You are on page 1of 5

Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177

III. Chủ đề về người lính


Câu 1.
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão nổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
(Trần Đăng Khoa, Thơ tình người lính biển)
Hình ảnh người lính “đứng gác” trong bài thơ gợi lên trong em tình cảm, cảm
xúc gì ? Trả lời không quá 100 chữ.

Hướng dẫn
1. Giới Đoạn thơ trong bài Thơ tình người lính biển (TĐK) gợi lên trong ta bao tc, cx
mến thương với hình ảnh người lính đang canh giữ biển trời quê hương.
2. Nêu tc, cx:
- gợi hình ảnh người lính: không gian…, thời gian, nhiệm vụ…
- đồng cảm, sẻ chia với người lính…
- niềm xúc động trước hình ảnh người lính với những hi sinh thầm lặng…
- trân trọng, khâm phục trước ý chí, trách nhiệm…
- Cảm thấy mến yêu người lính trẻ trung, lãng mạn: biển và em…
- Liên hệ: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” (Quang Dũng, Tây Tiến)
3. Chốt: Đoạn thơ đã khắc hoạ chân dung người lính biển thật ấn tượng.

Câu 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Anh đang ở bên này thành phố
Cách một mệnh lệnh
Cách một trận đánh
Cách một cây cầu, cách một đêm nay
Đèn thành phố hắt lên áo anh
Soi rất rõ từng chiếc khuy sứt mẻ
Càng không dám nghĩ nhiều đến mẹ
Phải cố quên mẹ ngồi đứng không yên
Dù, chỉ có anh và ngọn cỏ lúc này.
(Hữu Thỉnh, Mẹ, trích trường ca Đường tới thành phố)
Hình ảnh người lính trong đoạn thơ gợi lên trong em suy nghĩ, cảm xúc gì ?
Câu trả lời trong một văn bản không quá 100 từ.

1
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
Hướng dẫn
1. Giới:
- Đoạn thơ “Đường…” của Hữu Thỉnh gợi lên trong ta những suy nghĩ và cảm xúc
thiết tha về hình ảnh người lính.
- Hình ảnh người lính…
2. Nêu:
- Suy nghĩ:
+ Người lính đang ở trong hoàn cảnh đặc biệt: rất trang nghiêm và đầy thử thách.
Phép điệp: “cách”, “cách một” -> tgian (chỉ “một đêm nay”), kgian (rất gần “bên này
thành phố”), mệnh lệnh (trận đánh cuối cùng) để tiến vào giải phóng SG.
+ Sáng lên vẻ đẹp của hình ảnh người lính: vừa rất nghiêm túc trong nhiệm vụ (“một
mệnh lệnh”), vừa bình dị trong dáng vẻ (“từng chiếc khuy sứt mẻ”), vừa sâu sắc trong
nội tâm (nghĩ về mẹ, thương cho mẹ ) -> người lính đã kìm nén tc, cx trong lòng
mình (cố quên mẹ..) để thực hiện nhiệm vụ (bước vào trận đánh cuối cùng).
- Cảm xúc: mến yêu, xúc động, lo lắng….; trân trọng, tự hào, ngợi ca.
- Mở rộng: Liên hệ những người lính: “Sắc như cỏ nhưng cũng mềm như cỏ”
(Thanh Thảo)
3. Chốt: Hình tượng người lính trong đoạn thơ của Hữu Thỉnh tiêu biểu cho thế hệ
trẻ anh hùng trong chống Mỹ cứu nước.

Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Khoảng trời, hố bom)
Cảm nhận hình ảnh cô gái mở đường trong đoạn thơ trên. Câu trả lời trong văn
bản không quá 100 từ.
Hướng dẫn (văn bản mẫu)
Hình ảnh “cô gái mở đường” trong đoạn thơ…gợi lên trong ta niềm xúc động.
Cô gái trẻ được đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt: đó là TS nơi mưa bom bão
đạn, trong một nhiệm vụ quan trọng: “cứu con đường”, “đánh lạc hướng thù”. Chính
trong hoàn cảnh ác liệt đó, vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng được toả sáng. Người nữ
thanh niên xung phong ấy đã tự nguyện hi sinh, đã “lấy tình yêu của mình thắp lên
ngọn lửa”, lấy thân mình “hứng lấy luồng bom”. Ở đây có ngọn lửa dữ dội từ bom
đạn kẻ thù, ngọn lửa đau thương khi cô gái trẻ phải hứng trọn “luồng bom”. Nhưng
điều cảm động nhất là có một ngọn lửa đã được thắp lên từ trong trái tim người con
gái ấy – đó là ngọn lửa của tình yêu TQ thiết tha, ngọn lửa của nhiệt huyết tuổi trẻ.

2
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
Hình ảnh cô gái mở đường đánh thức trong ta một cảm xúc mãnh liệt vừa xót
thương vừa khâm phục, tự hào.

