You are on page 1of 10

SÓNG - XUÂN QUỲNH

POET17

I. Tác giả, tác phẩm


1. Tác giả:
● Một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
● Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu
trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh
phúc đời thường.
2. Tác phẩm:
● Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng
biển Diêm Điền (Thái Bình) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của
Xuân Quỳnh.

II. Phân tích tác phẩm:


Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
● 4 tính từ đối lập: trạng thái của sóng trong tự nhiên.
● Nhịp ⅔ phá cách (2 câu đầu), thanh bằng và thanh trắc đan xen. Tạo ra sự
bổ trợ cho trạng thái độc đáo của sóng: phong phú và sâu sắc.
● Từ “Và” xuất hiện như tạo ra sự hòa trộn đầy tinh tế giữa những sự đối
lập ấy, sống có “tính khí” thất thường trong tự nhiên và cũng là sự “ thất
thường” của “em” trong tình yêu.
● Tình yêu là 1 “tình cảm động”: tức có nhiều cung bậc cảm xúc, tâm hồn
xôn xao khi thì thân quen, nhẹ nhàng khi thì kì lạ đầy nũng nịu và hờn dỗi
tạo ra sự tương hợp, đan xen.
Liên hệ:
“Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên.”
(Thuyền và biển)
● “Sông”: không gian hẹp, “Bể”: không gian rộng. Tạo ra sự không hiểu nổi
trạng thái thất thường, không công nhận sự nhỏ bé.
● “Mình”: những cảm xúc, tình cảm, tình yêu của mình.
● “Tìm ra”: khát khao tìm đến 1 nơi có thể “chứa” được cảm xúc của mình
➢ Tư tưởng hiện đại : “cọc đi tìm trâu” tìm cho mình tình yêu.
➢ Người con gái khi yêu không công nhận sự vị kỷ, hẹp hòi mà muốn mở
lòng mình, hướng tới 1 tình yêu cao thượng hơn -> từ bỏ cuộc đời chật
hẹp mà muốn đến với cuộc sống rộng lớn, bao dung.
Liên hệ:
“Suốt cuộc đời biển gọi những giấc mơ
Nỗi khát vọng những chân trời chưa đến”
(Biển)
● Sự chủ động. hiện đại: bài thơ ra đời trong thời kì chống Mĩ vẫn còn tư
tưởng phong kiến: “trai 5 thê 7 thiếp, gái chính chuyên 1 chồng” hay “trâu
đi tìm cọc”. Bài thơ là sự phá cách trong nền văn học nước nhà vẫn còn
nhiều tư tưởng cũ, thể hiện khát khao về tình yêu đầy chính đáng.

Ôi con sóng ngày xưa


Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
● “Ôi”: cảm thán.
● “Ngày xưa”, “ ngày sau”: tạo chiều sâu của quá khứ và sự kéo dài bất tận
cụa tương lai.
● “Vẫn thế”: quy luật bất biến của tự nhiên: sóng luôn vỗ vào bờ vô hồi vô
tận. Sự khát vọng tình yêu trong trái tim bất kì người trẻ nào.
Liên hệ:
“Hãy để trẻ em nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
(Xuân Diệu)
● “Ngực trẻ”: có lẽ là vì còn trẻ chưa có gì trong tay, vậy nên khát khao càng
cháy bỏng, mãnh liệt, càng rạo rực nhất mà phải kể đến khát khao tình yêu.
● “Bồi hồi”: nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, rạo rực, thổn thức.
Liên hệ:
“Đời còn gì đẹp hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)

