You are on page 1of 4

Tây Tiến khổ 3: Hình tượng người lính Tây Tiến

Bài làm
Đâu ai muốn sống một cuộc đời vô vị, đâu ai tự biến mình thành một kẻ bi thương, dù là
thời điểm, thời đại nào cũng có giá trị riêng của nó, thời bình hay thời chiến cũng không ngoại lệ.
Và Quang Dũng-nhà thơ, chiến sĩ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với hồn
thơ phóng khoáng, lãng mạn tài hoa, chất nghệ của riêng mình, ông đã thành công với nhiều tác
phẩm, trong đó không thể không kể đến tập “Mây đầu ô” 1986, trong đó có bài thơ “Tây Tiến”,
với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tai hoa, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng
người lính Tây Tiến trên cái nên thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng
tráng lệ. Nổi bật lên trên số đó không thể không kể đến hình ảnh của người lính Tây Tiên mang
dáng vẻ cường sĩ, bi tráng với tâm hồn thi sĩ làm điểm xuyết được khắc hoạ rõ nét thông qua
đoạn thơ thứ ba của bài
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
……………………………………
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Trước hết, nhan đề bài thơ đã phần nào thể hiện cái hay cái tài cái tình của tác giả. Không
đơn thuần chỉ là cái tên mà đó còn là khẩu khí của cả một đại đội, “Tiến về phía Tây”, còn hơn
thế nữa, đó cũng chính là tên của một đơn vị bộ đội lúc bấy giờ, thế mới thấy tiếng gọi “Tây
Tiến” nghe sao tha thiết nghe sao gần gũi nhưng cũng thật oai hùng. Đơn vị quân đội Tây Tiến
được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bội đội Lào nhằm bảo vệ biên giới Lào
cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam, với những người quân nhân xuất thân từ các học sinh, sinh
viên, thanh niên, tầng lớp tri thức. Dù biết hoàn cảnh tác chiến lắm chông gai, thử thách cả sức
lẫn chí nhưng điều đó không thể đánh gục trước sức mạnh của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, khát
khao, là một tình yêu quê hương yêu đất nước với một tin thần lạc quan đó cũng chính là cảm
hứng chủ đạo trong bài thơ này. Hơn 1 năm sau đó, khi chuyển đơn vị công tác, ông có dịp nhớ
về đại đội Tây Tiến năm nào và cũng chính từ đó, bài thơ đã được ra đời, lúc đầu có tên là “Nhớ
Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”.
Khổ 3 đã khắc hoạ cho người đọc hình ảnh lãng mạn của người lính Tây Tiến bằng bút pháp
lãng mạn nhưng không thoát khỏi hiện thực cảm xúc bi tráng. Nếu khổ 1 hình ảnh người lính
được miêu tả gián tiếp thì đến khổ 3 ta có thể cảm nhận rõ chân dung của các anh một cách trực
tiếp hơn, trước hết phải nói đến là vẻ đẹp ngoại hình khác lạ phi thường của người lính trên
chặng đường hành quân đầy hiểm nguy:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”
Sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam lấy cá nhân rèn tập thể, lấy đoàn kết làm sức
mạnh, chính vì vậy hình ảnh “không mọc tóc” của người lính Tây Tiến đẹp hơn bao giờ hết, đẹp
về hình thức lẫn cốt cách con người. Đoàn binh ấy đi trong tư thế ngẩng cao đầu, khí thế ngút
ngàn. Bền ngoài là sự cứng cỏi, nhưng trong lại là một trái tim ấm áp, giàu tình cảm. Như ta biết,
chiến trường là nơi thảm khốc nhất, không những hiểm nguy của bom đạn mà còn khắc nghiệt về
điều kiện tự nhiên. Tại sao đoàn binh lại không mọc tóc? Có phải đó là phong cách, chất riêng
của họ hay không? Nếu nói giặc ngoại xâm là kẻ thù thứ nhất phải triệt tiêu triệt để thì sốt rét
rừng là mối thù thứ hai, chúng đeo bám, làm khổ sở quân nhân ta không biết bao nhiêu lần. Căn
bệnh ấy đã được Chính Hữu đề cập đến trong bài thơ “Đồng Chí”: “Anh với tôi biết từng cơn ớn
lạnh. Sốt rung người vầng tráng đầm mồ hôi” một lần nữa chúng xuất hiện trong “Tây Tiến” của
Quang Dũng, và hậu quả để lại chính là tóc của người chiến sĩ rụng gần hết. Trong những lần
anh em, đồng đội đang vật vã chiến đấu với bệnh tật, song song đó vẫn dốc sức tham gia chặng
đường hành quân. Bằng sức mạnh đoàn kết, tinh thần đồng đội, đoàn quân ấy quyết định cạo trọc
đầu mình, để đầu không tóc, như đây là một sự đồng cảm, lời chia sẻ, động viên, một sự khích lệ
cùng nhau cố gắng vượt qua, để không ai cảm thấy cô đơn, lạc lỏng, bị bỏ lại. Từ những hành
động này, ta có thể thấy sự tinh tế cũng như lối sống vô cùng tình cảm giữa những người lính
dành cho nhau. Không những vậy, “màu xanh lá” của đoàn quân mang chất hiện thực, độc, lạ.
