You are on page 1of 5

TÂY TIẾN

"Một ngọn hút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả
được cái tươi mát, sâu lẳng, đau thương mà không hề bi lụy". Đây có lẽ là những lời
nhận xét đúng đắn nhất về Quang Dũng - nhà thơ đã trưởng thành và đi qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc. Nhà thơ Quang Dũng, tên khai sinh là
Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông được xem như là 1 ng nghệ sĩ đa
tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, soạn nhạc… Nhưng người ta biết đến ông nhiều nhất
với tư cách là 1 nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa. Và
Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong kho tàng thơ QD. Trong tp ấy,
tg đã khắc họa thành công chất hào hùng lẫn bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn
thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. “Tây Tiến”
là tên của 1 đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào ở phía Tây Bắc. Chiến sĩ của đoàn binh Tây
Tiến đa phần là những thanh niên tri thức đất Hà thành. Dù cuộc sống chiến đấu đầy
gian khổ nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời với tâm hồn lãng mạn, hào hoa. QD là 1
thành viên của đoàn binh Tây Tiến, nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu, ông phải rời đơn vị.
Một ngày tại Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ), nhớ về đơn vị, QD đã viết nên bài thơ này.
Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi lại thành “Tây Tiến” và được in
trong tập “Mây đầu ô”. Qua bài thơ, ta có thể thấy được rõ nét tình cảm, nỗi nhớ của tác
giả với đoàn binh Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc. Từ nỗi nhớ ấy, ta cảm nhận được sâu
sắc vẻ đẹp của những người lính giàu tình yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng chiến đấu
hi sinh cho non nước được trường tồn. Dù đời lính qua ngàn vạn phong ba bão tố, họ
vẫn luôn giữ cho mình một tâm hồn lạc quan yêu đời, hào hoa, lãng mạn vô bờ.
Ngay từ những câu thơ đầu tiên, ta bắt gặp được tình cảm, nỗi nhớ sâu sắc, bao la
của tg dành cho đoàn binh Tây Tiến. Đó cũng chính là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt cả
bài thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Mở đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha cất lên từ tận đáy lòng của tg - người đã từng có
một khoảng thời gian dài gắn bó và chiến đấu cùng đoàn binh Tây Tiến, giờ xa rồi,
những kỉ niệm mãi trào dâng. Vì vậy mà ông gọi những người đồng chí, đồng đội đã
từng vào sinh ra tử với mình bằng tiếng gọi vô cùng tha thiết “Tây Tiến ơi”. Thêm vào
đó, dòng “sông Mã” gần như xuyên suốt địa bàn hoạt động của đoàn binh Tây Tiến nơi
núi rừng TB cũng là kỉ niệm luôn hiện hữu trong tình cảm, trong trái tim nhà thơ. Từ
“nhớ” được tg sử dụng lặp lại ở câu thơ thứ 2 cùng từ láy “chơi vơi” đã làm toát lên
được nỗi niềm của tg. Nỗi nhớ ấy như bao trùm cả không gian, thời gian; là nỗi nhớ da
diết, triền miên, luôn thường trực trong ý nghĩ, tình cảm, trái tim của người trong cuộc.
Qua đó ta cảm nhận được sâu sắc hơn tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của những người
lính đồng cam cộng khổ trong thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng và qua bao
cuộc chiến chống ngoại xâm nói chung.
Đến với 2 câu thơ tiếp theo, ta bắt gặp hình ảnh của những người lính TT giữa núi
rừng TB được khắc họa vừa hùng vĩ, hoang vu, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Thông qua chi tiết “đoàn quân mỏi”, ta thấy được 1 cách chân thực hình ảnh của
đoàn binh TT với dáng vẻ đầy mỏi mệt bởi chặng đường hành quân qua bao gian lao,
vất vả; họ phải băng rừng lội suối, vượt núi cao đèo sâu trong điều kiện thời tiết khắc
nghiệt “Sài Khao sương lấp”. Từ đó, QD đã phơi bày trước mắt người đọc cả 1 không
gian của núi rừng bao la chìm khuất dưới màn sương mờ dày đặc giăng kín. Với câu thơ
“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, ta vừa cảm nhận được hiện thực rõ nét, lại vừa thấy
được cả 1 bầu trời thi vị, thơ mộng hiện ra trước mắt. Có thể đó là hình ảnh của những
bông hoa rừng nở về đêm dưới bầu trời đầy sương, nhưng cũng có thể là hình ảnh của
những bó đuốc sáng lung linh, huyền ảo tựa như những cánh hoa bung nở đang soi sáng
cho chặng đường hành quân của người lính. Nhưng dù hiểu theo khía cạnh nào đi chăng
nữa, ta vẫn có thể cảm nhận được những thử thách, khó khăn, khốc liệt mà người lính
đang phải đối diện.