Trước muôn trùng sóng bể


Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
● “Muôn trùng sóng bể”: ý chỉ số nhiều, gợi mở không gian bao la tầng tầng
lớp lớp sóng vỗ -> trong không gian sống thoải mái vẫy vùng, con người
thường thấy mình nhỏ bé, thường bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời.
● “Anh”: người em yêu, suy nghĩ về tình cảm, kỉ niệm khi bên anh.
● “Em”: suy nghĩ về bản thân, những cảm xúc, suy nghĩ của em trong tình
yêu.
● “Biển lớn” và điệp từ “em nghĩ” cho thấy những suy nghĩ về cuộc đời.
● “Từ nơi nào sóng lên”: sự trăn trở trong tình yêu -> cuộc đời đặt những
câu hỏi và tự mình tìm câu trả lời.
Liên hệ:
“ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
(Xuân Diệu)

Sóng bắt đầu từ gió


Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
● Sóng hình thành nhờ sự chuyển động của gió trên mặt nước. Khúc mắc
đầu tiên đã được gỡ bỏ. Nhưng liệu trái tim có thôi băn khoăn không?
KHÔNG, vì tiếp theo lại có 1 câu hỏi khác: “Gió bắt đầu từ đâu?”
➢ Dựa vào quy luật tự nhiên thì có thế trả lời, gió được tạo ra bởi sự khác
biệt trong áp suất khí quyển. Thế nhưng nữ thi sĩ sẽ dành một cái lắc đầu
duyên dáng cho câu hỏi đó. Bởi lẽ khi đến với vấn đề của tình yêu thì lí
trí không thể nào lý giải.
Liên hệ:
“Trái tim có những quy luật riêng của nó mà lý trí không thể nào hiểu nổi”
(Pascal)
● Cắt nghĩa nguồn gốc của sóng và nguồn gốc tình yêu và đưa ra câu trả lời
bắc cầu làm rõ sự đầu hàng của nhận thức, sự bất lực của logic. Vì tình
yêu không thể nào lý giải được như Xuân Diệu.
Liên hệ:
“Tương tư không biết cái làm sao
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào”
(Nguyễn Công Trứ)
● Không thể lý giải nhưng vẫn biết đó là cảm xúc rất da diết, ngọt ngào,
nồng nhiệt.

Con sóng dưới lòng sâu


Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
● Điệp từ “con sóng” và “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” tạo ra không gian
2 chiều.
● Thán từ “ôi”: cảm thán, ví von nỗi nhớ trải rộng kéo dài trong không gian,
thời gian “ngày đêm”, “không ngủ được”.
● “Bờ” là ước mơ muôn đời của sóng, chưa gặp được bờ, lòng sóng khắc
khoải không yên, nỗi nhớ bờ cứ cồn cào khiến sóng luôn vỗ vào bờ.
● Nỗi nhớ da diết đến nổi nhân vật em không mượn sóng nữa mà từ mình
tách ra, thổ lộ niềm mong muốn đến người mình thương, thương đến mức:
“Cả trong mơ còn thức”
● Mơ: trạng thái vô thức, nỗi nhớ bồn chồn và ngay cả trong khi vô thức
vẫn tràn trề ý thức rằng em nhớ anh, em yêu anh: đi vào tiềm thức và trở
thành ý thức.
Liên hệ:
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ”
(Xuân Diệu)
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai ai nhớ bồi hồi nhớ ai.”

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi


Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
● Sự hiện đại trong tình yêu truyền thống: dám bày tỏ, dám khát khao với
một tình yêu thủy chung.

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
● Điệp từ “dẫu” và cặp từ đảo “xuôi Bắc”- “ngược Nam” mở ra không gian
rông lớn.
➢ Khi đối diện với khoảng cách, đối diện với “xa mặt cách lòng” nhưng ở
Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu chỉ cần đủ lớn thì “nơi nào”- bất kì
không gian nào, phương trời nào cũng sẽ khiến lòng em luôn “hướng” về
anh.
● “Hướng về anh- một phương”: Trái Đất có 4 phương 8 hướng, thế nhưng
khi đến với tình yêu, ta tìm thấy 1 phương khác nằm ngoài quy luật tự
nhiên, đó là “phương anh”- nơi có người mình yêu, nơi tình yêu luôn ngự
trị.
Liên hệ:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.”