Thông thường, đi hành quân trong rừng sâu, người chiến sĩ phải nguỵ trang bằng cách khoác lên
mình nhiều lớp lá, che phủ khắp người kể cả tư trang. Nhưng ở đây, màu xanh ấy còn là sự xanh
xao do hậu quả của sốt rét để lại, điều kiệu vật chất, vũ khí lương thực, thuốc men còn thiếu
thốn, nhưng các anh không từ bỏ. Cái “dữ oai hùng” mang khẩu khí ngang tàn, thách thức mọi
khó khăn, ẩn dụ cho sự dữ tợn, hung hăng như loài hổ báo, đó chẳng khác nào là một lời khẳng
định đanh thép về sức mạnh của người lính Tây Tiến, trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài xanh
xao ốm yếu do bệnh tật trước đó. Tất cả làm nổi bật nên vẻ đẹp phi thường, mang dáng dấp của
một tráng sĩ.
Hình thức bên ngoài vốn đã đẹp, đã độc lạ, giờ đây người lính Tây Tiến còn mang
trong mình nét hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Ông bà ta có câu, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chúng ta có thể che đậy cảm xúc nhưng không
thể dấu diếm điều đó qua đôi mắt. Cái “trừng” chất chứa biết bao ẩn ý sâu sắc, đó là lòng yêu
nước của một người chiến sĩ, cái nhìn đầy căm tức, là sự phẫn nộ dành cho bọn thực dân lăm le
từng tất đất của cha ông ta. Song đó cũng là những lúc các anh phải căng trừng mắt khi hành
quân trong màn đêm đen, những lúc đứng canh gác tập trung cao độ quan sát. Dù là cái nhìn nào
đi nữa, đứng dưới góc độ nào cũng đều mang sự quyết tâm và xuất phát từ tình yêu nước nồng
nan. Nếu nhà thơ sử dụng động từ mạnh “trừng” để thể hiện ánh mắt thì giờ đây, nhà thơ cũng
xin được “gửi mộng” qua “biên giới”. Động từ “gửi” có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cực kỳ thâm
thuý và sâu sắc. “mộng” ở đây là nghĩ, là hướng về một chiến thắng, một chiến thắng lịch sử, để
đời ghi vào những trang sách lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhà thơ đem những khát khao,
những quyết tâm đó, biến thành những cơn “ác mộng” để “gửi” nhẹ nhàng qua biên giới, đó là
lời cảnh tỉnh cho những kẻ đã và đang có ý định xâm chiếm nước ta. Có như vậy người lính mới
có cơ sở để “mơ Hà Nội”, mơ về “dáng kiều thơm”. Không ai có quyền đánh thuế giấc mơ, và
người lính Tây Tiến cũng không ngoại lệ. “Đêm” là giây phút mọi thứ dần lắng đọng lại, chậm
dần buông lơ trôi lững lờ, giữa rừng hoang sương muối, là lúc các anh có dịp nghĩ ngơi, có dịp
cùng nhau ngược dòng ký ức, nghĩ về “Hà Nội”. Lúc này đây, là một người con xa xứ, nhớ da
diết quê hương hơn bao giờ hết, bởi lẽ “Hà Nội” là nơi các anh sinh ra, lớn lên, học tập rồi cũng
tại vùng đất nghìn năm văn hiến ấy, tạm gác lại những trang sách vở mà lên đường hành quân ra
mặt trận. Trong giấy phút hiếm hoi này, đứng ở một cương vị mới nghĩ về vị trí cũ, về Hà Nội
với một cảm xúc lưu luyến, bồi hồi tất cả cũng chỉ tựa như hôm nào. Nhớ Hà Nội với một tình
yêu lớn, một góc nhỏ của con tim, các anh nhớ về cha mẹ, người thân gia đình, bên cạnh đó nhớ
lại những khao khát về tình yêu lưới đôi, mơ về những cô gái kiều diễm thanh lịch, duyên dáng,
mang dáng vẻ của người con gái Hà thành, “dáng kiều thơm” năm ấy khiến anh đây mãi đắm say
nghĩ suy về em. Tất cả là kí ức, là vầng sáng lung linh là quê hương cội nguồn, là động lực, chỗ
dựa tinh thần để các anh yên tâm lên đường chiến đấu, để rồi khi mai này nắng lên, đất nước thời
bình, lời hẹn ngày quay trở về không còn quá xa xôi nữa.
