You are on page 1of 8

Sóng (Xuân Quỳnh)

I. GIỚI THIỆU
1.Tác giả: tiểu dẫn Sgk
Xuân Quỳnh thuộc thế hệ trẻ thời chống Mĩ
Tuổi thơ bất hạnh
Phong cách thơ Xuân Quỳnh

2.Tác phẩm:
Xuất xứ-hoàn cảnh sáng tác:
In trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Sáng tác vào ngày 29/12/1967 trong
chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình,
là 1 bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh.
Thể loại: thể thơ 5 tiếng
Bố cục
2 khổ đầu
5 khổ giữa
2 khổ cuối
B. ĐỌC HIỂU
1. Hình tượng sóng
- Sóng là hiện tượng của tự nhiên, khơi nguồn cảm hứng cho nhiều thế
hệ thi nhân. S trở thành biểu tượng cho tình cảm của con người
Bao giờ cho sóng bỏ ghềnh
Cù lao bỏ bể anh mới đành bỏ em (Ca dao)
S biếc theo làn hơi gợn tí (Nguyễn Khuyến)
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng S ở trong lòng (Thâm Tâm)
S gợn tràng giang buồn điệp điệp (Huy Cận)
S tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong ong bướm có chiều lả lơi (Nguyễn Du)
Nhưng thường S hay dùng để miêu tả cho tình cảm của người con trai,
đầy biến động, mãnh liệt.

- Xuân Quỳnh đã tạo nét mới về hình tượng S khi mượn sóng để diễn
tả, thể hiện tâm trạng thao thức không yên của người phụ nữ đang yêu
với bao sắc thái phong phú của một trái tim dào dạt cảm xúc.
- “Sóng” trở thành một hình ảnh ẩn dụ, là sự hóa thân của “em”. Hai
hình tượng ấy tuy 2 mà 1. Có lúc phân đôi, lúc lại hòa làm một. Người
phụ nữ soi mình vào sóng để thấy rõ mình hơn, nhờ sóng để biểu hiện
những trạng thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt.
- Âm điệu bài thơ: Thể thơ 5 tiếng, ngắt nhịp linh hoạt tạo ấn tượng đa
dạng của nhịp sóng; vừa gợi hình ảnh những con sóng miên man vỗ vào
bờ, vừa gợi nhịp cảm xúc trong trái tim người phụ nữ đang yêu. Âm
điệu của sóng ngoài biển, sâu xa hơn là nhịp con sóng lòng nhiều cung
bậc, nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau -> nhịp sóng chính là nhịp lòng
của người phụ nữ đang yêu.
2. K1,2 Sóng biển và tình yêu
KHỔ 1
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
- Những biểu hiện, trạng thái trái ngược của sóng
Sóng: dữ dội dịu êm
ồn ào lặng lẽ

Tình yêu: cháy bỏng nhẹ nhàng


Mãnh liệt tha thiết
Cuồng nhiệt sâu lắng
Nồng nàn
Tính chất đối cực của sóng cũng là tâm trạng mâu thuẫn,
phức tạp trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
Tình yêu bí ẩn, hấp dẫn.
 2 Câu thơ miêu tả tính chất, trạng thái đối cực của sóng. Lúc dữ dội,
lúc nhẹ nhàng êm dịu
 Mượn những trạng thái tồn tại trái ngược ấy của sóng để diễn tả
những cung bậc khác nhau của tình yêu. Con sóng dũ dội, ồn ào giống
như tình yêu mãnh liệt, nồng nàn và đắm say; con sóng dịu êm, lặng lẽ
mang nét mềm mại của tình yêu sâu lắng, thiết tha. Từ “và” đã nối
những trạng thái trái ngược với nhau, cùng tồn tại trong cô gái đang yêu
khiến con người ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Đó cũng chính là sự bí ẩn,
hấp dẫn của Tình yêu.
. Cặp từ “dữ dội, ồn ào” đặt trước “dịu êm, lặng lẽ” lúc đầu TY cháy
bỏng mãnh liêt, sau nhiều năm tháng TY trở nên tha thiết, sâu lắng. Hay
phải chăng sau bao nồng cháy, mãnh liệt người phụ nữ với thiên tính nữ
giới đã tìm về sự lặng yên, mà tha thiết, thẳm sâu.

“Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể.”
Mượn hình ảnh mở rộng từ sông ra bể:
+ Hiện tượng tất yếu trong tự nhiên.
+ Quy luật tất yếu trong tình cảm con người: vượt thoát khỏi giới hạn
chật hẹp để tìm đến 1 tình yêu lớn lao, cao cả. Đó chính là khát vọng
vươn tới cái đẹp, cái cao cả trong tình yêu.
 Miêu tả hành trình của con sóng: mọi dòng sông đều đổ ra biển cả.
Đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng Xuân Quỳnh không cảm nhận việc
sóng theo sông đổ ra bể theo quy luật ấy. Từ không gian nhỏ hẹp, chật
chội, con sóng tìm ra bể lớn, mênh mông. Bởi không hiểu nổi mình,
sóng không chấp nhận dòng sông nhỏ bé, nó tìm đến với biển cả bao la,
Tình yêu như con sóng kia, luôn trăn trở, khao khát vượt qua những giới
hạn nhỏ bé, tầm thường để tìm đến những miền bao la vô tận, để tìm
thấy những điều lớn lao của tình yêu. Hành trình ấy chính là hành trình
đi tìm hiểu chính mình, khẳng định mình và hoàn thiện mình trong TY.
Hành trình sóng tìm ra bể lớn giống như nỗi suy tư, trăn trở, hành trình
giải đáp những bí ẩn của tình yêu để rồi khám phá ra quy luật riêng của
nó, luôn có sự vận động không ngừng, tình yêu không bao giờ có sự
đứng yên. Đó chính là khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao cả trong tình
yêu.
Bởi tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên (Xuân Quỳnh)
Điều này thật khác biệt so với cô gái ngày xưa trong xã hội phong kiến
Luôn chờ đợi, phụ thuộc, không thể quyết định cuộc đời, TY của mình
Tam tòng tức đức. Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Cô gái đang yêu hôm nay thật chủ động, táo bạo nhưng cũng rất chân
thành, đầy khát khao.

KHỔ 2
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế”
 Từ chỉ thời gian: ngày xưa, Ngày sau cùng cụm từ khẳng định “vẫn thế” đã
khẳng định sự vĩnh hằng bất diệt của sóng. Con sóng muôn đời vẫn vậy. Sóng
là sự vĩnh cửu của thời gian.
Tính chất bất biến của nó đã khiến tác giả liên tưởng đến tình yêu:
“Nỗi khát vọng tình yêu
Làm sao sống được mà không Bồi hồi trong ngực trẻ”
yêu  Đó cũng là quy luật của tình yêu muôn đời, xưa và nay. Quá khứ và
Không nhớ không thương một hiện tại, con người thời đại nào cũng mang 1 tình yêu lớn lao, cũng rạo
kẻ nào (Xuân Diệu) rực bồi hồi. Tình yêu luôn là nỗi niềm khao khát muôn thuở của con
người. Đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, khát vọng ấy mãnh liệt,
say đắm hơn nhiều. TY là lẽ tồn tại của con người. Sóng muôn dời vẫn
Hãy để trẻ con nói vị ngon của vỗ, và trái tim con người luôn đập vì TY.
kẹo – Từ láy“bồi hồi” diễn tả sự rạo rực, thổn thức của trái tim trẻ đang
Hãy để tuổi trẻ nói hộ TY (XD) thổn thức yêu.
- “Ôi” câu cảm thán, bộc lộ cảm xúc của nhà thơ khi phát hiện ra nét
tương đồng ấy. Sóng vỗ về ngàn năm cũng giống như nhịp đập dồn dập
của những trái tim đang yêu
Tiếng yêu từ những ngày xưa
Vượt bao năm tháng bây giờ đến ta
Tiếng yêu từ những ngày xa
Trãi bao mưa nắng vẫn còn vẹn nguyên (Xuân Quỳnh)
 Bằng một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, tác giả đã khám phá ra sự
tương đồng của sóng biển và tình yêu