Ở ngoài kia đại dương


Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
• “Trăm ngàn”: con số ước lệ.
• “Chẳng”: nhấn mạnh sự thật, quy luật tự nhiên.
• “Muôn vời”: ,uôn trùng và vời vợi: gợi liên tưởng tới khó khăn liên tục
và khoảng cách rất xa.
• “Dù”: biết sóng đã thế, tình yêu cũng thế: Dù có khó thế nào, sóng cũng
sẽ đến bờ, dù có cách trở thế nào, tình yêu sẽ là động lực để em vượt qua
và đến bên anh.
Liên hệ:
“Tay ta nắm lấy tay người
Dẫu qua trăm suối nghìn đèo cũng qua”
(Xuân Quỳnh)

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
● “Tuy-vẫn”: nghệ thuật tương phản. Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của
vạn vật, kể cả tình yêu. Năm tháng vẫn trôi qua không thể níu lại cũng
không thể dừng lại.
Liên hệ:
“Thời gian thấm thoắt thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai”
(Tục ngữ)
“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già”
(Xuân Diệu)

● So sánh với biển: đại dương tưởng chừng mênh mông vô tận nhưng mây
bay vẫn đến bờ bên kia.
● TẠI SAO giữa những cảm giác ngọt ngào của tình yêu thì đến khổ thơ này
thì nhuốm màu buồn và đầy triết lý? Vì trước đó, đối với Xuân Quỳnh đã
trải qua một mối tình đổ vỡ, thế nên với tình yêu, nữ thi sĩ vừa khát khao
vừa sự mất, đi nó. Tình yêu ngọt ngào đến mấy phải chăng rồi cũng tan?
Liên hệ:
“Tình yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?”
(Xuân Quỳnh)

“Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”


(Nói cùng anh- Xuân Quỳnh)

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
● “Làm sao”: từ để hỏi, thể hiện sự bất lực của Xuân Quỳnh khi biết về sự
hữu hạn của cuộc đời, những vẫn muốn làm gì để thoát khỏi sự hữu hạn
ấy. Dù cho ước muốn ấy vô vọng nhưng vẫn vô cùng khát khao.
● “Trăm con sóng”: số ước lệ. “Biến lớn tình yêu”. Thể hiện sự đối lập: vĩnh
cửu hóa tình yêu, đem cái tôi nhỏ bé hòa vào tình yêu rộng lớn của nhân
loại.
● “Ngàn năm còn vỗ”: sống mãi trong tình yêu. Thể hiện nỗi niềm khắc
khoải, khát khao chính đáng, đậm giá trị nhân văn, tư tưởng nhân đạo.
Liên hệ:
“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”
(Xuân Quỳnh)

“Anh xin làm sóng biếc


Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại


Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…”
(Xuân Diệu)

III. Nhận định của các tác giả khác về tác phẩm:
● Thầy Chu Văn Sơn: “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ
nữ ấy, thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại.”
● GS-TS Trần Đăng Suyền: “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái
chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát
vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành
tình yêu muôn thuở.”
IV. Đánh giá:
1. Về nghệ thuật:
● Ngôn từ gần gũi, trong sáng, dung dị mà tinh tế.
● Thể thơ năm chữ, khổ ngắn, Nhịp điệu đa dạng, linh hoạt, tạo nên âm
hưởng của những con sóng.
● Cấu trúc thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng- bờ,
anh- em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ.
2. Về nội dung
● Tổng quan là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những
sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung) và khát vọng vĩnh cửu hóa tình
yêu của một tâm hồn luôn khát khao hạnh phúc một cách chân thành.
● Đoạn 1,2: Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
● Đoạn 3,4: Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật tình yêu.
● Đoạn 5,6,7: Nỗi nhớ, lòng thủy chung, son sắt.
● Đoạn 8,9: Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.

You might also like