Người chiến sĩ là những anh hùng, vẻ đẹp ấy vừa cao thượng, vừa đẹp về hình thức lẫn
phẩm chất cao quý, bàn đạp làm nổi bật lên trên hết vẻ đẹp mang màu sắc bi tráng thông qua bốn
câu thơ cuối của đoạn, song trước hết là vẻ đẹp lý tưởng cao đẹp của người lính Tây Tiến:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
“Chiến trường” là nơi sẽ có người đi tiếp và sẽ có những người mãi mãi ở lại, mất mác là
điều không thể tránh khỏi, sang cặp câu thứ 3 này cảm xúc dần lắng động lại, chùm xuống, âm
hưởng của bi nhưng không luỵ. Từ láy “Rải rác” nghe sao bi thương, không quá nhiều cũng
không quá ít nhưng đủ, trên đường hành quân rải rác những nấm “mồ viễn xứ ở “biên cương”.
Từ “mồ” thể hiện sự giản dị khác hẳn với việc sử dụng từ “mộ”, nơi chiến trường vốn đã thiếu
thốn, khắc nghiệt, những nấm mồ vô danh ấy mãi mãi ở lại, đó là những chiến sĩ đã hy sinh đời
mình khi tuổi đời còn rất trẻ. Còn “viễn xứ” nhà thơ sử dụng từ hán việt, để làm giảm sự bị
thương mất mác, “mồ viễn xứ” tức là những người con chết xa nhà. Tuy không được chôn cất ở
điều kiện tốt nhất, không một vòng hoa tri âm, không một bản tên cụ thể tuy vậy cách sử dụng từ
hán việt thể hiện sự tinh tế của tác giả, dành sự trang nghiêm, trân trọng làm ấm lòng người ra đi.
Một sự mất mác mang cảm giác nhẹ nhàng không bi luỵ, hy sinh trong thế ngẩng cao đầu, sự hy
sinh anh dũng đó khiến người ở lại đời đời nhớ ơn. Hình ảnh “Chiến trường” tăng thêm sức gợi
hình, gợi hình hoá sự thảm khốc, vẻ đẹp của người lính khi “đi” hiên ngang trong bom đạn, đi
với thế ngẩng cao đầu, không sợ trời không sợ đất, đi vì một tương lai tươi sáng. “Đời xanh”
chính là tuổi trẻ, là thanh xuân ở độ tuổi 18 đôi mươi, giờ đây các anh lại phủ định rằng mình
“chẳng tiếc” tức không mặc cho tuổi trẻ rong chơi đây đó, giờ đây cùng nhau nuôi chí lớn quyết
tâm lập công cho đất nước. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những con người thuở ấy ra đi:
“Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội / Những phố dài xao xác hơi may / Người ra đi đầu không
ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” Đó là lời khẳng định, lời hứa, lên dây cốt tinh thần
rất lớn, sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc vì nước quên thân vì dân phục vụ.