3. 5 khổ giữa Những biểu hiện của S - TY


a. KHỔ 3-4 TY đi liền với suy tư
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên”
 Nhân vật EM xuất hiện thổ lộ nỗi lòng.
Suy tư trăn trở không ngừng nghỉ khi yêu là quy luật tất yếu, thường
tình. Con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, phân tích, lý giải tình cảm,
tâm hồn của mình, luôn có khao khát tìm được lời giải đáp cho sự bắt
đầu của tình yêu. Cô gái đang yêu khát khao TY cháy bỏng đã vượt cả
hành trình ra biển cả.
Không gian đại dương mênh mông dễ khiến con người chìm đắm trong
suy tưởng. Điệp ngữ, điệp cấu trúc Em nghĩ về thể hiện sự suy tư của cô
gái đang yêu. EM nghĩ về người mình yêu, về bản thân, về TY, và cả
cội nguồn của TY.
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Đố ai cắt nghĩa được TY Em cũng không biết nữa
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Khi nào ta yêu nhau”
Nó chiếm hồn ta bằng nắng Hiện tượng của tự nhiên có thể lí giải, bằng cách này hay cách khác, còn
nhạt tình yêu, vẫn là một điều bí ẩn, là một thứ gì xa xăm, tựa hồ vũ trụ bao
Bằng mây nhẹ nhẹ, gió hiu hiu
(X Diệu)
la vô định, khó giải thích được, đến khi nhận ra thì tình yêu đã đến tự
lúc nào. Biết bao người đi tìm lời định nghĩa của tình yêu nhưng nó vẫn
là một ẩn số. Đến cơn gió bắt đầu từ đâu còn khó giải thích được nữa là
tình yêu. Bởi TY là tình cảm, cảm xúc, hiện tượng tâm lí nên khó lí giải.
Tình yêu như sóng biển, gió trời đầy bí ẩn và vô hình. Tình yêu giống
như thiên nhiên sâu thẳm vậy. Người ta không dễ lí giải nhưng vẫn có
thể cảm nhận được tình yêu. Tình yêu mênh mông như biển cả, dào dạt
như gió trời và chỉ cảm nhận mơ hồ thế thôi, người ta vẫn đủ cảm thấy
hạnh phúc rồi.
Khổ thơ có một sự lí thú bất ngờ, Sóng biển và TY lại không tương
đồng với nhau nữa.
Bằng trực cảm của một người phụ nữ đang yêu, Xuân Quỳnh phát hiện được
một sự thật, một chân lí bằng một giọng thơ rất ngây ngô, chân thành. Tình
yêu cũng bí ẩn, không thể lý giải. Lời thú nhận 1 cách hồn nhiên, dễ thương,
nữ tính.

 Đây là sự trăn trở của người phụ nữ về sự bắt nguồn của tình yêu
nhưng không tìm ra được lời đáp. Và vì thế, cảm xúc của cô chuyển
sang một cung bậc khác

b. KHỔ 5 Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ


“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Ôi con sóng nhớ bờ
Như đứng đống lửa, như ngồi Ngày đêm không ngủ được”
đống than (ca dao)
- Mượn qui luật của tự nhiên con S luôn vỗ bất kể ngày đêm.
Thể hiện Nỗi nhớ mãnh liệt của con người được diễn tả
bằng cách soi vào sóng

+ Nghệ thuật: đối lập, nhân hoá, từ chỉ vị trí, điệp cấu trúc
Dưới lòng sâu >< Trên mặt nước -> nỗi nhớ bao trùm cả không gian
mênh mông bát ngát.
Sóng nhớ bờ
Ngày >< đêm không ngủ -> nỗi nhớ chiếm trọn thời gian. Mặt trời
có lúc mọc, lúc lặn. nỗi nhớ thao thức khiến S không ngủ được.