Câu 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Đồng đội bao người không về tới như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!
(Nguyễn Duy, Nghe tắt kè kêu trong thành phố)
Ước ao của những người lính gợi lên trong em suy nghĩ, cảm xúc gì ? Câu trả
lời trong một văn bản không quá 100 từ.

Hướng dẫn (văn bản mẫu)


Đọc bài “Nghe…” của ND, ta xúc động nghẹn ngào trước “ước ao” của những
người lính trẻ.
Trong hành trình gian khổ ở chiến trường, tất cả những người lính đều có một
khát khao cháy bỏng là được trở về. Nhưng trong hành trình của cuộc chiến tranh ác
liệt có những người đã hi sinh ở Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...có những người hi
sinh ngay cửa vào thành phố trong “giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh”
và có những người đã may mắn được trở về thành phố. Ao ước “sắp về” nghĩa là
được sống, được trở về đoàn tụ với gia đình, với thành phố thân yêu, cũng có nghĩa là
đất nước sẽ thống nhất, trọn niềm vui. Ước nguyện ấy cũng là khát vọng cháy bỏng
của muôn triệu trái tim con người VN. Nỗi niềm của những người lính trẻ gợi lên
trong ta nỗi xót thương bởi có những người lính đã không thể trở về. Đối với họ, “sắp
về” mãi mãi chỉ là một ước ao!
Ta trân trọng biết bao ước ao đời thường, giản dị mà thiêng liêng, cao đẹp ấy
của những người lính đã “ra đi không tiếc đời mình” để “làm nên đất nước muôn
đời”.
IV. Chủ đề về thiên nhiên
Câu 1.
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Cảm nhận hồn thu được thể hiện trong hai câu thơ trên. Câu trả lời không quá
100 chữ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................

3
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Câu 2.
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
(Nguyễn Khuyến, Thu vịnh)
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu được gợi lên trong các câu thơ trên. Viết
trong 1 văn bản không quá 100 từ.

Hướng dẫn (văn bản mẫu)


Mùa thu là cảm hứng đẹp của thơ ca và “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến đã
góp vào thơ thu một sắc thu êm ái.
Mùa thu được gợi lên qua hình ảnh bầu trời với sắc xanh trong và không gian
mở ra cao vời vợi - một hình ảnh rất đặc trưng cho trời thu của nông thôn Bắc Bộ.
Thổi vào không gian là làn gió thu hiu hắt, se lạnh, chỉ đủ để làm cần trúc thưa thớt
khẽ chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế. Mùa thu còn khẽ chạm trong mặt nước: “Nước
biếc…”. Phải chăng, sắc xanh của bầu trời in dấu xuống mặt nước để nước xanh như
hoà cùng trời xanh thành “một màu”. Mặt nước càng trở nên nhẹ nhàng, huyền ảo với
làn khói khẽ buông hay màn sương bao phủ. Và, hồn thu sâu lắng, thơ mộng bởi ánh
trăng dịu nhẹ buông hờ.
Chỉ với bốn câu thơ, NK đã vẽ lên được một bức tranh mùa thu thanh bình,
tĩnh lặng – một mùa thu rất Việt Nam, đánh thức trong ta tình yêu thiên nhiên, yêu
quê hương đất nước.

Câu 3.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Bên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

4
Ôn luyện 9 vào 10/Quyển 3 - Cảm thụ văn học Biên soạn: Nguyễn Thị Hoa CNN 0972447177
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được gợi lên qua khổ thơ ? Trả lời
không quá 100 từ.
Hướng dẫn (văn bản mẫu)
Mùa xuân với Nguyễn Bính là “xuân xanh”, với Xuân Diệu “xuân hồng”, còn
HMT là một “mùa xuân chín” đầy sức gợi.
Mở ra trong bức tranh thiên nhiên mùa xuân là ánh nắng ban mai tinh khôi,
mới mẻ, mát lành: “nắng ửng”. Nắng chiếu vào những mái nhà tranh, ánh lên sắc
vàng “lấm tấm”, gợi cảm giác thân thuộc, bình yên. Còn gió, được nhân hoá như con
người - tinh nghịch, vui đùa, trêu tà áo biếc của những người thiếu nữ. Câu thơ toát
lên cái trẻ trung, lãng mạn, phong tình. Và chỉ cần như thế - một màu nắng mai, một
mái nhà tranh, một làn gió thổi - là đủ để nhà thơ cảm nhận: “Bên giàn…”. Dấu chấm
giữa dòng thơ diễn tả bước chân thời gian mùa xuân đang khẽ đến và cả chút ngập
ngừng, xao xuyến của nhà thơ.
Quả thực, khổ thơ đã vẽ lên một “mùa xuân chín” tươi đẹp, khoảnh khắc viên
mãn nhất của đất trời và thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân.

Câu 4.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Cảm nhận vẻ đẹp riêng của mùa thu Hà Nội được gợi lên qua đoạn thơ trên.
Trả lời không quá 100 từ.
Hướng dẫn
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

You might also like