You are on page 1of 9

TÂY TIẾN - QUANG DŨNG

POET17

Ý nghĩa nhan đề:


● Ban đầu bài thơ có tựa đề là “Nhớ Tây Tiến", nhưng sau khi nhận ra bài
thơ đây là một nỗi nhớ bất hủ nên ông đã đổi tên thành “Tây Tiến" (mạch
kị lộ, ý kị nông).

I. Tác giả, tác phẩm:


● Quang Dũng (1921-1988), tên thật là Bùi Đình Diệm. Ông thuộc thế hệ
nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau CMT8.
● Ông là một người đa tài, vừa là nhà thơ, hoạ sĩ và nhạc sĩ. “Thi trung hữu
hoạ, thi trung hữu nhạc".
● Chiến sĩ đại đội trưởng trong binh đoàn Tây Tiến hiện lên vô cùng chân
thật trong thơ của Quang Dũng.
● Phong cách sáng tác: hồn thơ lãng mạn, phóng khoáng và hào hoa.
● Sơ lược hoàn cảnh sáng tác: năm 1948.
- Sau khi Quang Dũng rời Tây Tiến và tách ra thành trung đoàn 52. An nhớ
lại một thời vào sinh ra tử với anh em trong binh đoàn Tây Tiến. Nói về
Binh đoàn Tây Tiến, đây là binh đoàn được thành lập vào năm 1947 với
đối tượng tham gia là những thanh niên Hà Thành, những dân tri thức và
lao động. Địa bàn hoạt động khá rộng lớn của vùng Tây Bắc, nhiệm vụ của
họ là phối hợp với bộ đội Lào để giải phóng biên giới Việt - Lào nhằm tiêu
hao sinh lực địch.

II. Phân tích tác phẩm:


1. 14 câu thơ đầu: nỗi nhớ Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội.
a. 2 câu đầu:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
● Hai tiếng “Tây Tiến" hiện lên tha thiết.
● Sông Mã xuất hiện ở đầu và cuối đoạn thơ, là một nhân chứng lịch sử.
● Nhớ: khắc sâu trong tâm khảm (liên hệ ca dao thơ trung đại).
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.”
● Núi rừng: núi cao rừng dày, khó khăn, nhớ chơi vơi, chông chênh, triền
miên, da diết giữ thực và ảo.

b. Hồi tưởng về cuộc hành quân núi rừng Tây Bắc.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
● Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội: Sài Khao, Mường Lát, gợi sự lạnh
lẽo, xa xôi.
● “Mường Lát hoa về": như sum tụ, bớt cô đơn. Liên hệ “Yên hoa tam nguyệt
há dương châu" (Giữa mùa hoa khói, châu dương xuôi dòng - Lý Bạch).
● Hoa khói là sương cuộn thành hoa (liên tưởng) - hương vị đường thi.

2. Đoạn 2:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

● Gieo âm 3 câu đầu gợi sự gian truân, địa hình khó khăn di chuyển (thanh
trắc liên tục) => Ước lệ.
● Nghệ thuật bình thanh, gợi sự đối lập từ hình ảnh => Âm điệu.
● Từ láy: miêu tả sinh động.
● Gợi tả cung đường gập ghềnh, trắc trở như hình nan quạt “súng ngửi trời":
Độ cao địa hình và chất lính tinh nghịch.
=> Bi thương, bi ai. Hùng tráng với chất lính mạnh mẽ, lạc quan.
● Nhịp ngắt 4/3, câu thơ như bị bẻ đổi => địa hình.
=> Con số ước lệ được lặp lại “ngàn thước".
● Liên hệ:
“Thác bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây"
(Lý Bạch)
● “Mưa xa khơi", “mưa nguồn chớp bể" - mưa dữ dội như cuốn trôi tất cả.
● “Nhà ai" - nhà người nhân bản địa, nơi người lính dừng chân.

3. Đoạn 3: Cung đường Tây Tiến theo chiều thời gian


Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
● Sự việc xảy ra thường xuyên: từ láy hoàn toàn
- Oai linh: không khí núi rừng.
- Thác gầm thét: Sông Đà “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại
như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo… rừng
vầu, rừng tre nứa nổ lửa" => Khủng bố về mặt âm thanh dữ dội.
- Cọp trêu người: rừng hoang vu và nhiều sinh vật nguy hiểm => Uy hiếp
tinh thần và tính mạng => Bất an, sợ hãi.
● Tổng kết đoạn 2 và 3
- Hùng vĩ (sương núi, vực sâu, dốc thẳm, núi cao, thác gầm).
- Người lính trải qua cung đường hành quân với biết bao gian truân.
- Liên hệ:
“Thục đạo chí nam
Nam vu thương thanh thiên”
(Đường đi khó, khó hơn lên trời xanh - Lý Bạch)

4. Người lính Tây Tiến dũng cảm, can trường


Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
● Nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng": trên phông nền rộng lớn của thiên nhiên
Tây Bắc, người lính thấp thoáng ẩn hiện.
● Nghệ thuật “nói giảm nói tránh": tư thế cười lính chết đi.
- Người lính đã hy sinh trong tư thế đang chiến đấu. Trên đầu vẫn đội mũ
sao, tay vẫn bồng súng.
- Người lính ngủ thiếp đi trên chặng đường hành quân.
● Liên hệ:
“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.”
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

“Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng


Lòng khỏe nhẹ anh dân quê sung sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh”
(Trăng trối - Tố Hữu)
● “Mùa em": dùng từ sáng tạo - mang tính nghệ thuật: sự gần gũi và gắn bó
(người lính và nhân dân).
● Liên hệ:
“Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả mùi hương.”
(Chế Lan Viên)
● “Cơm lên khói” và “thơm nếp xôi":
- Hương vị lúa nếp ngày xưa.
- Bữa cơm ấp áp.
- Tình yêu, sự gắn bó.
=> Hương vị tình người.

