You are on page 1of 33

TÂY TIẾN

Tác giả: Quang Dũng


( 1921 - 1988 )
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
QUANG DŨNG (1921 - 1988)
- Giọng thơ: Phóng khoáng, lãng mạn, hồn hậu, tài hoa.
- Nghệ sĩ đa tài. (Đàn, hát, làm thơ, vẽ tranh minh họa, soạn nhạc.)
- Đi bộ đội được một năm thì được phong làm đại đội trưởng đoàn
Tây Tiến.
- Sau này được chuyển qua đơn vị đặc công không quân. -> viết tác
phẩm trong khoảng thời gian này.
- Thơ của ông bị hạn chế vì viết quá chân thật, không giấu gì về
chiến tranh.
- Tác phẩm của ông đóng góp rất nhiều cho nền văn học. Ông là
một nhà thơ cũng là người chiến sĩ cách mạng
-> Hiểu rõ về chiến tranh, hiểu rõ về những tâm tư tình cảm của
người lính. -> Những tác phẩm của ông trở thành những tư
liệu quý cho thơ ca kháng chiến chống Pháp.
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
Tác phẩm: Tây Tiến (1948)
- Trung đoàn Tây Tiến được thành lập vào
năm 1947. Có nhiệm vụ là phối hợp với bộ
đội Lào để bảo vệ đường biên giới Việt Lào
khỏi bị thực dân Pháp chiếm đóng. Địa
bàn hoạt đồng của trung đoàn là từ Thanh
Hóa (Việt Nam) đến Sầm Nưa (Lào).

- Sau, trung đoàn Tây Tiến đã trở thành


một phần của trung đoàn 52.
111.
Hình tượng người lính
Tây Tiến
1) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
2 câu đầu -> Vẻ đẹp anh dũng bên ngoài của người lính Tây Tiến.

2 câu sau -> Vẻ đẹp lãng mạn bên trong tâm hồn của những chàng lính đến từ thủ đô Hà Nội.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”

➔ “Không mọc tóc” -> dí dỏm, độc đáo -> vệ trọc


(ấn tượng ban đầu).
➔ “Không mọc tóc” -> Sốt rét rừng -> Bên trong
rét run, bên ngoài nóng rực khiến người chiến sĩ
mất nước mà mất.
➔ Tự tay cạo trọc đầu mình để động viên anh em
đồng chí vượt qua bệnh tật. Hay chỉ để dễ dàng
hơn trong sinh hoạt đời lính.
➔ Hiện thực khốc liệt của đời lính mà Quang Dũng
không hề che giấu. -> Chất bi trong thơ của
Quang Dũng.
NHƯNG không phải bi thương, bi lụy mà là bi tráng, bi hùng.

➔ Sử dụng mẫu câu phủ định “Không mọc tóc” chứ không phải là tóc
không mọc. -> Thể hiện 1 sự ngạo nghễ, ngang tàng và luôn chủ
động trong mọi tình huống.
➔ Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến không khác gì đội quân nhà Trần
năm xưa. -> Họ đã từng cạo trọc đầu mình khắc lên trán, khắc lên
tay 2 chữ “Sát Thát”. -> Hình ảnh người lính Tây Tiến mang đậm
tính chất bi tráng là 1 cầu nối cho hào khí Đông A cổ xưa.
“Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
➔ “Quân xanh màu lá” -> Màu xanh của tấm áo lính, màu xanh của cành lá ngụy
trang trên vai người lính.
➔ NHƯNG nếu nhìn lại câu thơ trước đó thì
màu xanh ở đây lại là màu da xanh xao, màu
da ốm yếu bệnh tật do căn bệnh sốt rét rừng
gây ra. -> Bởi đây là giai đoạn đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp, lúc này bộ đội ta
thiếu thốn rất nhiều về quân trang, quân y,
quân phục và đây cũng là tình cảnh chung của
người lính thời chống Pháp.
➔ Màu da xanh xao bỗng vô tình hòa cùng một màu với núi rừng. Con người
bước vào khu rừng giờ đây tựa như một chúa sơn lâm về ngự lại chốn rừng
thiên.
➔ Hình ảnh người lính Tây Tiến mang sức mạnh oai hùm:

“Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”


(‘Thuật Hoài’ – Phạm Ngũ Lão)