Những vần thơ tiếp theo được người thi sĩ dành riêng để đặc tả thiên nhiên, núi rừng
TB hùng vĩ, bao la, rộng lớn:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Với những từ láy giàu tính chất tạo hình “khúc khuỷa, thăm thẳm, heo hút” cùng
phép tương phản đối lập qua hình ảnh “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, đoạn
thơ đã vẽ ra trước mắt chúng ta hình ảnh núi non trùng trùng điệp điệp với độ cao chót
vót, độ sâu thăm thẳm. Và đó chính là con đường hành quân mà đoàn binh TT phải trải
qua, con đường với những đèo cao dốc núi liên tục mở ra, người lính với hành trang
nặng trĩu trên vai phải vượt qua tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Núi rừng TB hùng vĩ,
bao la, đẹp đẽ, tráng lệ là thế nhưng chứa đựng trong nó lại là muôn vàn những khó
khăn, thử thách, khốc liệt của chiến trường. Nhưng hơn thế nữa, thơ QD luôn đặc biệt
với hình ảnh người lính trẻ đầy lạc quan, tinh nghịch với hình ảnh “súng ngửi trời”-
hình ảnh nhân hóa nhưng lại rất đỗi chân thực. Khi người lính đặt chân lên đến đỉnh núi
cao, nòng súng thép bấy giờ cũng chạm đến mấy trời. Ý thơ thì nhẹ nhàng, thi vị nhưng
những gì người lính phải trải qua thì lại vô cùng khắc nghiệt. Tuy vậy, những người
lính trẻ vẫn luôn mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời, bỏ lại sau lưng bao khó nhọc của chặng
đường hành quân, chiến đấu. Chi tiết “súng ngửi trời” còn lột tả được tư thế hiên ngang,
kiên cường bất khuất, lẫm liệt với tầm nhìn bao quát, làm chủ đất trời của những người
anh hùng của thời đại.
Đến với thơ QD, đã từng có nhận xét rằng “thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”
(tức là trong thơ có họa, có nhạc). Và điều đó được toát lên qua từng ý thơ, từng hình
ảnh giàu chất tạo hình, sinh động , hấp dẫn, chân thực. Đồng thời qua 4 câu thời trên ta
còn thấy được cả chất nhạc được toát ra từ sự phối thanh quá đỗi tài tình của QD. Với
hình ảnh thiên nhiên đầy dữ dỗi, oai hùng, các câu thơ trên đa phần được phối thanh
trắc. Nhưng đến câu thơ cuối đoạn tác giả lại sử dụng toàn thanh bằng “Nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi” đã vẽ nên 1 khung cảnh thi vị, lãng mạn, nên thơ với những ngôi
nhà nhỏ xa xa thoát ẩn thoát hiện dưới bầu trời mưa giăng kín lối, từ đó tạo được nét
thanh thoát, nhẹ nhàng cho bức tranh.
