You are on page 1of 6

Tác giả: Quang Dũng

- Ng nghệ sĩ đa tài có thể viết văn, vẽ tranh, làm thơ, soạn nhạc
- Quê ông ở xứ Đoài, Sơn Tây, Hà Tây (cũ) bây giờ là Hà Nội – nơi có trời xanh
mây trắng, có cánh đồng cỏ ba vì xanh mơn mởn => Chính vì vây mà đã hun đúc
nên 1 hồn thơ lãng mạn, tài hoa, phóng khoáng
- QD vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ từng tham gia cuộc k/c chống Pháp vì vậy mà
ông am hiểu, thấu rõ đời sống của 1 ng lính 1 cách trần trụi, chân thật nhất
Tác phẩm: Tây Tiến
- Sáng tác năm 1948, in trong tập “Mây đầu ô”
- Đc viết khi QD rời đơn vị cũ và công tác ở đơn vị mới ở Phù Lưu Chanh, ông
nhớ về đồng đội, anh em của mình nên đã chắp bút viết bài thơ này
- Ý nghĩa nhan đề:
+ “Tây Tiến” nghĩa là tiến về phía Tây – là tên của 1 quân đoàn ra đời năm 1947.
Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau này đã đổi lại là “Tây Tiến”
tạo chiều sâu, cảm xúc lắng đọng cho bài thơ
+ Địa bàn hoạt độn khá rộng trải dài từ Thanh Hóa đến Sầm Nưa (lào)
=> Nơi đây tựa như 1 vệt núi rừng miền Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ
nhưng vô cùng hiểm trở, gian khổ
+ Các thành viên của đoàn quân TT đa phần đều là học sinh, sinh viên rời đi từ thủ
đô HN với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
+ Họ mang trên mình ý chí, tình yêu nước và cả 1 chút lãng mạn. Ở đội quân đó,
QD là đại đội trưởng, sau 1 năm hoạt động, QD chuyển sang đơn vị mới. Ông nhớ
vô cùng những ngả đường mà TT đã đi qua, nhớ vô cùng những gương mặt của
anh em, đồng đội mà nay kẻ mất ng còn. Chính nỗi nhớ ấy đã thôi thúc QD viết
nên bà thơ TT này
Hình tượng ng lính TT (nội dung) với vẻ đẹp bi tráng (nghệ thuật)
(Ko che giấu cái bi, cái hiện thực nhưng chính cái bi làm nổi bật lên vẻ đẹp ng lính
TT)
* Vẻ đẹp bên ngoài đầy khí phách của người lính TT
“Tây Tiến đoàn binh ko mọc tóc”
-Câu thơ gây ấn tượng với 1 đoàn quân vệ trọc
a) Hình ảnh “ko mọc tóc” mang tới góc nhìn hài hước, dí dỏm, thật lạ và thật độc
đáo
- Do căn bệnh sốt rét rừng gây ra, một căn bệnh quái ác mà bất cứ ng lính nào hành
quân qua rừng sâu núi đêm đều mắc phải. Chết vì sốt rét rừng còn nhiều hơn chết
trận. Bên trong thì rét run, bên ngoài thì nóng sốt, vàng da vàng mắt
=> Mở rộng: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người, vầng trán ướt mồ
hôi” (Đồng chí – Chính Hữu), “Giọt giọt mồ hôi rơi/ Trên má anh vàng nghệ/ Anh
vệ quốc quân ơi/ Sao mà yêu anh thế!” (Cá nước - Tố Hữu)
- Cũng có thể là do ng lính tự cạo trọc đầu mình như 1 cách để hòa đồng, động
viên khích lệ tinh thần các anh em. Cũng như sẽ dễ dàng hơn trong sinh hoạt đời
lính vốn khó khăn thiếu thốn
=> NÉT BI
b) Ko mọc tóc bàn về bệnh sốt rét rừng, thiếu thốn về thuốc men, quân trang, quân
dụng của bộ đội ta thời chống Pháp. Đây là 1 nét bi, 1 cái hiện thực gian khổ
nhưng ko hề bi lụy mà lại vô cùng bi tráng.
Bởi vì hình ảnh cả 1 đoàn binh “ko mọc tóc” đã biến đoàn binh trở nên mạnh mẽ,
gân guốc, nó đặc biệt, khác thường.
Gợi nhắc đến đoàn binh nhà Trần thuở xưa. Những đoàn binh đã tự cạo trọc đầu
mình, khắc lên trán, lên tay 2 chữ “Sát Thát”, nghĩa là quyết tiêu diệt quân Mông –
Nguyên lần 2 => Có thể thấy đoàn binh TT này là 1 cầu nối cho Hào khí Đông A 1
thời
Cụm từ “ko mọc tóc” là 1 cách nói phủ định, khác với cách nói “tóc ko mọc”.
