You are on page 1of 11

Đồng Chí

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những
gam màu hiện thực. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim của mình để “hút nhụy đời” tưới
tắm cho những cánh đồng văn học. Ở cánh đồng ấy, có một khoảng trời dành riêng cho
văn học cách mạng, văn học của hiện thực tàn khốc mà cũng đẹp đẽ vô cùng. Trong cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi là hình ảnh cao quý và đẹp đẽ
nhất. Hình ảnh ấy đã đi vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất
cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về
tình cảm của những người lính Cụ Hồ là bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Bằng những
rung động mới mẻ và sâu lắng cũng như sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ
Đồng Chí, Chính Hữu đã diễn tả một cách sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của
những anh bộ đội thời kháng chiến.
-Liên hệ mở rộng:
+ “Đêm rét cung chăn thành đôi tri kỉ”, cùng trải qua các gian nan:
“Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thấm”
(Minh Huệ)
“Ba thằng quặp chặt, gió lùa vào đâu?
Nửa đêm sương gội mái đầu
Chòi cao phần phật mấy tàu lá khô”
(Lê Kim)
+Từ “Mặc kệ”:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
+Tình đồng chí đã giúp họ vượt qua lên trên tất cả để rồi họ làm nên những chiến
công hiển hách:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đổ, nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu)
+ “Rừng hoang sương muối”, cái rét buốt lạnh của rừng mùa đông ở Việt Bắc:
“Rét Thái Nguyên, rét về Yên Thế
Gió qua rừng, Đèo Khế gió sang”
(Tố Hữu)

Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính


Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta không chỉ là một bản anh hùng ca
bất diệt mà nó còn phả vào trong văn chương một luồng không khí mới, góp phần làm
phong phú thêm thế giới văn chương cách mạng. Trong khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” ấy, nhân dân miền Bắc đã không ngừng chi
viện cho miền Nam ruột thịt về cả vật chất lẫn tinh thần. Những chàng trai, cô gái tuổi đôi
mươi trùng trùng điệp điệp nối nhau ra tiền tuyến ngày đêm và Phạm Tiến Duật cũng có
mặt trong hàng ngũ ấy. Hiện thực cuộc chiến đã tôi luyện cho ông một tinh thần lạc quan,
yêu đời. Và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ
nhất tinh thần ấy của ông. Không chỉ vậy, bài thơ còn diễn tả một hình ảnh độc đáo:
những chiếc xe không kính; qua đó khắc họa nổi bật được hình ảnh hiên ngang, bât khuất
của những người lính lái xe bất chấp mọi gian nan, thử thách trong thời chống Mĩ, hơn
nữa còn khơi dậy ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam cao đẹp của họ.
-Liên hệ mở rộng:
+Dẫn dắt hình ảnh tàu xe được mỹ lệ hóa, lãng mạn hóa:
“No chưa con ngựa chiến!
Ta mặc lá cho mày
Mau mau lên tiền tuyến
Chạy cho khỏe cho hay!”
(Bài ca lái xe đêm-Tố Hữu)
+Tinh thần cao cả của những người lính lái xe:
“Cái vết thương xoàng mà đi viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo”
(Nhớ-Phạm Tiến Duật)
+Bất chấp mọi khó khăn, họ vượt qua lên trên tất cả để rồi họ làm nên những chiến
công hiển hách:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đổ, nên thiên sử vàng”
(Tố Hữu)

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước


Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu)

Đoàn Thuyền Đánh Cá


Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam - một hồn thơ dạt dào cảm
hứng lãng mạn về thiên nhiên đất nước, con người trong thời đại mới. Bài thơ “Đoàn
thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc
bình minh.
-Liên hệ mở rộng:
+Cảnh đoàn thuyền ra khơi:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
+Sự thành công trong chuyến đi thể hiện sự biết ơn của con người với thiên nhiên:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
(Quê hương-Tế Hanh)
+Anh thanh niên trong LLSP
+Các chú bộ đội đang bảo vệ biển đảo.

