You are on page 1of 17

TÂY TIẾN

-Quang Dũng-
Đề 4: Cảm nhận của em về đoạn 3 của
bài thơ “Tây Tiến”
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Dàn ý
Mở bài Thân bài Kết bài
• Giới thiệu sơ lược về tác • Làm rõ vấn đề nghị luận • Khẳng định lại vấn đề
giả, tác phẩm, hoàn cảnh nghị luận
sáng tác, vị trí đoạn trích + Cảm nhận hình tượng người lính oai
hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng • Nêu cảm nghĩ của mình
• Nêu vấn đề nghị luận về đoạn thơ
+ Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của
những người lính
+ Lý tưởng sống cao đẹp và sáng ngời
trong Tây Tiến của QD
+ Sự hi sinh của người lính được tráng
lệ hoá
• Đánh giá chung về nghệ thuật và nội
dung
Mở bài
+ Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài
+ Quang Dũng còn là một tiếng thơ tinh tế, lãng mạn
+ “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính
của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
+ Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 sau này được in trong tập “Mây
đầu Ô”.
+ Bài thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn và bi tráng, trong những khúc
nhạc bi tráng nhất của Tây Tiến thì đoạn thơ thứ ba là tiêu biểu hơn cả:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
Thân bài
Bốn câu thơ đầu: Cuộc sống chiến đấu gian khổ, hào
hùng của người lính Tây Tiến trong những năm tháng
kháng chiến
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Trừng mắt gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Cảm nhận hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi
tráng
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Ý 1: Nét bi thương gợi nên từ ngoại hình của người
lính màu lá” → Là hình ảnh quen
“Không mọc tóc”, “quân xanh
thuộc => Gợi nhắc về hiện thực nghiệt ngã ăn đói, mặc
rách, sốt rét hoành hành.

Chính Hữu từng ám ảnh những cơn sốt rét:


“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi”
Ý 2: Vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những
người lính vẫn toát lên vẻ đẹp hào hùng, tráng khí
Cái bên trong >< Cái bên ngoài
(Phẩm chất) (Ngoại hình đau
ốm)
Quang Dũng khắc họa nét đẹp sử thi qua nhiều từ ngữ
“Đoàn binh”: Mang nét nghĩa Hán Việt => Một binh đoàn hùng mạnh, tinh nhuệ
“Không mọc tóc”: Cách nói chủ động, ngang tàn, coi thường
gian khổ
“Dữ oai hùm” >< “Quân xanh màu lá” -> Tạo nên hình ảnh dữ
dội
=> Trong hình ảnh đầu trọc, da xanh, người lính Tây Tiến vẫn
oai phong, lẫm liệt
Ý 2: Bên ngoài là những anh lính “dữ oai hùm” nhưng bên
trong là một trái tim đa sầu đa cảm
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”

Mắt trừng: là mắt mở to, nhìn thẳng vào hiện


thực gian khổ, nhìn thẳng vào mất mát hi sinh.

Đôi mắt ấy gửi vào giấc “mộng” nhưng đó


không phải là giấc mộng công danh của kẻ sĩ xưa,
mà đó là giắc mộng lập côn, mộng chiến thắng,
mộng hòa bình.
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” ngắt
nhịp 4/3 tạo thành hai vế của nỗi nhớ:
Nhớ Hà Nội và nhớ “dáng kiều thơm”
+ Nhớ Hà Nội là nỗi nhớ quê
hương, đất nước
+ Nhớ “dáng kiều thơm” là nỗi nhớ
mỹ lệ, “kiều“ chỉ người con gái đẹp,
“thơm”- thanh lịch, dịu dàng, nồng nàn
hương sắc