Đội quân nhà Trần ngày xưa đã từng cụ thể hóa sức mạnh như một loài hổ
báo nuốt trôi trâu. -> Đoàn binh Tây Tiến chính là sự tiếp nối của truyền
thống lịch sử Đông A.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”
➔ “Mắt trừng” -> Nghệ thuật lấy điểm tả diện: -> Ánh mắt mở to, gân
guốc, mạnh mẽ. Đi cùng tư thế hiên ngang và kiêu hùng đầy khí
phách. Họ đang đứng trong tư thế canh giữ biên cương bờ cõi. (Đoàn
binh Tây Tiến thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội “Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Lào bảo vệ biên giới Việt Lào.) Phải có danh gì với núi sông.”
➔ “Mộng” -> Thanh nặng đứng giữa dòng thơ: -> Làm trĩu nặng câu thơ (‘Nợ tang bồng’ – Nguyễn Công Trứ)
-> Gợi liên tưởng gánh nặng trên vai của người lính -> Họ mang 1 gánh
nặng mang tên giấc mộng lập chiến công hiển hách, để đem lại những
điều đẹp nhất cho Tổ quốc non sông.
➔ Họ đã tự nguyện gánh trên vai mình chữ “mộng” → mang đầy
khí phách của người tráng sĩ năm xưa.
➔ Đa phần thành viên của Tây Tiến vốn là học sinh,
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều sinh viên ra đi từ thủ đô Hà Nội. -> Khi họ dứt áo
ra đi vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc họ
thơm” đành phải bỏ lại hết tất cả những gì ở phía sau,
bỏ lại con đường đến trường đầy mùi hoa sữa, bỏ
lại ghế đá, hàng cây,... và bỏ lại cả những mối
tình vụn dại. -> Đêm về nhớ lại những dáng kiều
thơm đã từng đi qua đời họ, những mối tình
chưa kịp tỏ.
➔ “Dáng kiều thơm” -> Chỉ những cô gái Hà Thành
thanh lịch -> Cách gọi đậm chất văn chương,
sách vở -> Những cô gái Hà Nội hiện lên đẹp cả
hương (“thơm”) lẫn sắc (“dáng kiều”)
➔ Chính nỗi nhớ đậm chất lãng mạn này đã
khiến cho bài thơ Tây Tiến đã từng bị
cấm lưu hành vì người ta cho rằng tình
yêu lãng mạn sẽ làm cho người lính chùn
bước trên đường hành quân. -> Tuy nhiên
đôi lúc 1 chút nhớ thương đó lại làm cho
người lính rắn rỏi hơn trên con đường
hành quân.

➔ “Dáng kiều thơm” -> phụ chú cho Hà Nội


-> Hà Nội về đêm hiện lên đẹp như một dáng kiều -> Vượt khỏi giới hạn của tình yêu đôi
lứa, ẩn chứa về tình yêu, niềm tự hào về vùng thủ đô.
2) Với vẻ đẹp
bi tráng
-Bi là đau buồn. Tráng là khỏe khoắn.

=>Tác phẩm có âm hướng thiên về bi tráng thường


không né được những chuyện xót xa đau lòng.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu , anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
- Rải rác, mồ: từ láy, được dùng với thủ pháp
đảo ngữ => Những nấm mồ trơ trọi nằm
dọc đường biên giới.
- Biên cương: Nơi phân định giới hạn lãnh
thổ giữa các quốc gia, nơi yên nghỉ hiu
quạnh của người chiến sĩ rải rác ở rừng
hoang biên giới.
- Viễn xứ: Cách biệt từ quê nhà, nơi hoàn
toàn xa xôi ở chân trời lạ.
- Hai từ “biên cương”, “viễn xứ” là những từ
Hán Việt được dùng để giảm đi sự bi
thương.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

- Chiến trường đi chẳng tiếc: Sự bi thương bị lu


mờ bởi lý tưởng xả thân quên mình vì nước, sẵn
sàng dâng hiến cuộc đời cho cách mạng.

-Đời xanh: ộ tuổi đẹp nhất đời người, độ tuổi tràn


đầy nhiệt huyết và nhựa sống.

=> Không tiếc “đời xanh”, khẳng định khí


phách của tuổi trẻ, một thời tự nguyện chống
giặc vượt lên cái chết.
“Áo bào thay chiếu anh về đất.”
-Áo bào: những chiếc áo cao quý thể hiện
sự tráng lệ để che lấp đi cái bi thương của
sự thiếu thốn.
-Anh về đất: nói giảm nói tránh để bình
thường hóa sự hy sinh.
=> Người lính ngã xuống với sự tẩm
liệm sơ sài và với tấm chiếu mong manh
vì điều kiện và tình hình lúc bấy giờ
không cho phép sự bài bản.
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

-Hình ảnh sông Mã bắt đầu cho nỗi


nhớ và khép lại để tiễn đưa người
lính về cõi vĩnh hằng.
-Khúc độc hành: khúc hát đau
thương tưởng nhớ người đã khuất.
-Đặt cái chết vào thiên nhiên rộng
lớn để vừa đưa nó vào cõi trường
cữu vừa nâng tầm vóc sử thi hoành
tráng cho cái chết.
Tổng Kết Khổ Thơ
Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ
nhàng, thanh thản, với họ cái chết không
phải là sự ra đi mà là sự trở về với đất mẹ yêu
thương. Cộng hưởng với âm thanh dữ dội
của thiên nhiên đã hóa cái chết không bi lụy
mà thấm đẫm bi tráng.

⇒ Vẻ đẹp bi tráng của những người


lính và sự kính phục của nhà thơ trước
sự hy sinh của đồng đội.
IV.
Nhớ Tây Tiến – nhớ
lời thề quyết tử
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Hai câu đầu → Sự quyết tâm, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh.