Với cách nói ngạo nghễ, chủ động này thể hiện ng lính luôn chủ động, luôn mạnh
mẽ, hào hùng trong mọi hoàn cảnh.
=> CHẤT TRÁNG CA
“Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
a) Hình ảnh “quân xanh màu lá” gợi lên liên tưởng, có thể hiểu đó là mào xanh của
áo lính sờn vai bạc màu, hoặc cũng có thể hiểu là mào xanh của cành lá ngụy trang.
Nhưng nếu liên kết với câu thơ “TT đoàn binh ko mọc tóc” thì màu xanh lại chính
là màu da xanh xao, bệnh tật của ng lính do căn bệnh sốt rét rừng gây ra.
Bởi vì đây là thời kì đầu của cuộc k/c chống Pháp, chúng ta thiếu thốn rất nhiều
(quân trang, quân y, quân dụng,...) => Nhà thơ QD đã nhìn thẳng vào sự thật, hiện
thực mà ko hề che giấu. Ông chỉ ra sự khốc liệt của đời lính.
=> NÉT BI
b) Tuy bàn về nét “bi” nhưng ko “lụy” mà vẫn bi tráng, hào hùng. Bởi lẽ màu da
xanh xao của ng lính vô tình hòa cùng 1 màu với màu xanh của núi rừng. => Thiên
nhiên và con ng như hòa làm 1 => Ng lính hành quân trong rừng sâu mà cứ ngỡ
như chúa sơn lâm về ngự chốn rừng thiêng mang theo sức mạnh “dữ oai hùm”
khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
=> CHẤT TRÁNG CA mạnh mẽ của đoàn binh TT
*Vẻ đẹp bên trong đầy nghị lực và lãng mạn của ng lính TT
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”
a) Hình ảnh “mắt trừng” gợi ra 1 ánh mắt mở to, gân guốc, mạnh mẽ. Một ánh mắt
như mài sắt ý chí, nghị lực phi thường. Đi cùng ánh mắt đó phải là 1 tư thế hiên
ngang, oai hùng. Đây cũng chính là mượn ánh mắt mà diễn tả đc cả tư thế, chính là
nghệ thuật lấy điểm tả diện, một ngthuat quen thuộc trong thơ xưa khiến cho ng
đọc cảm thấy thơ QD mang chất cổ điển.
Chữ “mộng” mang 1 thanh nặng đứng giữa dòng thơ, làm câu thơ trĩu nặng đã
gợi lên gánh nặng trên vai ng lính. Họ gánh trên vai 1 trách nhiệm, 1 giấc mộng đc
lập chiến công hiển hách và dâng lên cho Tổ quốc.
=> Ánh mắt ấy mang cả 1 giấc mộng đang ngày ngày nhìn “qua biên giới” Việt –
Lào, canh giữ biên cương bờ cõi.
“Đêm mơ HN dáng kiều thơm”
- Mở rộng so sánh với ng lính nông dân (Đồng chí – Chính Hữu): Câu thơ này làm
ta nhớ đến ng lính nông dân trong thơ Đồng chí của Chính Hữu, họ nhớ về “giếng
nước, gốc đa, ruộng nương”, họ nhớ về quê nhà của mình
- Thì trong TT của QD, nỗi nhớ của ng lính TT lại là nhớ về “dáng kiều thơm” –
những cô gái Hà thành thanh lịch. Bởi lẽ họ xuất phát từ thủ đô Hà Nội, là những
hssv, mang trên vai tình yêu Tổ quốc, đem vào chiến trường sức mạnh của ý chí,
nghị lực, và họ còn đem vào chiến trường thêm 1 chút lãng mạn, hào hoa của
những chàng trai HN
- Họ đã bỏ lại 1 HN thật đẹp, bỏ lại sau lưng những con đường có hương hoàng lan
thơm ngát, bỏ lại 1 ngôi trường mơ mộng, và bỏ lại sau lưng 1 bóng hồng thương
nhớ - 1 tình iu đôi lứa,... => Gác lại riêng tư vì cái lớn lao nên có những đêm họ
mơ về HN, mơ về những “dáng kiều” thướt tha.