- Nỗi nhớ cuồn cuộn trào dâng được diễn tả trực tiếp:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
nỗi nhớ da diết không chỉ trong ý thức mà còn trong tiềm thức,vô
thức, đi vào cả giấc mơ.
- Điệp từ “sóng” lặp 3 lần, nhịp thơ như nhịp sóng gối lên
nhau diễn tả những đợt sóng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.
- Cấu tạo khổ thơ: 6 dòng -> bộc lộ nỗi nhớ da diết thường
trực như sóng biển cuồn cuộn.
- Hình thức sóng đôi:
Sóng – em
Sóng – bờ càng nhấn mạnh nỗi nhớ đậm sâu.
Em – anh
 Cách thổ lộ tình yêu: chân thành, tha thiết nhưng cũng rất táo
bạo.
 Mượn sóng để thể hiện tình yêu
Nỗi nhớ tràn ngập không gian, từ chiều sâu đến bề rộng. Tâm hồn con
Thơ ca xưa cô gái đang yêu người xao động vì nỗi nhớ lúc thẳm sâu khắc khoải như con S dưới lòng
thường ít thổ lộ trực tiếp mà sâu, lúc cuồn cuộn mãnh liệt, dâng trào bộc lộ như con sóng trên mặt
hay ví von
Khăn thương nhớ ai…
nước. Con sóng ấy, nỗi nhớ ấy không chỉ tràn ngập không gian mà còn
Đèn thương nhớ ai… vượt qua thời gian. Con sóng là một sự chuyển động bất tận, triền miên
Mắt thương nhớ ai… vỗ vào bờ. Cũng giống như nỗi nhớ trong lòng người, da diết, không
nguôi. Sóng nhớ bờ như lòng em nhớ anh.
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
 Dù chìm trong giấc ngủ, tình yêu em dành cho anh vẫn thao thức,
khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy len cả vào trong tiềm thức của em. Điều ấy
chứng tỏ nỗi nhớ trong tình yêu vô cùng mãnh liệt, tràn ngập không
gian, thời gian và vượt qua cả ý thức con người. Không chỉ em nhớ anh,
mà cả cõi lòng cả tâm trí đều thổn thức nhớ mong. Lời thơ là lời giãi
bày chân thành tha thiết của một tâm hồn luôn da diết trong TY
- Cách bộc lộ nỗi nhớ trực tiếp đầy táo bạo và mãnh liệt
- Khổ thơ có 6 câu khác biệt. Dường như con Sóng không thể hiện hết
nỗi nhớ mong trong tình yêu ấy mà phải mượn nhân vật trữ tình, trực
tiếp thổ lộ nỗi lòng.
- Hình thức sóng đôi, trùng điệp như những con sóng gối đầu lên nhau
- Nghệ thuật: đối, kết cấu 6 câu.

c. KHỔ 6-7
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Dẫu xuôi về phương Bắc >< Dẫu ngược về phương Nam -> điệp
Anh cách xa em như đất liền xa
từ, điệp cấu trúc, cách nói ngược so với dân gian (xuôi Nam ngược Bắc)
cách bể đối lập ý-> khẳng định dù cuộc đời có nhiều trắc trở, nghịch lý, dù xa
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng cách về không gian.
phương em (Chế Lan Viên) Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương -> khẳng định tình yêu vẫn luôn trong
sáng mãnh liệt, thuỷ chung.
- Đưa ra giả định, “xuôi Bắc ngược Nam”, đối + đảo cách nói dân gian
quen thuộc vốn có làm tăng cảm giác xa xôi, cách trở trong câu thơ. Dù
ở phương nào, ở bất cứ nơi đâu, em cũng chỉ có một phương duy nhất.
Đó là anh - Người em yêu. Dấu gạch ngang nằm giữa dòng thơ tạo điểm
nhấn đặc biệt cho vị trí của anh trong trái tim cô gái đang yêu. Em nghĩ
bằng cả trái tim nóng bỏng và cả tâm hồn thủy chung của mình. La bàn
luôn chỉ về hướng bắc, hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời và trái
tim cô gái đang yêu chỉ luôn hướng về người mình yêu.
Sự xa cách trong TY càng khiến nỗi nhớ thêm cháy bỏng, tình cảm sâu
đậm.
 Đó là lẽ thường tình trong tình yêu: yêu là phải nhớ. Toàn tâm toàn
trí của em lúc nào cũng nghĩ về anh. Con sóng chỉ có một đích đến là
bờ, đích đến của đời em là anh, là chính anh. Được yêu và gần bên anh.

“Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
 Quy luật của tự nhiên, mọi con sóng đều vỗ vào bờ. Từ đó, tác giả
liên tưởng đến tình yêu, những người yêu nhau, dù gặp bao nhiêu cách
trở, vẫn sẽ vượt qua mọi rào cản và đến với nhau. Con thuyền nhờ sóng
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
sẽ cập bến bờ hạnh phúc. Khoảng cách đại dương kia cũng không thể
Mấy sông cũng lội, mấy đèo nào ngăn sóng không vỗ vào bờ, cũng như những cách trở trong tình
cũng qua yêu kia cũng không thể ngăn được đôi lứa đến với nhau, tình yêu dào
dạt. Cách nói phủ định “Con nào chẳng tới bờ” để khẳng định kết ủa của
TY, niềm tin vào TY.
Hạnh phúc trong TY không đễ dàng có được, con S phải vượt cả đại
dương mênh mông để đến được với bờ.
(Muôn vời gồm muôn vàn khó khăn + xa vời cả đại dương)
Khổ thơ với cách nói, kết qủa không thay đổi dù cho thể hiện niềm tin
tưởng mãnh liệt vào TY.
Sơ kết:
- Nghệ thuật: Sự sóng đôi giữa sóng và em: Song trùng lẫn nhau, soi
chiếu lẫn nhau
Đặc tính của sóng là những biếu hiện của tình yêu.
Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện 1 cách chân thành
những cung bậc của tình yêu:
- tình yêu bí ẩn diệu kỳ
- Tình yêu đong đầy nỗi nhớ
- Tình yêu mãnh liệt, chung thuỷ.
Ở khổ 5. nhân vật trữ tình hiện lên như một người phụ nữ táo bạo, yêu
cuồng nhiệt, đắm say. Đến khổ 6, Xuân Quỳnh không để cho con sóng
nào thoát khỏi với một niềm tin bất diệt vào tình yêu. Tình yêu đối với
Xuân Quỳnh phải thật chân thành, chung thủy. Quan điểm tình yêu rất
hiện đại nhưng vẫn rất truyền thống. Người phụ nữ thế kỉ XX dưới cuộc
kháng chiến, tự quyết định cho cuộc đời mình, để cho cái tôi trữ tình ấy
tự do khao khát yêu và được yêu chân thành, đằm thắm nhất.

4. KHỔ 8-9
Và đến 2 khổ cuối, vẫn trước đại dương mênh mông đó, tạm rời con
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại sóng nhỏ, phóng tầm mắt ra xa và có những cảm nhận khác
(Hồ Xuân Hương) “Cuộc đời tuy dài thế
Vội vàng (Xuân Diệu) Năm tháng vẫn đi qua
Xuân đương tới nghĩa là xuân Như biển kia dẫu rộng
đương qua Mây vẫn bay về xa”
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ
già Cuộc đời dài >< năm tháng đi qua
… nói làm chi rằng xuân vẫn Biển rộng >< mây bay
tuần hoàn -> ý thức được cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của
Nếu tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm thời gian. -> suy tư, lo lắng
lại Nghệ thuật: dùng hình thức so sánh đối lập:tuy- vẫn; dẫu-vẫn

Con sóng kia là vĩnh hằng, đời này, đời sau vẫn thế. Nhưng cuộc đời
người không phải vậy. Cuộc đời ngắn ngủi, con người rồi cũng sẽ già
nua, sẽ trở về với cỏ cây, với cát bụi. Với một tâm hồn tinh tế, nhạy
cảm, Xuân Quỳnh nhận thức và lo âu về sự chảy trôi của thời gian, cái
hữu hạn về đời người, tóc xanh rồi cũng sẽ bạc màu. Khát vọng TY
mãnh liệt nhưng Tình yêu của lứa đôi không là mãi mãi.
Đến đây, giọng thơ trở nên trầm lắng, suy tư.
(Lòng anh là đầm sen / Hay là nhành cỏ úa)
(Em âu lo trước xa tắp đường tình
Trái tim đập những điều không thể nói
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi)