Hai câu sau → Lời thề gắn bó máu thịt với Tổ quốc, non sông.
-“Người đi không hẹn ước”: Những người lính
“Tây Tiến người đi không hẹn ước bước ra chiến trường chẳng một lời hẹn về
→Quyết tâm chiến đấu, tự nguyện cống hiến hết
Đường lên thăm thẳm một chia phôi” mình để mang về chiến công cho Tổ quốc.

→ Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân đẹp đẽ,


thiêng liêng.

-“Đường lên thăm thẳm”: Đường hành quân


núi dốc, đầy sỏi đá, khúc khuỷu; từ vùng núi cao,
nhìn xuống heo hút, sâu “thăm thẳm” → Hoàn
cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ.
“Mường Lát. Sông Mã ở đây réo ầm ầm như
thác. Rải rác quãng đường biên giới, thỉnh
thoảng những nấm mồ đất mới đắp, còn những
vòng hoa rừng đã úa hắc [...] Sự im lặng của
những nấm mồ gợi cho chúng ta tưởng đến cái
nghĩa cao cả hi sinh của những bạn chiến đấu đã
nằm xuống”.
- Trích hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” - Quang Dũng
-“Người đi không hẹn ước”: những người lính
“Tây Tiến người đi không hẹn ước bước ra chiến trường chẳng một lời hẹn về
→Quyết tâm chiến đấu, tự nguyện cống hiến hết
Đường lên thăm thẳm một chia phôi” mình để mang về chiến công cho Tổ quốc.

→ Lí tưởng cứu nước, tinh thần xả thân đẹp đẽ,


thiêng liêng.

-“Đường lên thăm thẳm”: Đường hành quân


núi dốc, đầy sỏi đá, khúc khuỷu; từ vùng núi cao,
nhìn xuống heo hút, sâu “thăm thẳm” → Hoàn
cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ.
→Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh chiến đấu vô
cùng khó khăn, khắc nghiệt => Cuộc kháng chiến vất
vả, phải hi sinh xương máu mới có ngày độc lập tự do.
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
-Ai -> Đại từ phiếm chỉ -> Gợi cảm giác mơ hồ -> Có thể hiểu
theo nhiều hướng: Tác giả hoặc chính những người đồng đội
cũ của ông dù còn sống hay đã hy sinh đều quay trở về Sầm
Nứa.
Mùa xuân:
* Thời điểm thành lập đoàn quân Tây Tiến. ->Những ký ức
về đồng đội, về nhiệm vụ từ mùa xuân năm ấy lũ lượt ùa về.
* Mùa xuân của đất nước.
* Mùa xuân: của tuổi trẻ.
=> Thời kì lịch sử đầy gian truân, cực khổ nhưng cũng đầy
lãng mạn và hào hùng.
“Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

– “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” lời thề gắn bó máu


thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây Ba. Những
người lính dẫu hi sinh nhưng vẫn mang nguyện ước
thật đẹp, hòa vào khí thiêng sông núi để mãi bảo vệ cho
Tổ quốc, non sông.

- “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mạng mình trên đường


hành quân.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Chế Lan Viên

→ Mảnh đất biên cương Sầm Nứa đã trở thành 1 phần tâm
hồn của người lính Tây Tiến nơi đây.
➔ Đoạn thơ thể hiện rõ được những tâm
tình của nhà thơ dành cho mảnh đất và con
người nơi biên cương cửa ải.

Tổng Kết ➔ Những ký ức trong khoảng thời gian


nhà thơ hoạt động trong trung đoàn Tây

Đoạn thơ Tiến đã trở thành một chất liệu quan trọng
làm nên những vần thơ giàu cảm xúc.

➔ Giọng thơ giàu hình ảnh, nhịp thơ chậm


rãi đã khiến cho vùng núi Tây Bắc hiện lên
thật rõ nét.
Phần
Tổng Kết
A/ Nghệ Thuật
Đa dạng, được so sánh bằng nhiều bút pháp=> Sắc thái thẩm mỹ phong phú.
-

+Ví dụ hình ảnh:

01 Hình ảnh • Thiên nhiên và người lính; người dân địa phương gắn với Hà Nội và sinh
hoạt của người lính.
• Sắc thái thẩm mỹ khác nhau: thiên nhiên miền Tây: Hùng vĩ, thơ mộng;
người lính Tây Tiến: kiêu hùng, hào hoa.
=>Hai sắc thái đối lập

02 Nhạc điệu -Mỗi khổ đều có trạng thái khác nhau nên phải có giọng điệu phù hợp
-Đặc biệt ở những khổ vừa phân tích: Trang trọng, hào hùng khi tái
hiện hình ảnh người lính và sự hy sinh của họ.

03 Ngôn ngữ
-Trộn nhiều sắc thái, từ vựng đặc trưng; có lúc trang trọng có lúc giản dị
đậm chất người lính thật thà, chất phác.
-Sử dụng địa danh để xác thật con đường hành quân, và gợi sự hấp dẫn
nơi đất lạ.
B/ Nội Dung
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn,
đậm chất bi tráng trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng
miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ.
-Tạo nên tính sử thi đặc biệt: một đài kỷ niệm của một
thời đại gian lao, anh dũng làm nên một thời thơ mà người
làm thơ đã sống thực đẹp như một bài thơ.

You might also like