You are on page 1of 4

ĐỀ 1: PHÁT BIỂU CẢM NHẬN “ DỐC LÊN ....

THƠM NẾP XÔI” LM RÕ BÚT PHÁP


LÃNG MẠN + PHONG CÁCH NGHỆ THUẬt
MB:
“Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em đã bao ngày em nhớ thương?...”( Đôi mắt người Sơn Tây)
Ôi! Trái tim bạn đọc đã từng bao lần phải sửng sốt trước đôi mắt “dìu dịu buồn Tây Phương”
mà Quang Dũng miêu tả về người em trong thi phẩm quen thuộc này. Một đôi mắt vừa tình
tứ, vừa linh động thật hợp với hồn thơ của thi sĩ xứ Đoài mây trắng: hồn hậu, phóng khoáng,
lãng mạn và tài hoa.  Bên cạnh mảng thơ viết về quê hương, người nghệ sĩ đa tài ấy còn đặc
biệt gây ấn tượng về mảng thơ ca kháng chiến – cụ thể viết về hình ảnh người lính cụ Hồ. Và
Tây Tiến chính là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho HỒN THƠ, ĐỜI THƠ QD. Ra
đời năm 1948, tại Phù Lưu Chanh,khi ông phải chuyển sang đơn vị khác khiến những ngày
xa binh đoàn Tây Tiến nếu không viết một bài thơ để thương, để nhớ thì chưa chắc Quang
Dũng đã chết nhưng ông sẽ vô cùng nhớ nhung về mđất Tây Bắc tháng ngày không có lịch và
sẽ trở thành nỗi ám ảnh day dứt
THÂN BÀI:
LUẬN ĐIỂM 1: Hoàn cảnh stac
TT là đơn vị bộ đội thành lập năm 47 có nvu phối hợp vs bộ đội lào, bve biên giới V-L và
đánh tiêu hao lực lượng qdoi pháp. . Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến rộng lớn, bao
gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc sang tận Sầm
Nứa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hoa. những nơi này lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở,
núi cao, sông sâu, rừng dày, nhiều thú dữ. Lực lượng tham gia hầu hết là những học sinh sinh
viên nghệ sĩ, những con người trẻ trung lạc quan yêu đời và phần đông họ xuất thân từ thăng
long hà nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến. “Tây Tiến” không phải là một bài thơ tình nhưng
vẫn nồng nàn thắp lửa trong mỗi lời thơ bởi đó là nỗi nhớ về một miền núi rừng Tây Bắc
hùng vĩ, nơi Quang Dũng từng trải qua những tháng ngày hành quân gian khổ mà hào hùng:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. Chính vì thế khi nỗi nhớ tích tụ, dồn
nén bật lên thành tiếng gọi thiết tha “Tây Tiến ơi” như gọi quá khứ trở về với hiện tại, gọi
những người thân yêu, gọi những kỉ niệm của một thời gắn bó. Nhớ “chơi vơi” 1 nỗi nhớ ko
định lượng mà định tính, cứ bồng bềnh lan tỏa theo ko gian và thời gian như khúc dạo đầu
của bàn đàn kỉ niệm về TT.
LUẬN ĐIỂM 2 * BTR MIÈN TÂY HIỆN LÊN THEO CHIỀU KHÔNG GIAN
-(3 CÂU ĐẦU) + CÂU 4:
 Trong thơ Quang Dũng, bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình
ảnh sóng đôi của sự trái ngược:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Đây là đoạn thơ mang dáng dấp của một bài thơ tứ tuyệt, đặc tả bước hành quân gian lao của
người lính vệ quốc mở ra trong không gian nhiều chiều. Ta như nghe thấy bước chân và hơi
thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: "Dốc
lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Từ “dốc” đc điệp đi điệp lại nhấn mạnh những con dốc cứ
nối tiếp nhau như vô tận trên chặng hành trình. “Khúc khuỷu” tả sự gập ghềnh, gấp khúc,
quanh co của đường lên. Từ láy “thăm thẳm” gợi sự bí ẩn vực sâu heo hút của đường xuống,
một câu thơ nhưng lại có tới hai điểm nhìn dta chân thật sự hiểm trở khó khăn của những con
đường có thật ở tây bắc đc cảm nhận bằng chính những bước chân người lính.
