You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH ĐOẠN 3 TÂY TIẾN

Trong dòng chảy thi ca Việt Nam, thơ ca cách mạng là một thời kì để lại được
nhiều dấu ấn với những thi phẩm đặc sắc như Việt Bắc (Tố Hữu), Đồng chí (Chính
Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),... Nhưng bài thơ được coi là "đứa con đầu
lòng hào hoa và tráng kiện của thơ ca kháng chiến chống Pháp" chính là “Tây
Tiến” của Quang Dũng. Bài thơ là nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những
người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ. Trong
Tây Tiến có lẽ người đọc ấn tượng nhất là bức chân dung người lính trong cuộc
kháng chiến chống Pháp. Đó là bức tượng đài bất tử về “Tây Tiến đoàn quân
không mọc tóc” vừa lẫm liệt, kiêu hùng. Vừa hào hoa, lãng mạn thể hiện qua
những câu thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Thơ của Quang Dũng luôn lột tả một chất thơ hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng,
tài hoa. “Tây Tiến” là thi phẩm viết vào năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Vào
năm 1947, Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến và từng giữ chức vụ đại đội
trưởng rồi sau đó chuyển đơn vị. Trong nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội và núi
rừng Tây Bắc, nhà thơ đã không kìm được lòng mình, để tiếng nói của trái tim cất
lên thành trang thơ – Bài thơ được coi là khúc độc hành của nỗi nhớ thương.
Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân hiện lên qua nét vẽ gián tiếp -
nói đến gian khổ, hy sinh và địa bàn hoạt động - thì ở đoạn thơ này bằng ngòi bút
lãng mạn, tài hoa kết hợp hài hòa với bút pháp hiện thực, Quang Dũng đã khắc họa
bức tượng đài người lính TT mang vẻ đẹp hào hoa, bi tráng, đậm chất sử thi:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Hai câu thơ đã đề cập đến một hiện thực, đó là căn bệnh sốt rét rừng mà người lính
thường mắc phải. Nhà thơ Chính Hữu trong bài Đồng chí cũng đề cập đến căn
bệnh này:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
Từ cổ “đoàn binh” làm cho đoàn quân tây Tiến hiện lên mang nét đẹp kiêu hùng
của nhũng tráng sĩ thời xưa, vừa tạo âm điệu hùng hồn, dữ dội. Hình ảnh “không
mọc tóc” miêu tả thực tế, các chiến sĩ tóc rụng hết do sốt rét rừng hay cũng có thể
là cạo trọc đầu để thuận tiện trong những trận đánh “giáp lá cà”. “Quân xanh” ở
đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang và xanh làn da vì bệnh tật và
đói rét . Hình ảnh hiện thực trần trụi được Quang Dũng đưa trực tiếp vào trong thơ.
Chẳng hề có một sự phóng đại hay cách điệu nào hết. Đó là hiện thực, là thực tại
của những người lính đoàn quân Tây Tiến. Thế nhưng, tuy có xanh xao, mệt mỏi,
vất vả là thế, nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần "dữ oai hùm". Dù là nơi rừng thiêng
nước độc, nhưng những người anh hùng giải phóng quân vẫn giữ được tư thế hiên
ngang, bất khuất, toát lên vẻ oai hùng như chúa sơn lâm. Có thể nói, Quang Dũng
đã đưa vào đây chất liệu hiện thực - một hiện thực trần trụi và gửi vào đó một chút
lãng mạn của thi ca.
Chỉ 2 dòng thơ mà chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc
đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Đoàn quân của một
thuở “xếp bút nghiên lên đường chinh chiến” của các chàng trai Hà Nội kiêu hùng.
Ẩn sau vẻ hào hùng, đó là một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Động từ mạnh “trừng” là ánh mắt trợn lên, giận dữ nhìn thẳng kẻ thù. Đôi mắt ấy
như thể hiện cả sự phẫn nộ đối với kẻ thù vừa thể hiện nội tâm sục sôi chiến đấu.
Đôi mắt ấy còn “mộng qua biên giới”, đó là giấc mộng lập chiến công. Giấc mộng
của chiến thắng, của hòa bình. Không chỉ vậy mà đôi mắt ấy còn có tình, thao thức
nhớ về Hà Nội-nơi mà từ đó họ ra đi, vì đó mà họ chiến đấu, nơi có hình ảnh “dáng
kiều thơm” trong mộng và mơ.
Những người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng theo tiếng gọi non sông mà
còn vô cùng hào hoa, lãng mạn. Có một thời người ta hiểu rằng câu thơ này mang
mộng tiểu tư sản quá nhiều, làm giảm tinh thần chiến đấu. Nhưng thời gian đã
chứng minh giấc “mộng” và “mơ” như tiếp thêm sức mạnh cho người lính Tây
Tiến. Đó cũng chính là vẻ đẹp của một tấm lòng luôn hướng về Tổ Quốc. Những
chàng trai ấy là những học sinh, sinh viên, nghệ sĩ. Họ lên đường bằng khát vọng
tuổi trẻ, khát vọng của hòa bình cho những “dáng kiều thơm”.
Quang Dũng đã diễn tả thật “đắt” cái phong độ hào hoa, đa tình của những chiến
binh Tây Tiến với những mơ mộng tình yêu, niềm khát vọng hạnh phúc được biểu
đạt bằng kiểu tư duy và ngôn ngữ của người trí thức trẻ.

Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến còn là lí tưởng trong những chàng trai mười tám
đôi mươi:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Khác với những nhà thơ cùng thời, Quang Dũng khi nói về chiến tranh đã dám
nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến trường. Miêu tả cái chết, không né tránh hiện
thực. Trong chặng đường hành quân gian khổ đã có những người lính ngã xuống.
Những nấm “mồ” chiến sĩ “rải rác” nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi. Tuy
vậy việc sử dụng những từ H-V trang trọng, cổ kính “biên cương, viễn xứ, chiến
trường” đã làm giảm nhẹ sự bi thương, nâng chất bi thành chất tráng.
Khi miêu tả cái bi thương ấy nhà văn lại nâng đỡ lên bằng đôi cánh lí tưởng, lãng
mạn “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
Chiến trường” là nơi bom rơi đạn nổ, là nơi biết bao nhiêu người ngã xuống máu thấm đất, tim hướng
về cách mạng, nhân dân. Cũng chính nơi chiến trường ấy, tất cả những thanh niên lên đường để quyết
“Đời xanh” là tuổi trẻ, là bao ước vọng đang đón chờ mỗi
tâm bảo vệ cho tổ quốc.
người phía trước. Vậy nhưng với họ không có gì quý giá bằng độc lập, tự do của
Tổ Quốc. Vượt lên trên tất cả là khát vọng được ra đi và cống hiến. Đó là lí tưởng
quên mình vì tổ quốc, dữ dội như lời thề sông núi. Đó là vẻ đẹp thời đại “quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh” của những người lính Tây Tiến đoàn binh không mọc
tóc.
Đúng như Trần Lê Văn đã nhận xét: “Tây Tiến phảng phất nét buồn, nét đau,
nhưng buồn đau mà không hề bi lụy”. Và Quang Dũng là một trong những nhà thơ
đầu tiên nói rất cảm động sự hi sinh của những con người vô danh ấy. Để rồi trong
kháng chiến chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm đã viết“Đất Nước”:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
“Chiến trường” khốc liệt mà câu thơ nghe sao bình tĩnh quá. Có chút ngạo nghễ
khinh đời để rồi hai từ “chẳng tiếc” mang vẻ bất cần cho “đời xanh”. Tuổi trẻ ai
chẳng cần cho mình khát vọng tình yêu, thanh xuân thơ mộng. Họ hiểu lắm, biết
lắm vẻ đẹp của “đời xanh”. Nhưng hy sinh vì Tổ Quốc chính là hy sinh cho lí
tưởng thiêng liêng. Chính lí tưởng ấy của những người lính. Mà sự hi sinh của họ
cũng thật cao đẹp:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa sự hy sinh của người lính
Tây Tiến. Quang Dũng từng trải lòng về câu thơ trên “Sự thật khi người lính ngã
xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để
an ủi những người đã nằm xuống”.
Để rồi Sông mã gầm lên khúc độc hành”

Bằng biện pháp cường điệu câu thơ gợi tả một không khí thiêng liêng, trang trọng,
đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Con sông Mã cũng chính là
nhân chứng của lịch sử. Người bạn đồng hành của những người lính Tây Tiến. Con
sông Mã tấu lên khúc nhạc độc tấu đau thương để tiễn người lính Tây Tiến vào cõi
vĩnh hằng. Hòa cùng muôn ngàn âm thanh của sông núi, trường tồn trong khúc bi
tráng của sông Mã.
Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến.
Với ngoi bút lãng mạn kết hợp hài hòa cùng bút pháp hiện thực,với nhiều sáng tạo
về hình ảnh, ngôn ngữ độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ, nhà thơ đã dựng
lên một tượng đài hùng vĩ uy nghiêm về những chàng trai trí thức Hà Nội “mang
gươm đi giữ nước” dũng cảm, can trường, trong gian khổ chiến đấu, hy sinh vẫn
lạc quan yêu đời, hào hoa.

Vượt qua sức cản phá của thời gian, Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ chúng ta hôm
nay, gợi nhớ về “những năm tháng không quên” trong lịch sử dân tộc. Có thể nói
Tây Tiến là “một tượng đài bất tử” về người lính vô danh mà Quang Dũng đã dựng
lên bằng cả tâm hồn mình để tưởng niệm một thế hệ thanh niên đã hăng hái, anh
dũng ra đi mà nhiều người trong số họ không về nữa. Xin được mượn lời thơ của
Giang Nam để thay lời kết cho bài viết này, có lẽ Giang Nam đã nói giúp tấm lòng
của biết bao người yêu mến nhà thơ Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”:
"Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông"

You might also like