5. 8 câu thơ tiếp theo: Nỗi nhớ về một Tây Bắc thơ mộng, trữ tình.
Đêm hội doanh trại thấm tình quân dân
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
● Ánh sáng:
- Đuốc hoa tựa những bông hoa lửa - vẻ đẹp thi vị lãng mạn.
- Xiêm áo lộng lẫy.
- Ánh mắt tình tứ.
● Âm thanh:
- Tiếng khèn (nhạc cụ đặc trưng của dân tộc thiểu số).
- Điệu múa Lãm Vông của người địa phương.
● Thái độ e ấp nhằm thu hút ánh nhìn.
● Xây hồn thơ: sự thoát xác của người lính để trở thành thi sĩ.

6. Đoạn 5: Cảnh chiều thơ mộng


Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
● Sương chiều bảng láng giăng mắc rất nên thơ, như tấm voan huyền ảo của
tự nhiên.
● Bến bờ trải dài tít tắp một màu lam trắng sáng, hoang sơ, tĩnh lặng như thời
tiền sử.
=> Gợi cảm giác cô đơn, nhớ nhà.
● Dòng nước hùng hồn, dữ dội nhưng lại có hình ảnh bông hoa rừng đông
đưa => Tiêu tan sự hung hãn => Vẻ đẹp thiên nhiên.

7. 2 đoạn tiếp theo: Tượng đài bi tráng bất tử của người lính Tây Tiến.
a. Nét vẽ ngoại hình:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
● Sự thật sự phản ánh trần trụi, không thị vị hoá, không hề giấu giếm.
● Đảo ngữ: được khúc xạ qua mắt nhìn của Quang Dũng.
● “Không mọc tóc", “xanh màu lá":
- Nước da xanh xao vì căn bệnh sốt rét, trước không mọc do rụng đi vì sốt
rét.
- Màu xanh của lá ngụy trang => Tự cắt tóc để dễ dàng cho quá trình di
chuyển, vệ sinh.
● Dùng “Đoàn binh" chứ không phải “đoàn quân": con người và binh lực, vũ
khí, khí thế mạnh mẽ.
● “Đoàn binh" và “dữ oai hùm" - “không mọc tóc" và “màu xanh lá" đối nhau
giữa bi và tráng.
● Liên hệ:
“Giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Bao mà yêu anh thế"
(Tố Hữu)
● “Dữ oai hùm": tạo âm vang, gợi cảm giác mạnh mẽ, hùng tráng.
● Liên hệ:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (Phạm Ngũ Lão)
=> Sức mạnh của 3 quân như hổ dữ nuốt trôi trâu và át cả sao ngưu trên trời.

b. Sức mạnh nội tâm, tâm hồn thơ mộng:


Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
● “Mắt trừng” quyết tâm, nội lực, sẵn sàng tấn công.
● “Gửi mộng" “... Mộng đánh tan giặc xâm lăng, xác thù chất đống xây thành
chiến công."
● “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": được xem là mộng rớt tiểu tư sản vì
quan điểm xưa ra chiến trường chỉ có chiến đấu và hy sinh chứ không được
mơ mộng. Dần dần, sau 1986, tác phẩm mới được đánh giá đúng (theo tiêu
chí khoa học) => Trả về đúng với vị trí của nó trong văn chương.
● Lính cũng là người, cũng có cảm xúc => Có yêu đương, có mơ mộng.
● “Dáng kiều thơm”: người thiếu nữ.
● Sử dụng nhiều từ Hán Việt để thể hiện nỗi nhớ quê hương như trong bài
thơ “Nhớ":
“Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái nhà gianh, tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Nếu nhiều người vợ trẻ
Mòn chân cối gạo canh khuya.”

c. Lý tưởng khát vọng


Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
● “Rải rác": gợi sự đìu hiu, vắng vẻ, thưa thớt.
● “Viễn xứ": chết xa nhà, không biết tên, tuổi.
● “Chẳng tiếc đời xanh": nhất khứ bất phục hoàn (sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ
của mình cho đất nước.”
● “Anh về đất": ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.
● Cái chết được lý tưởng hoá như hình ảnh những tráng sĩ xưa “áo bào",
“khúc độc hành", thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.
=> Dù trong hoàn cảnh khó khăn, những người lính Tây Tiến vẫn có những nét
lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hy sinh.

7. 4 câu thơ cuối: Lời hẹn ước, gửi gắm tình cảm
Tây Tiến người đi không hẹn ước,
Đường lên thăm thẳm một chia phôi.
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
● Những câu thơ nhắc lại y nguyên, quyết tâm ra đi một thời của đánh trận
quân Tây Tiến, còn là sự tiếc thương đồng đội đã hy sinh.
● Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả gửi cho đoàn đợi và
vùng Tây Bắc.
● Liên hệ:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"
(Nguyễn Đình Thi)
● Mùa xuân năm 1947 thành lập binh đoàn, linh hồn người mãi mãi ở lại
vùng đất Tây Bắc.

IV. Đặc sắc nghệ thuật:


● Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
● Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ sáng tạo.
● Ngôn ngữ vừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
● Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc.

V. Nhận định:
● “Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh.” (Vũ Thu Hương)
● “Tây Tiến - sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn.” (Đinh Minh Hằng)
● “Đọc Tây Tiến như ngậm nhạc trong miệng.”

You might also like