+ câu 2: * cồn mây là nơi mây tích tụ nhiều thành núi mây con đường tây tiến càng lúc
càng lên cao đem đến cho người đọc cảm giác đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất, con đường
như lấn vào mây. NT đảo ngữ HEO HUT CON MAY càng gợi ra một ko gian vắng vẻ,
hoang vu ko dấu chân người. Đây cũng là nguyên cớ cho hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời”.
Người lính tinh nghịch mta mũi súng chạm tới mây cũng như là chạm tới trời. Điều đó cho
thấy tâm hồn của những người lính trẻ rất tếu táo, dí dỏm, dám trêu ghẹo cả tạo hóa , cả trời
đất
Biết bao nhiêu gian lao thử thách, vừa như muốn quật ngã người lính cách mạng, lại vừa như
kích thích họ đi tới, dẫn tới sự chinh phục.
+câu 3: Điệp từ ngàn thước dta những dãy núi cao đồ sộ, chạm khắc những đường nét gân
guốc tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội cho tn TB. Câu thơ mang dáng dấp của hai vế tiểu đối sử
dụng các cặp từ đối lập tạo nên 1 nét gãy đầy ấn tượng, mô tả những con dốc ngàn thước đột
ngột dựng đứng rồi đột ngột hạ xuống bất ngờ tựa như 1 trò chơi bập bênh chóng mặt. chỉ 1
câu thơ tgia lm nb cái hồn vía đặc trưng của md này.
+câu 4:  Sau tất cả những gian khổ đe dọa bởi địa hình hiểm trở, người ta vẫn nhìn thấy sự
sống của con người khi dừng lại ngắm nhìn những nếp nhà Pha Luông.  Đứng giữa những
cồn mây heo hút, họ phóng tầm mắt nhìn ra xa và bất chợt thấy nơi thung lũng nhạt nhòa mưa
giăng. Có những nếp nhà sàn thấp thoáng sau những tháng ngày hành quân giữa rừng hoang
không một bóng người, bản làng Tây Bắc bình yên đã hiện ra như những con thuyền bồng
bềnh trong biển xa khơi. . Đó là nét chấm phá mềm mại làm nổi bật sự êm đềm thơ mộng xứ
núi rừng, đem lại sự hài hòa cho bức tranh Tây Bắc
LUẬN ĐIỂM 3: Bức tranh núi rừng Tây Bắc không chỉ mở ra trong không gian với trùng
điệp đèo dốc núi cao mà còn được mở ra trong thời gian vô tận:”..”
+ Điệp từ” chiều2”, “đêm2” chỉ những khoảng thời gian nối tiếp từ chiều này qua chiều khác,
từ đêm này qua đêm khác, từ chiều qua đêm. Đó là những thời điểm TB hiện ra dữ dội nhất.
+khi chiều về TB: Hai chữ gầm thét +đảo ngữ,NH” oailinh..” khiến âm thanh thác nước đổ từ
trên cao đập vào vách núi hiện ra vang động, rùng rợn như tiếng thét gàocuar con mãnh thú
hoang dại giữa đại ngàn
+khi đêm đến ở mường hịch:
MH: tên địa danh mà theo như cảm nhận của nhà thơ VQP là đọc lên có cảm giác như có
tiếng bước chân cọp đi trong đêm. Sự xuất hiện của 2 thanh trắc liền kề “Hịch’’ “Cọp” +
nhân hóa “ cọp trêu người” nhấn mạnh tính chất hung hiểm dữ dội của núi rừng miền tây, nơi
đây con người nhỏ bé mất hút giữ đại ngàn. TB quả là một nơi âm u của Lam Sơn trướng khí,
của rừng thiêng nước đọc, của thú dữ đại ngàn.