- Cách gọi “dáng kiều thơm” là 1 cách gọi rất văn chương, lãng mạn. Các cô gái
HN hiện lên đẹp cả hương lẫn sắc (hương là “thơm”, sắc là “kiều”)
- Câu thơ còn có thể hiểu theo 1 nghĩa khác rất thi vị. Đó là “dáng kiều thơm”
chính là phụ chú cho “Hà Nội” – trong mắt các chàng trai TT thì HN về đêm đẹp
như 1 “dáng kiều” vậy
=> Câu thơ ko chỉ đơn thuần là tình yêu lứa đôi mà còn là tình yêu, niềm tự hào về
quê hương xứ sở, tự hào về 1 HN thật đẹp
* Sự hi sinh anh dũng của ng lính TT
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
- Chữ “mồ” mang 1 thanh huyền và nằm giữa dòng thơ tạo cho ta cảm giác đằm
lắng, nhẹ nhàng, man mác buồn, cho ta liên tưởng đến hình ảnh những nấm đất
hoang lạnh, những nấm mồ đc đắp vội vã và sơ sài bên đường hành quân, xa quê
hương, ko nhang khói, ko ng qua lại
- Phép điệp nghĩa
+ Từ “rải rác” gợi lên k/cách giữa các nấm mồ với nhau
+ Từ “biên cương” lại gợi lên k/cách giữa các quốc gia với nhau
+ Chữ “mồ” lại gợi lên k/cách của sự sống – chết; sinh ly tử biệt
+ Từ “viễn xứ” gợi cho ta k/cách giữa cuộc hành quân với quê nhà
=> Như vậy, tất cả những từ ngữ trong câu thơ đều lặp lại 1 nét nghĩa chung, đó là
tạo ra những “khoảng cách”, 1 nỗi sợ vô hình và luôn bao vây lấy ng lính, đẩy ng
lính vào trạng thái lo lắng
=> CHẤT BI, QD đã ko ngần ngại tả thực về những cái chết khốc liệt, chính là
Cách QD dùng từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ” đã tạo nên sự trang nghiêm, từ 1
nấm mồ đã trở thành 1 ngôi mộ chí
=> ĐẬM CHẤT TRÁNG CA
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
- Cách ngắt nhịp:
+ Nhịp ¾ khiến cho câu văn mang giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ => Lời thơ vang
dội ko khác gì lời tuyên thệ “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
+ Nếu câu thơ đc đọc liền mạch ko ngắt nhịp, lời thơ sẽ giống như 1 cái phủi tay
đầy hiên ngang, khí phách
- “Đời xanh” là tuổi trẻ, là thanh xuân nhưng họ lại “chẳng tiếc đời xanh”, họ coi
nhẹ cái chết. Và cái tinh thần coi nhẹ cái chết đó giống như tinh thần của những
người tráng sĩ năm xưa “Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”
=> ĐẬM CHẤT BI TRÁNG
* Cuộc tiễn đưa ng lính đậm chất tráng ca
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
- “Áo bào” là áo của vua ban, dành tặng cho những ng tướng sĩ có công với ĐN,
tuy nhiên “áo bào” trong câu thơ này thực chất chỉ là 1 cách nói lãng mạn hóa, thi
vị hóa cho tấm áo lính sờn vai bạc màu => Gọi tấm áo lính là áo bào, QD muốn nói
rằng Tổ quốc vẫn ghi ơn các anh như 1 vị tướng sĩ, 1 ng anh hùng thực thụ.
- Hình ảnh “Áo bào thay chiếu” là 1 hiện thực khốc liệt của chiến trường, ng lính
chiến đấu như 1 vị tướng nhưng khi ra đi lại ko có đc 1 cỗ chiêm y, hay 1 lá chiếu
mà chỉ đắp vội chiếc áo lính. Ta cũng có thể thấy hình ảnh chiếc áo trong bài thơ
“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: “Con nhớ anh con, người anh du kích/
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn/ Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách/ Đêm cúi
cùng anh cởi lại cho con.”
- “anh về đất”: chữ “về” mang thanh huyền tạo cảm giác nhẹ nhàng, là ngthuat nói
giảm nói tránh cho sự mất mát. Đối với những ng ở lại, các anh ko hề ra đi vĩnh
viễn mà chỉ đi về với đất mẹ, đi về với hồn thiêng sông núi. “Nước chúng ta/ Nước
những ng chưa bao h khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ Những bủi ngày xưa
vọng nói về” (ĐN – Nguỹn Đình Thi)
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Sông Mã vốn là 1 dòng sông biên thùy chạy dọc theo biên giới V – L, và ng lính
TT đi hành quân dọc theo biên giới ấy. Bài thơ bắt đầu là con “Sông Mã” và đến
khi gần kết thúc tpham cũng là con “Sông Mã”
=> Sông Mã gắn bó với ng lính TT, nên trong giờ khắc ng lính ra đi, Sông Mã gầm
lên đau đớn, SM đc nhân hóa như 1 nhân chứng “gầm lên khúc độc hành”, 1 khúc
hát chiêu hồn tử sĩ. Và trong lễ tiễn đưa ng lính, những ng ở lại ko khóc mà Sông
Mã đã thay họ làm điều đó, bởi trong khoảnh khắc đau đớn nhất thì giọt nước mắt
chính là sự yếu đuối nhất. Họ nén nước mắt, nuốt ngược cay đắng vào trong, chỉ
còn lại tiếng gầm vang của Sông Mã.
=> ĐẬM CHẤT BI TRÁNG, 1 đoàn quân TT vưới hiện thực khốc liệt, với những
mất mát đau thương nhưng

You might also like