Đời người thì ngắn ngủi mà khát vọng tình yêu thì mãnh liệt, Xuân
Ta muốn ôm Quỳnh đã chọn cho mình một lối sống riêng:
Cả sự sống mới bắt đầu mơn “Làm sao được tan ra
mởn Thành trăm con sóng nhỏ
Ta muốn riết mây đưa và gió Giữa biển lớn tình yêu
lượn
Để ngàn năm còn vỗ”
Ta muốn say cánh bướm với
tình yêu Làm sao được tan ra Biển lớn tình yêu
Ta muốn thâu trong 1 cái hôn Thành ………….nhỏ Để …………còn vỗ
nhiều
Cho chếnh choáng mùi hương,
Cho đã đầy ánh sáng
Riêng Chung
Hỡi xuân hồn, ta muốn cắn vào
ngươi Tình yêu đôi lứa Tình yêu nhân loại
 Bài thơ kết thúc bằng niềm khao khát hướng tới 1 tình yêu cao
XD chọn cách yêu cuồng sống cả:
vội, nhanh lên để thâu tóm tận - Tan ra nghĩa là hi sinh, dâng hiến, sống hết mình vì
hưởng tối đa mọi hương sắc TY. Sống hết mình cho tình yêu để tình yêu bất tử.
niềm vui của cuộc đời. Đây là
cách yêu, cách sống mang tính - Hoà tan cái tôi nhỏ bé vào cái ta chung rộng lớn.
chiếm hữu của người đàn ông
 Xuân Quỳnh đã chọn tan ra để hòa vào biển cả mênh mông, để có thể
tồn tại mãi mãi. Khao khát tình yêu của mình sẽ bất diệt như thiên
nhiên, vượt qua cái hữu hạn của đời người, sống mãi với thời gian, vĩnh
viễn hóa tình yêu của mình.
Trải lòng mình ra với mọi người, cứ yêu, yêu mãnh liệt, yêu một cách
mạnh mẽ.
- Nghệ thuật: nhịp thơ thay đổi, trở nên nhanh hơn, như cảm xúc mãnh
liệt với câu hỏi tu từ “Làm sao…” thể hiện niềm khao khát một tình yêu
lớn lao, trọn vẹn
- Xuân Quỳnh đã đem con sóng tình của mình hòa vào biển lớn của tình
yêu, của nhân loại. Tình yêu lứa đôi hòa quyện vào tình cảm chung to
lớn  Sự hoàn thiện của con người trong tình yêu.
Cách ứng xử đầy tích cực, hành động cao đẹp.
Là lời trăn trở của vấn đề muôn thuở của con người: sự sống và cái chết

3. Chủ đề
- Thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình yêu trong sáng, thủy chung và
vĩnh cửu.

4. Nghệ thuật
Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ không ngắt nhịp, sự lặp lại hình
tượng sóng-em nhiều lần tạo âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng nối tiếp
nhau của những con sóng, lúc dạt dào, lúc sôi nổi tha thiết… Nhịp thơ
cũng chính là nhịp sóng.
Lời thơ nhẹ nhàng sâu lắng chân thành, lúc đắm say mãnh liệt  Tâm
hồn người phụ nữ đang yêu rất phức tạp.
Qua điểm tình yêu vừa hiện đại vừa cổ điển. Khát vọng mãnh liệt táo
bạo, muốn vĩnh viễn hóa tình yêu nhưng vẫn phù hợp đạo lí giáo dục
con người đến những phẩm chất cao đẹp.

.những vấn đề cần lưu ý


- Hình tượng sóng
- Phân tích đoạn thơ tiêu biểu để làm rõ quan điểm tình yêu của Xuân
Quỳnh (5 khổ giữa/2 khổ cuối)
- Phân tích 1 đoạn thơ hoặc cả bài thơ để làm rõ hồn thơ Xuân Quỳnh
- So sánh quan điểm tình yêu của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu (2 khổ
cuối + khổ cuối “Vội vàng”)

You might also like