ÞNgười lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươm
theo tiếng gọi của non sông mà còn rất đa cảm, đa tình,
hào hoa.
Lí tưởng cao đẹp sáng ngời trong “ Tây Tiến” của Quang Dũng:
“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ
- “ Rải rác biên cương/mồ viễn xứ” : ngắt nhịp 4/3 -> trọng tâm rơi vào
chữ “mồ” => ý niệm về cái chết
⇨ Thực tế đau xót: những nấm mồ được chôn cất vội vàng, so sài
- Từ láy “rải rác”: khoảng cách xa nhau của những nấm mồ
- Các từ Hán Việt “ biên cương” “ viễn xứ” -> không khí cổ kính, trang
trọng
⇨ Gợi cái xa xôi, mịt mờ, hoang lạnh
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
“ Chiến trường” ><” đời xanh”
- “Chiến trường”: chốn bom đan khốc liệt, cái chết cận kề
- “ Đời xanh”: là tuổi trẻ, thanh xuân
“ chẳng tiếc đời xanh” -> người lính ra đi “đầu không
ngoảnh lại”
Nhà thơ Xuân Diệu từng nuối tiếc “ nếu tuổi trẻ chẳng
hai lần thắm lại” “ bâng khuân tôi tiếc cả đất trời”
⇨ Người lính coi thường cái chết
Họ coi cái chết vì tổ quốc là danh dự
⇨ Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp ​người lính cụ Hồ và
tinh thần hiệp sĩ, tráng sĩ.
Sự hi sinh của người lính được tráng lệ hóa, phi thường hóa:
“ Áo bào thay chiếu anh về đất
- “Áo bào” tấm áo choàng của các dũng tướng thuở xưa khi ra trận
➔ Cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính
- Không dùng từ “ chết”, “ hi sinh” mà dùng từ “ anh về đất”-> ca ngợi sự hi
sinh cao cả, bình dị
“ Anh về đất” cách mói giảm nói tránh
- Vần thơ nói đến cái chết nhưng không bi thương, mà rất hào hùng
“ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- “gầm”: gợi âm thanh dội vang,


“gầm lên”: mang âm vang hào hùng,
thiêng liêng, trang trọng
⇨ Tạo nên âm điệu trầm hùng,
thương tiếc
“ khúc độc hành” như một khúc nhạc
tống biệt
• Nhà thơ Phan Quế từng nhận xét “ câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên
về sông mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm
vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng
mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ
thơ”
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG:

✱Nghệ thuật:
Thành công của đoạn thơ là nhờ vào những yếu tố nghệ thuật:
+ Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn
+ Ngôn ngữ sử thi hào hùng
+ Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm
+ Giọng điệu trầm hùng
+ Sử dụng các biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh, nhân hóa
Đánh giá chung về nghệ thuật, nội dung
✱Nội dung:
Đoạn thơ đã khắc họa thật tinh tế, sống động chân dung binh
đoàn Tây Tiến. Đó là chân dung những người lính hào hùng,
coi
thường nguy nan, tâm hồn lãng mạn trẻ trung, yêu đời sống
giàu lý tưởng.
Kết bài
Đoạn thơ thứ ba đặc sắc nhất của bài thơ có giọng điệu trang trọng
thể hiện tình cảm của nhà thơ một cách sâu sắc. Đặc biệt với những hình
ảnh thơ thấm đẫm kỉ niệm mà nhà thơ hồi tưởng lại man mác buồn
nhưng thấm đẫm bi tráng hào hùng. Nhà thơ khéo léo sử dụng từ Hán
Việt khiến đoạn thơ trang nghiêm lên nhiều hơn. Qua những thủ pháp
nghệ thuật đặc sắc, Quang Dũng đã vẽ ra bức tranh về đoàn binh Tây
Tiến. Họ oai nghiêm, lẫm liệt yêu nước nồng nàn nhưng cũng rất lãng
mạn. Đây là đoạn thơ sâu sắc đúc kết cả cái tình, cái thần cho toàn bài, là
điểm nhấn nổi bật mà ta không thể nào quên.
THANKS FOR
WATCHING
Thành Viên
Nguyễn Thị Thu Ngân
Nguyễn Thị Anh Thơ
Nguyễn Hiếu Nam Phương
Hồ Ngọc Minh Phương

You might also like