You are on page 1of 3

TÁC PHẨM LIÊN HỆ TÁC PHẨM

Chuyện nguời 1. Chiếc lá trên tường đã cứu sống Giôn- xi nhưng chiếc bóng trên
con gái Nam tường đã giết chết Vũ Nương
Xương 2. Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến nàng.
(Lê Thánh Tông)
3. Hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng
mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói, ngắn ngủi
như như kiếp sống của đóa phù dung sớm nở, tối tàn.
Đồng chí -Liên hệ với cái lạnh của rừng hoang:
“Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế
Gíó qua rừng, Đèo Khế gió sang. 
                                        (Tố Hữu)
-Liên hệ tinh thần chiến đấu của người lính:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
                        (Nguyễn Đình Thi)
-Liên hệ với tình đồng chí, đồng đội:
“Ba thằng quặp chặt gió lùa vào đâu?
Nửa đêm sương gội mái đầu
Chòi cao phần phật mấy tàu lá khô.”
                                       (Lê Kim)
Bài thơ về tiểu -Liên hệ lòng yêu nước
đội xe không “Đoàn giải phóng quân một lần ra đi
kính Nào có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lùi.”
                        (Phan Huỳnh Điểu)
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.”
                                       (Tố Hữu)
Đoàn thuyền -Đoàn thuyền người dân chài lên đường trong cảnh bình minh đẹp nhất:
đánh cá “Khi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”
                                     (Tế Hanh)
-Vẻ đẹp khỏe khoắn của những con thuyền khi ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..”
                                      (Tế Hanh)
-Sự trù phú, giàu đẹp của đất nước:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
Ánh trăng -Liên hệ với sự thay đổi hoàn cảnh sống tác động đến suy nghĩ của con
người:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”
                                       (Tố Hữu)
-Liên hệ với sự lãng quên quá khứ của người lính sau thời bình:
“Khéo trách người sao quá vội vàng
Bỏ lại bao kỉ niệm quá khứ
Khéo trách người sao quá phũ phàng
Lãng quên những yêu thương tình tự.”
Bếp lửa -Liên hệ với kỉ niệm tuổi thơ bên bà:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.”
                                (Xuân Quỳnh)
-Liên hệ với tình yêu quê hương đất nước:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người..”
                 (Nguyễn Trung Quân)
Viếng lăng Bác -Niềm tiếc thương vô hạn của dân tộc với vị cha già kính yêu:
“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa.”
                                        (Tố Hữu)
-Liên hệ với hình ảnh hàng tre xanh bên lăng Bác:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.”
                                (Nguyễn Duy)
Mùa xuân nho -Liên hệ với tinh thần tự nguyện, dâng hiến vì quê hương:
nhỏ “Nửa mái đầu chớm bạc
Còn gì cho quê hương
Thân xin làm chiếc lá
Thân xin làm hạt sương.”
                               (Viễn Phương)
Những ngôi -“O du kích nhỏ giương cao súng
sao xa xôi Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
                                        (Tố Hữu)
-“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm đấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom..”
                          (Lâm Thị Mỹ Dạ)
Làng ''Làng'' và “Tây đầu đỏ”, hai truyện ở hai miền đất khác nhau. Nhưng
gặp nhau ở một tấm lòng, một tình yêu sắt son với quê hương, tổ quốc.
Truyện ngắn ''Làng'' và ''Tây đầu đỏ'' cùng được viết trong thời điểm cả
nước đang kháng chiến chống Pháp. Hai tác phẩm đã làm nên bức tranh
tổng thể về một giai đoạn lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc
ta. Với hình ảnh thật thà, chất phác đầy những khó khăn gian khổ của
người  nông dân trước những hành động tàn bạo của bọn thực dân xâm
lược, qua đó ta có thể thấy lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương sâu
sắc của dân tộc Việt mang dòng máu “con Rồng cháu Tiên”.
Lặng lẽ Sa Pa “Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
(Nguyễn Khoa Điềm)
Có biết bao nhiêu con người sẵn sàng cống hiến quên mình vì tương lai
tươi đẹp của Tổ Quốc. Họ hi sinh thầm lặng không cầu được ghi công.
Cũng tương tự sự hết mình với công việc của anh thanh niên.
Chiếc lược ngà Lão Hạc là người cha yêu con vô điều kiện cũng giống như nhân vật
người cha trong CLN, lão sẵn sàng dành tất cả những gì tốt nhất cho
con. Để lại mảnh vườn chứ nhất quyết không bán đi vì con mình, thậm
chí lừa cả cậu Vàng- người bạn duy nhất của ông tuổi xế chiều. Điểm
này giống như ng cha trong CLN giữa chiến tranh khốc liệt, cha vẫn cố
gắng làm cho con gái chiếc lược chải tóc, ông tỉ mỉ chút một để dành
cho con món quà hoàn hảo nhất. Tất cả đều tạo nên bởi tình phụ tử
thiêng liêng.

You might also like