You are on page 1of 7

So sánh hình ảnh đoàn quân trong “Tây Tiến” và “Việt Bắc”

Bài làm 4
Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống
Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng
chí. Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài
thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn
vị Tây Tiến một thời gian.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những
chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc là một thành
công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình
cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc,
vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ
vang của dân tộc.
Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những
đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách
thể hiện riêng.
Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều
tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc
da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và
khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.
Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng
tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của
người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện
trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những
cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên
nơi rừng thiêng nước độc.
Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ
thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc
đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy,
nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, Quang Dũng vẫn dùng
từ đoàn binh – gợi cảm giác về một đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.
Hình ảnh quân xanh màu lá ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay
màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng
theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh
xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn
đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân xanh màu lá
chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với
thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức
sống.
Đối lập vẻ ngoài tiều tụy là khí phách bên trong, kết hợp từ dữ oai hùm
gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính
vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng.
Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với
cọp trêu người thì người lính cũng có oai hùm dữ dội, uy nghi để chế
ngự và chiến thắng.
Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn
để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói
chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến
căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
(Đồng chí – Chính Hữu)
Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế.
(Cá nước – Tố Hữu).
Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cũng viết về căn
bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:
Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân.
Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới là đôi mắt thao thức về quê hương Hà
Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía
của chân trời: biên giới và Hà Nội. Người lính Tây Tiến không chỉ biết
cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian
khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà
Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa hay chính xác hơn là nhớ về bóng
dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Câu thơ của
Quang Dũng gợi nhắc người đọc tới một câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Nỗi nhớ người yêu nhớ dáng kiều thơm nào đó thật đời thường, bình dị
nhưng cũng thật cao quý. Nó khiến cho hình ảnh người lính trở nên chân
thực gần gũi hơn. Nỗi nhớ ấy trong hành trang của họ như tiếp thêm sức
mạnh nghị lực để chiến đấu và chiến thắng, nó như một điểm tựa vững
chắc cho những thanh niên học sinh Hà Nội rời ghế nhà trường tham gia
chiến trận – những con người lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.
Trong chặng đường hành quân gian khổ, thiên nhiên có thể vừa là bạn
vừa là đối thủ thử thách ý chí nghị lực của người lính. Cùng hoạt động
trên địa bàn rừng núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc
sống sinh hoạt và chiến đấu gắn bó mật thiết với thiên nhiên núi rừng
nơi đây, nhưng mỗi người lính lại mang cảm hứng khác nhau tạo nên nét
đẹp rất riêng, rất độc đáo trong Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc
của Tố Hữu.
Tác giả Quang Dũng và Tố Hữu đều nêu lên cái nhìn khái quát chung
cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. , ta
thấy rằng những đoàn quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp đều
được tái hiện bởi vẻ đẹp hào hùng, bởi lý tưởng cao đẹp và ý chí kiên
cường bất khuất trong cái gian nan, hiểm nguy, thiếu thốn nơi chiến
trường. Cả hai đoạn thơ đều mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn khi tái hiện không khí kháng chiến sục sôi trên các ngả đường
đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng
dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không
ngừng. Từ một đội quân trên dưới ba mươi người xuất phát từ cây đa
Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm
nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những
chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới.
Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch
lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn
lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường
Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở
những cứ điểm cuối cùng:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống
Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành
quân đêm xưa là rừng núi là đêm (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt
Bắc đêm nối đêm cứ rầm rập tiến quân ra trận. Từ láy rầm rập là một từ
tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say
và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề.
Với từ rầm rập đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một
cuộc hành quân diễu binh hùng tráng:
Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ
Ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tất cả thành chiến sĩ.
Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển
cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc hùng tráng. Từ cái nhìn
chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu
trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các
câu sau, tác giả tả bằng thị giác: Quân đi điệp điệp trùng trùng. Từ láy
điệp điệp trùng trùng thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những
đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp
nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:
Từ nơi em gửi tới nơi anh
Những đoàn quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối trời vô tận
Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu
mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân
ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi.
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa
có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân
đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh
ánh sao lý tưởng.
Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang
bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao
cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cùng đã có câu thơ rất
hay Đầu súng trăng treo.
Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của
cuộc kháng chiến:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến
trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban
ngày. Chi bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo
hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh
đối lập: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày với Đèn pha bật sáng như
ngày mai lên đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta
và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Nếu ở đoạn thơ trước,
chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn
đêm tăm tối gian khổ thăm thẳm sương dày để có giờ phút bừng sáng
quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.
Tuy nhiên, hai đoạn thơ còn thể hiện những nét riêng biệt trong phong
cách sáng tác của hai tác giả. Quang Dũng không hề né tránh những hiện
thực khó khăn thiếu thốn của người lính phải trải qua. Không chỉ miêu tả
vẻ ngoài mang đậm trang trí của người lính thời xưa Quang Dũng còn
tập trung khắc họa vẻ đẹp tâm hồn bên trong tiềm ẩn nhiều nét mộng mơ
hào hoa rất Tây Tiến.
Người lính hào hoa, phóng khoáng, được tái hiện trong khung cảnh khắc
nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc, trong đói khổ, thiếu thốn và căn bệnh
sốt rét hoành hành mà vẫn hiên ngang, bất khuất. Trong khi đó, Tố Hữu
chủ yếu ngợi ca sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, hình ảnh người
lính hiện ra giản dị, nhưng dũng cảm, hiện ra trong đoàn quân đông đảo,
hào hùng.
Nếu Quang Dũng dùng thể thơ thất ngôn với nhiều từ ngữ Hán – Việt:
đoàn binh, biên giới, kiều thơm tạo nên không khí hùng tráng phảng phất
không khí thời xưa, giọng thơ cổ điển mà hiện đại. Còn Tố Hữu sử dụng
nhuần nhuyễn thể thơ lục bát truyền thống, bằng những từ láy tượng
thanh, gợi cảm, ngôn ngữ sử thi hùng tráng, giọng thơ sôi nổi hào hùng,
Tố Hữu đã tái hiện bức tranh tổng kết về không khí sôi động, hào hùng,
lớn mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.
Có những nét khác biệt ấy là do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ
thuật khác nhau của hai tác giả. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến trong
thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Hồn thơ ông
mang nét phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn. Còn Tố Hữu viết Việt Bắc
trong thời kì thắng lợi, giải phóng miền Bắc, lịch sử bước sang trang
mới, nên thơ ông có phần lạc quan và có niềm tin hơn. Bên cạnh đó, thơ
Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị, do đó, ông thiên về ngợi ca
lòng tin với cách mạng, với chiến thắng dân tộc.
Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có
chất hiện thực để khắc họa hình tượng người lính trong kháng chiến
chống Pháp. Đó là sự bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước
trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải
phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó
là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân
dân ta. Từ hình tượng người lính có thể khắc họa lên một đất nước với
nhiều đau thương mà anh dũng:
Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

You might also like