 TIỂU KẾT:Btranh thiên nhiên m.TÂY nằm ở cả 2 chiều __ rộng cao xa của ko gian
__ sâu thăm của thời gian
TB ko chỉ là mdat hùng vĩ dữ dội đc vẽ bởi nét bút gân guóc, rắn rỏi mà trong cảm nhận của
nhà thơ nó còn là miền đất của thơ mộng trữ tình
LUẬN ĐIỂM 4: Thien nhiên núi rừng TB là phông nền để tôn lên vẻ đẹp hào hùng, bi tráng
của người lính TT “ Anh bạn ... ko bc nữa”
+Khi gọi những người cùng chung 1 chiến hào , ngta thường gọi là “đồng chí” “đồng đội “
nhưng ở đây QD lại gọi là “anh bạn”. Cách gọi tạo sự thân mật gần gũi gắn bó và chứa đựng
trong đó cả yêu thương lần hóm hỉnh
+Ngòi bút QD ko né tránh hiện thực của đời lính. Vì thế trong câu thơ “ Gục lên.. dời:” ta có
thể hiểu Người lính vs bước chân mệt mỏi, dãi dầu mưa gió vaats vả trên con đường trường
chinh, những lúc nghỉ giữa đường họ đã ngủ gục trên súng mũ một ,giác ngủ ngắn nhưng rất
say như muốn quên đi tất cả. NHUNG ta còn có thể hiểu, tgia sd từ gục để dta sự mất mát hy
sinh. Họ đã sống và sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì tự do cho tổ quốc, quê hương. Người lính
chít trong tư thế ko rời vũ khí” gục lên súng mũ” tư thế ấy như muốn nói với chúng ta rằng:
đến phút cuối cùng, các anh vẫn nắm chắc tay súng. Sau này nhà thơ LAX cũng cảm phục
anh vệ quốc quân mà viết:
“ Và anh chít trong tư thế đang đứng bắn
Máu anh chảy theo lửa đạn cầu vồng”
+Trở lại câu thơ QD, ta thấy 3 chữ “ bỏ quên đời” là cách nói giảm nói tránh đem đến cảm
giác “ anh bạn “ ấy ra đi 1 cahs lặng thầm, cao cả , một cách phong trần kiêu hùng rất lính
 Như vậy sự kiệt sức vất vả của người lính, sự hy sinh của nhười lính vừa phản ánh SỰ
KHỐC LIÊT CỦA CHIẾN TRANH, của con đường TT gian lao, vừa phản ánh sự vinh
quang hòa hùng
-LUẬN ĐIỂM 5: Người lính TT đâu chỉ bt đến khói thuốc nòng súng, vs những chiến trường
nóng bỏng, 2 dòng thơ cuối như đã giải phóng đc tâm hồn lãng mạn hào hoa cũa những
chàng lính ra đi từ thăng long hà thành.
+Nỗi nhớ đc dta băng 3 thanh trắc cahs quãng đều đặn:” Nhớ ... Tiến... khói” đó lại là 3 thanh
sắc vs âm hưởng vút lên đẩy nỗi nhớ lên cung bậc cao nhất, cùng thán từ “ nhớ ôi”càng tô
đậm nỗ nhớ dào dạt,mãnh liệt đang dâng trào trong lòng người lính trẻ. Đồng thời 3 thanh
trắc như tạo thành 3 tia khói mảnh bay vút lên, lọc qua những nhành cây kẽ lá, lm ấm áp rừng
chiều
+Vẻ dẹp thơ mộng trữ tình TB còn hiện ra ở phong vị đến từ một vùng đất” Mai Chau” nhẹ
nhàng thanh bình, mới nghe đã cảm thấy là 1 miền đất lành.
+Có lẽ sự lãng mạn trong tâm hồn người lính đc thể hiện đệp dẽ nhất là nỗi nhớ về”mùa em”.
