điều
cần thiết. Bởi vì đó là “cái lùi” cho ta cơ hội để nhìn lại chính mình, để hiểu bản thân,
để tránh được sai lầm, để chuẩn bị cho sự bứt phá ở phía trước.
Bài học mà người cha gửi đến con có giá trị đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là
những người trẻ tuổi.
Câu 2.
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
(…)
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con)
Anh/chị hãy cảm nhận ý nghĩa khổ thơ thứ 2. Trả lời không quá 100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sinh ra làm người
Cả đời tập nói
Rồi ta tập im
Tạ từ thế giới

Tập như trái đất


Lặng thầm mà quay
Tập như trăng sáng
Lặng im mà đầy
(Lặng im, Phạm Khải)
Nêu ý nghĩa mà đoạn thơ trên gợi lên. Viết không quá 100 chữ.

Hướng dẫn (văn bản mẫu)


Đoạn thơ trong bài “Lặng im” của Phạm Khải gợi lên trong ta những suy ngẫm
sâu sắc về đời người.
Ý thơ bất ngờ khi ta nhận ra: con người ta không chỉ tập nói khi còn là một đứa
trẻ lên ba mà cả đời tập nói. Bởi vì, không chỉ tập để nói cho tròn vành rõ chữ mà để
biết cách nói: nói cái gì, nói ra sao, để lời nói thể hiện được con người mình, để
không làm tổn thương người khác….Tập nói là quan trọng nhưng tập im lại càng khó
hơn, bởi im lặng là khi ta biết kiểm soát chính mình, để nhìn lại mình, biết im lặng để
học hỏi, sẻ chia và yêu thương, để thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối. Tác giả
dùng biện pháp ttss (“tập như…mà đầy”) để thấy vẻ đẹp và ý nghĩa của sự im lặng,
đúng như ông bà ta thường nói: “im lặng là vàng”. Phép điệp từ “tập” thể hiện nỗ lực
của con người để hướng tới sự hoàn thiện bản thân.
Đoạn thơ thể hiện lời khuyên ý nghĩa với mỗi người.

You might also like