Bếp Lửa
Tình cảm gia đình mà một chủ đề lớn trong thơ văn Việt Nam, đã có rất nhiều cây bút
tài năng, nhiều tác phẩm xuất sắc viết về gia đình - nguồn cội, chốn yêu thương trong
cuộc đời mỗi người. Chúng ta từng xúc động trước tình cảm của ông Sáu và bé Thu trong
Chiếc lược ngà, từng rung động trước tấm lòng người mẹ trong Con cò của Chế Lan
Viên, và chắc hẳn chúng ta cũng không thể nào quên được hình ảnh một người bà tận tụy,
sớm hôm tảo tần, vì con vì cháu, giàu tình yêu thương trong Bếp lửa của Bằng Việt. Bài
thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà từ hồi tưởng và suy ngẫm của người
cháu đã trưởng thành, để từ đó thể hiện long biết ơn của người cháu đối với bà cũng như
với gia đình và quê hương.
-Liên hệ mở rộng:
+Sức mạnh niềm tin, ý nghĩa tình cảm của bà với cháu:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh)
+Làng-Kim Lân: Niềm tin vào tương lai phía trước của đất nước.
+Gíá trị của quê hương trong trái tim mỗi người (Phần cuối):
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…”
(Quê hương-Đỗ Trung Quân)

Ánh Trăng
Trăng - hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài
thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “
Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê
hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung
và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn
Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó chính là đạo
lí “uống nước nhớ nguồn”.
-Liên hệ mở rộng:
+Tuổi thơ gắn bó với trăng:
“Ông trăng tròn sáng tỏ
soi rõ sân nhà em
trăng khuya sáng hơn đèn

ôi, ông trăng sáng tỏ


soi rõ sân nhà em”
(Trần Đăng Khoa)
+Lúc chiến tranh diễn ra, trăng vẫn ở đó:
“Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao”
(Phạm Tiến Duật)
+Lời gửi gắm qua bài thơ:
“Trách lòng tham đó bỏ băng
Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn”
(Ca dao)
Mùa Xuân Nho Nhỏ

Mùa xuân – nàng thơ của biết bao người nghệ sĩ. Xuân là thước đo của vòng tuần hoàn
thời gian, hạn định của không gian và niềm hy vọng vào viễn cảnh tươi sáng, vào những
vị lai hạnh phúc của con người ,và mùa xuân ấy thậm chí nhuốm màu thế sự. Nhiều thi
nhân đã vài lần hóa thân thành lãng tử lang thang đến mọi nơi chốn của thế gian để góp
nhặt những hương, những sắc của thi liệu mùa xuân. Hơi thở mùa xuân đong đầy trong
“Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Mùa xuân giản dị nơi thôn quê qua những câu thơ trữ
tình của Nguyễn Bính. Và mùa xuân cũng được Thanh Hải ưu ái tạc vào những lời thơ
mộc mạc mà chân thành trong “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khái quát tiếng lòng tha thiết
của Thanh Hải muốn gắn bó với đất nước, cuộc đời, cùng với đó là ước nguyện được
cống hiến một “Mùa xuân nho nhỏ” của ông vào mùa xuân lớn lao của đất nước.
-Liên hệ mở rộng:
+Hình ảnh con sông:
“Con sông tuổi thơ ta tắm
Vẫn còn còn đây dòng nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ song…”
(Trở về quê nội-Lê Anh Xuân)
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
(Thu Bồn)
+Tình yêu nước: “Làng”, “BTVTĐXKK”, “Tiếng gà trưa”, “Bếp lửa”
+Sự lặp lại hình ảnh từ đầu-cuối bài thơ: “ĐTĐC” (câu hát), “Ánh trăng”(đồng, bể,
song), “Viếng Lăng Bác”

Viếng Lăng Bác


“Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”.
Nhân dân miền Nam luôn ước ao nước nhà thống nhất để được đón Bác vào thăm, thế
nhưng Bác đã ra đi, để lại cho nhân dân miền Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói
chung bao niềm tiếc thương vô hạn. Tình cảm đó đã được nhà thơ Viễn Phương, trong
chuyến lần đầu ra thăm lăng Bác diễn tả thật xúc động qua “Viếng lăng Bác”. Bài thơ là
sự dồn nén kết tinh tình cảm chân thành thương nhớ Bác không của chỉ riêng nhà thơ mà
còn là của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào miền Nam – những người cũng như nhà thơ –
tuy chưa một lần gặp Bác ở đời thật nhưng đã nghìn lần thấy trong mơ, trong hoài vọng,
trong lí tưởng cao đẹp nhất của mình.