Không những đặc tả được thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc, thơ QD còn khắc họa rõ
nét được những sự thật khốc liệt, trần trụi đến đau lòng. Bởi trên hành trình chiến đấu
không tránh khỏi những mất mát đau thương, nhưng dưới ngòi bút tài hoa của QD, sự
hi sinh của người lính TT hiện lên đầy bi tráng (bi nhưng không lụy). Những con người
ấy sẵn sàng xông pha ra chiến trường và chấp nhận hi sinh, họ chỉ xem cái chết nhẹ tự
hồng mao:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Bằng cách sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, tg đã phần nào giảm nhẹ những
nỗi đau thương, mất mát của người lính TT nơi chiến trường. Trên chặng đường hành
quân đầy mỏi mệt, họ chỉ như là đang ngủ một giấc ngủ thật dài. Qua đó làm toát lên
tinh thần, khí phách của người lính TT – những con người mang trong mình lí tưởng
sống cao đẹp: “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
Ngoài ra, trong hoài niệm của nhà thơ QD, đoàn binh TT còn phải đối mặt với
những hiểm nguy nơi rừng thiêng nước độc luôn chực chờ đe dọa:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Không kể đến những hi sinh nơi chiến trường hay những trận sốt rét rừng ớn lạnh,
người lính còn phải luôn trong trạng thái phòng bị trước những thác nước dữ dội, trước
thú dữ ngày đêm rình rập trải rộng khắp chặng đường mà người lính đi qua. Nhưng
cũng trên chính chặng đường hành quân ấy, người lính được đón nhận những tình cảm
quân dân vô cùng ấm áp và đẹp đẽ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Chính những bữa cơm ấm nồng tình quân dân, thơm mùi lúa mới đã đem đến cho
người lính TT những niềm vui và sự ấm áp trên bước đường hành quân chiến đấu đầy
gian lao, khó nhọc.
Với thể thơ tự do, tứ thơ tràn đầy cảm xúc, nhịp thơ linh hoạt, cách phối thanh đầy
độc đáo, ngôn ngữ chọn lọc, hình ảnh giàu sức gợi, sự kết hợp giữa bút pháp tả thực
cùng cảm hứng lãng mạn, các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…, ý thơ giàu
chất nhạc, chất họa, nhà thơ QD đã thành công trong việc khắc họa tình cảm, nỗi nhớ
của mình đối với những người đồng chí, đồng đội của đoàn binh Tây Tiến nơi núi rừng
Tây Bắc cùng vẻ đẹp của những người lính lãng mạn, hào hoa, giàu tình yêu quê
hương, đất nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Thông qua đoạn thơ trên, ta đã phần nào cảm nhận được hình tượng người lính được
tg khắc họa với những phẩm chất cao đẹp như yêu nước, căm thù giặc, tinh thần lạc
quan, lòng dũng cảm, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến
để chiến đấu vì độc lập dân tộc. Do đó, có ý kiến từng cho rằng: người lính Tây Tiến
vừa tiêu biểu cho hình ảnh người lính thời kháng Pháp, đồng thời cũng vừa mang dáng
dấp của những tráng sĩ thuở xưa. Điều này thật đúng. Hình ảnh người lính trong bài Tây
Tiến vừa có dáng vẻ của một trang hảo hán, với khí phách ngạo nghễ, ngang tàng, vừa
có dáng dấp của một người chiến sĩ oai phong lẫm liệt. Đó cũng chính là vẻ đẹp của
những con người mang trong mình hơi thở của thời đại. Trong bài thơ “Lương Châu
Từ”, Vương Hà từng viết rằng:
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”
(Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về)
Để rồi từ đó ta càng hiểu hơn tâm tư, tình cảm cùng khát vọng, lí tưởng sống đẹp
của người lính TT – đó là những con người sẵn sàng gác lại hạnh phúc riêng tư của đời
mình để sống vì quê hương xứ sở. Nhà thơ Anh Ngọc đã từng viết rằng:
“Họ trẻ lắm những người nằm dưới đó
Áo binh nhì xanh suốt tuổi đôi mươi”
Nhờ vậy ta mới thấy hết được bao con người anh dũng của đất nước mình đã hiến
dâng cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.
Có thể nói, Tây Tiến chính là "đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa" của thơ ca
thời kì kháng chiến chống Pháp. Qua đoạn thơ trên, hình tượng người lính đã được nhà
thơ của "xứ Đoài mây trắng" khắc họa một cách vừa chân thực lại vừa lãng mạn, có cái
rắn rỏi gân guốc, lại cũng vừa có cái mềm mại, hào hoa, vừa có cái bi lại vừa có cái
hùng; nó vừa là một bè nhạc hòa điệu cùng với dàn đồng ca kháng chiến, nhưng cũng
lại vừa là một thanh âm trong trẻo và riêng biệt, để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong
lòng mọi thế hệ người đọc.

You might also like