You are on page 1of 2

Đề: Phân Tích 4 câu đoạn 3 trong tác phẩm Tây Tiến –Quang Dũng

BÀI LÀM

“ Cánh chim đầu đàn của làng thơ Cách mạng Việt Nam”- Tố Hữu đã
nhận định về thơ rằng: Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người
trước cuộc đời. “Tiếng nói hồn nhiên” đó, phải chăng được bật lên khi những
xúc cảm trước cuộc đời của người nghệ sĩ được dâng tràn cao độ, để rồi bật lên
vần thơ “của tâm hồn”. Như Quang Dũng- “áng mây trắng xứ Đoài”, đã thấm
thía trước những ngày tháng khó khăn, gian khổ của cuộc Kháng chiến chống
Pháp mà khắc họa lên hình tượng lãng mạn và đầy hào hùng của người lính Tây
Tiến rằng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Hai câu thơ đầu, tác giả Quang Dũng đã làm nổi bật một cách trực
diện hình hài của người lính Tây Tiến, đó là “ không mọc tóc”, da dẻ thì “xanh
màu lá”. Một hình hài kì dị, khi phải đối mặt với căn bệnh sốt rét, thân hình
người lính cũng trở nên gầy gò tiều tụy vì bệnh tật, càng cho chúng ta thấy rõ về
các ác liệt của cuộc chiến tranh, các khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc.
“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”(Tố Hữu). Cái đẹp của
văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của mình, làm cho
những con chữ đơn thuần trở nên có linh hồn, để người đọc cảm nhận, thấu hiểu
và đồng cảm. Nhà thơ Quang Dũng đã chấm phá cho bức tranh ấy trở nên có
hồn hơn, bởi bút pháp tả thực, để làm nổi bật cái hiện thực vốn có của vùng
chiến khu biên giới. Những thiếu thốn, những khó khăn của người lính trong
Tây Tiến, làm chúng ta liên tưởng đến những khó khăn, gian lao của người lính
được Chính Hữu xây dựng trong tác phẩm “Đồng Chí”:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá


Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Ở đây, tác giá sử dụng cụm từ “Đoàn binh” tạo cho những vần thơ như thêm sắc
thái, như tượng đài sừng sững giữa núi cao, sông sâu giữa không gian hùng vĩ
bao trùm. Nhưng “Đoàn binh” ấy, “không mọc tóc” đã làm nổi bật lên sự ngang
tàng của những người lính trẻ, thể hiện một cái nhìn coi thường gian khổ,cho
thấy sức mạnh bách chiến bách thắng. Xuất hiện hình ảnh ẩn dụ “Quân xanh
màu lá”, ở đây “Quân xanh màu lá” có thể là hình ảnh người lính xanh xao bởi
đói khổ, bởi những cơn sốt rét hoành hành hoặc “Quân xanh màu lá” ở đây là
màu xanh của những cành lá ngụy trang. Nhưng dù hiểu theo cách nào, thì
người lính vẫn “dữ oai hùm”, bởi họ không hề có chút gì yếu đuối, mà họ lại rất
hiên ngang, khí thế, họ làm chủ được thiên nhiên, núi rừng, họ vượt trên sự khắc
nghiệt để đến với ngày mai chiến thắng. Bên cạnh đó, qua ngòi bút đa tài của
người nghệ sĩ Quang Dũng, hình tượng người lính lại một lần nữa được khắc
họa lên mang đậm nét hào hoa, lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đôi mắt từ lâu đã được gọi là cửa sổ của tâm hồn. Nhưng hình ảnh “mắt trừng”
ở đây phải chăng thể hiện một ý chí quyết tâm như một cách nhìn trực diện,
trừng mắt nhìn quân thù. Để rồi, ban ngày thì người lính Tây Tiến “mắt trừng”
để bảo vệ vùng chiến khu biên giới, nhưng ban đêm, bản chất thật trong tâm hồn
họ, những chàng trai Hà Thành đầy mơ mộng, đầy sức trẻ lại “Mơ Hà Nội dáng
kiều thơm”. Chi tiết “Mơ Hà Nội”ấy, như cách rút ngắn khoảng cách địa lí lại,
chỉ với một cái “mơ” là họ được trở về, được nhìn ngắm với quê hương Hà
Thành xa nghìn trùng, để được thấy “dáng kiều thơm”. “Dáng kiều thơm” đấy,
có thể là người thiếu nữ Hà Nội đang mong ngóng người chiến sĩ trở về. Và
chính nỗi nhớ ấy, đã như tiếp thêm sức mạnh cho những chàng trai Tây Tiến để
vững chắc tay súng nơi tuyến đầu chống giặc.

Quang Dũng, đã làm tròn nhiệm vụ “ người phu chữ” của mình qua
4 câu thơ trên. Khi vừa thế hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc sự lãng mạn hào
hoa và làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, xem thường khó khăn gian khổ để
hướng về ngày mai tươi sáng của những người chiến sĩ tuyến đầu Tây Tiến.

You might also like