-Liên hệ mở rộng:
+Bác vẫn mãi ở bên dân tộc, tỏa sáng mãi-> Liên hệ với:
“Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”

(Theo chân Bác-Tố Hữu)

+Bác là người làm nở hoa đất nước, làm bừng sức sống dân tộc-> Liên hệ với:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”

(Sáng tháng năm-Tố Hữu)

+ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”-> Liên hệ với:

*Bác lo cho dân tộc

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

(Cảnh khuya-Hồ Chí Minh)

+Sự xuất hiện của trăng-> Liên hệ với:

*Bác bàn việc quân:


“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

(Rằm tháng giêng-Hồ Chí Minh)

*Những năm tháng của Bác trong chốn tù:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng-Hồ Chí Minh)

+Ngày đau thương nhất của dân tộc là ngày Bác mất-> Liên hệ với:

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”

(Bác ơi-Tố Hữu)

+Cụm từ “thương trào nước mắt”, thể hiện sự tiếc nuối khi sắp rời xa Bác, vì Bác là
người Cha ấm áp nhất, vĩ đại nhất của dân tộc-> Liên hệ với:

“Người là Cha, là Bác, là Anh

Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Tố Hữu)

+Sự ra đi của Bác không phải là nỗi dau mềm yếu, mà trái lại cho ta thêm nghị lực
đi tiếp trên con đường của Bác:

“Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn”

(Bác ơi-Tố Hữu)


Sang Thu
Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi
người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có
nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng của con nai
ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một cái nhìn mới
mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về
mùa thu, nổi bật nhất trong đó là bài thơ “Sang thu”. Những vần thơ thu của ông trong
bài mang lại cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến
nhẹ nhàng một cách rõ rệt.
-Liên hệ mở rộng:
+Dấu hiệu thu về:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
(Đây mùa thu tới-Xuân Diệu)
+Đối chiếu hương ổi với hương cốm:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới…”
(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)
+Cảm nhận về mùa thu của nhà thơ khác:
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”
(Tiếng Thu-Lưu Trọng Lư)

Nói Với Con


“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Tình cảm dành cho quê hương, gia đình vốn không phải là một đề tài quá mới mẻ trong
nền văn học Việt Nam, đã có rất nhiều những sáng tác hay và độc đáo về đề tài này. Điều
này cũng ít nhiều gây ra những áp lực cho những nhà văn, nhà thơ thế hệ sau khi muốn
chắp bút viết về gia đình,về cội nguồn... Nhưng, đến lượt mình, nhà thơ Y Phương không
những không hề tỏ ra lúng túng, áp lực trước những tác phẩm đã quá thành công trước
đó, ông lựa chọn một khía cạnh hoàn toàn mới mẻ ở đề tài tưởng chừng như rất quen
thuộc này, bài thơ "Nói với con" chính là một minh chứng tiêu biểu cho sự sáng tạo ấy.
Bài thơ thể hiện những truyền thống và vẻ đẹp sưc sống mạnh mẽ của một dân tộc miền
núi, để từ đó nhắc về tình cảm gắn bó với gia đình, quê hương và ý chí vươn lên trong
cuộc sống; Hơn nữa, còn cho thấy được khát vọng của người cha rằng con của mình sẽ kế
tục những truyền thống ấy một cách xứng đáng.
-Liên hệ mở rộng:
+Quê hương là cội nguồn cao quý:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…”
(Quê hương-Đỗ Trung Quân)
+Quê hương là nơi sẽ luôn che chở, yêu thương:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh)
+Người đồng mình luôn là người có những đóng góp lớn lao trong các cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mĩ:
* “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
* Chính người đồng minh đã hỗ trợ nhiệt tình khi Bác Hồ lập căn cứ điểm cách mạng ở
Cao Bằng
+Bài thơ làm cho ta yêu thêm quê hương than thuộc của mình:
“Quê hương ơi! Xa rồi nhớ thành thơ
Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết
Ai cũng vậy xa lâu rồi mới biết
Những ngôn từ không đủ viết…quê hương!”

(Nhớ quê hương-Ngô Hữu Đoàn)

Kết Bài
“Xuân Diệu từng quan niệm: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Nhà
văn/ Nhà thơ (…) đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên,
nhưng lại đầy ý nghĩa. Khép lại những trang văn/trang thơ giàu cảm xúc của tác phẩm
(…), mỗi độc giả sẽ lại có thêm cho mình những góc nhìn mới và những bài học mới.
Nhưng chung quy lại, mỗi chúng ta sẽ càng thêm yêu và trân quý hơn tài năng của nhà
văn/nhà thơ (…), người đã để lại cho chúng ta những dấu ấn văn học sâu sắc, giàu nhân
văn.

You might also like