Cách dùng từ lạ “ mùa em” ko tính bằng thời gian theo tháng, theo ngày, theo lịch quen thuộc
mà ở đây QD cảm nhận thời gian bằng tâm lí. Nhà thơ CLV cx có cách cảm nhận như vậy
trong bài tiếng hát con tàu”: Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương
Nếu mùa chiến dịch gợi ra những chiêns địa nóng bỏng gợi ra mùi thuốc súng chiến
tranh, thì mùa em lại gợi ra ngọt ngào nồng ấm trong cuộc đời người lính tây tiến. Em hiện ra
vs những j ấm áp nhất “ cơm lên khói”. E, hiện ra vs no đủ thơm thảo nghĩa tình” thơm nếp
xôi” mùi hương thơm của xôi nếp và sự thơm thảo của ghĩa tình quân dân. Em hiện ra vs
những j lãng mạn nhất bởi đứng trc em từ”mùa” mang hương của đồng nội, mang vẻ đẹp của
thiên nhiên. Chữ “mùa” đứng trc”em” phả vào em bao nhiêu linh hồn, làm cho em dậy hương
thiếu nữ nồng nàn.
 Giải phóng cxuc, khép lại hành trình dài học nhằn gian khổ mở ra 1 không gian đầm ấm.
đây như một nốt nhạc bình yên chen giữa khúc quân hành, bi tráng, hào hùng của nhười
lính TB.
-LUẬN ĐIỂM 6:NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN
PONG CÁCH NT
Tây Tiến là bài thơ không chỉ là nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Quang
Dũng mà còn mang đậm phong cách thơ của ông. Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ đạo
của bài thơ, là mạch cảm xúc nhớ nhung xuyên suốt về những thời đã qua của nhà thơ về
đồng đội, đơn vị của mình. Chính cảm hứng lãng mạn đã biến một bài thơ viết về người lính
cách mạng thành một bài thơ mang đậm nét trữ tình, đong đầy cảm xúc. Nhưng trong mạch
cảm xúc ấy còn có sự hòa phối của bút pháp hiện thực để ta thấy trong cái phóng khoáng,
lãng mạn của tuổi trẻ ấy vẫn tràn đầy mất mát, đau thương của một thời khói lửa. **Tây
Tiến" không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi lụy, không né tránh những gian khổ
khắc nghiệt của hiện thực. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc
tráng lệ, hào hùng có thể đem đến cho người lính sức mạnh và niềm tin vào tương lai.
BÚT PHÁP LÃNG MẠN
Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở "cái tôi" đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao
độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yếu tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp
đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ.
+Chỉ ghi lấy những hình ảnh ấn tượng, độc đáo, mới lạ, hướng về cái đẹp.
+Ngôn ngữ vừa trang trọng cổ kính lại vừa gần gũi đời thường , cả bài thơ đc mô phỏng theo
thể hành -1 thể thơ cổ (giọng thơ chắc khỏe hơi gằn) tôn lên sự ngạo nghệ trong phong thái
** NT LÃNG MẠN: + Bút pap LM
+Tâm hồn lãng mạn: Những người lính phần đông là những thanh niên, sinh viên tri thức ra
đi từ những mái trườn tử những phố phường hà nội. họ ko chỉ mang trong mik các
phẩm chất hào hùng hào khí của thời đại mà còn amng trong mik tâm hồn bay bổng giàu
cảm:xúc, tưởng tượng của chốn đô thành
ĐÁNH GÍA CHUNG:  Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước
phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành
công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cái hay của nhà thơ này là bên cạnh những
nét đậm tô hiện thực, Quang Dũng vẫn bộc lộ rõ những góc nhìn đầy lãng mạn của một chàng
trai Hà Nội. TT-tượng đài bất tử về người lính vô danh (Vữ Thu Hương)
KB:”TB ơi, người là mẹ của hồn thơ”. Gửi lòng mik về TB , khúc hành quân TT cảu QD mãi
mãi là bài ca ko bao giờ quên về một thời hoa lửa dân tộc đã đi qua. Lịch sử có thể ngày càng
lùi xa, nhưng những năm tháng “bom rơi đạn nổ” với sự dũng cảm, can trường của người lính
sẽ còn mãi nơi đây, trong trái tim của biết bao nhiêu thế hệ sau này.

You might also like