Vẫn trong âm hửng hào hùng, trầm lắng đó, Quang Dũng lại tiếp nói mạch cảm xúc, kể
vì sự hy sinh vô cùng anh dũng, cao cả:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Người ta nói đau đớn nhất là khi nhìn kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, lần này đau đớn hơn là
kẻ đầu xanh ra đi nhưng được mấy ai ruột thịt tiễn đưa. Dám hy sinh vì đất nước khi tuổi đời
mình còn rất trẻ quả thật là điều không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để làm. Chiến tranh quả thật
man rợ, chúng đã cướp đi biết bao mạng người vô tội, để rồi cảnh mẹ mất con, vợ mất chồng,
con mất cha hiện hữu ra ngay trước mắt. Nếu câu trên hụt hẫng là sự vô danh của các nắm mồ thì
sang câu kế là sự thiếu thốn về manh chiếu, phản ánh thiện thực tàn ác của chiến tranh, đến nổi
không có áo bằng mà chỉ thay bằng những manh chiếu tiễn đưa những người chiến sĩ hy sinh về
với đất mẹ. Hình ảnh mang tính ước lệ “áo bào” gợi lên vẻ đẹp huyền bí của sự hy sinh, nhìn cái
chết của những người đồng đội ở chiến trường thành sự hy sinh trang trọng của những người anh
hùng nơi chiến trận, gợi lên sự trang nghiêm thành kính với đồng đội. Song sự tinh tế của nhà
thơ còn được thông qua cách nói giảm nói tránh “anh về đất” làm dịu đi phần nào sự mất mác,
cảm giác bi thương của người lính đã anh dũng hy sinh. Nếu đầu bài hình ảnh sông Mã hiện ra
một cách nhẹ nhàng, trìu mến, nhưng đến cuối khổ 3 cũng là hình ảnh của sông Mã nhưng lần
này lại mang trong mình một màu sắc, phong cách khác. Nhà thơ sử dụng biện pháp nhân hoá
“Sông Mã gầm lên” một âm thanh đầy sự quyết đoán, thúc giục đoàn quân tiếp tục vững vàng
tiến về phía trước, hoà vào “khúc độc hành” cùng nhau, đi về phía trước, hướng về tương lai. Tất
cả đã tấu lên khúc nhạc hùng tráng, tiễn đưa hương hồn của người chiến sĩ về với “đất”, “đất”
chính là đất mẹ, là linh hồn đất nước sẽ luôn bất tử theo thời gian. Hình ảnh bi và tráng kết hợp
đan xen hoàn hảo, tạo nên vẻ đẹp người lính Tây Tiến oai hùng mang vẻ đẹp của một tráng sĩ,
nhưng đồng thời cũng là chiến sĩ cánh mạng yêu nước và cuối cùng là tâm hồn nghệ sĩ vô cùng
lãng mạn, đầy bay bổng.

Phải nói, bài thơ không chỉ đặc sắc lôi cuốn người đọc về câu từ, nội dung, bên cạnh đó còn
hấp dẫn cả về phần nghệ thuật. Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, với đường bút tính tế thông thạo,
sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như điệp từ, so sánh, nhân hoá, bên cạnh là thể thơ bảy chữ,
kết hợp với những từ ngữ, âm tiết hết sức gần gũi nhưng mang giá trị gợi hình gợi cảm cao, góp
phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, oai phong, hùng vĩ, nổi bật trên nên trời Tây
Bắc chính là hình ảnh của người lính Tây Tiến thật anh dũng, thật kiên cường, họ là chiến sĩ
cũng chính là thi sĩ. Tất cả đều hoà vào nhau tạo nên một bài thơ đầy cảm xúc.
Thông qua tác phẩm, nhà thơ của xứ Đoài mây trắng đã khẳng định tinh thần bi tráng thật
đặc sắc trong đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến. Khi viết về cái bi, nhà thơ nói về đau thương
mất mát. Còn cái tráng, tác giả ca ngợi về tinh thần hùng tráng hào hùng. Nhà thơ Quang Dũng
đã kết hợp hài hòa tinh tế cảm hứng bi tráng trong tác phẩm. Ông không né tránh hiện thực
nhưng cái bi tráng trong thơ không về bi lụy. Nhà thơ lấy cái bi để làm nền tôn vinh cái tráng. Vì
thế, chất tráng xa cũng hào sảng hơn. Chính cảm hứng bi tráng tạo dựng bức tượng đài bất tử về
người lính Tây Tiến. Tác phẩm mang đậm chất dấu ấn của người nghệ sĩ tài hoa – Quang Dũng.

Đọc Tây Tiến ta cảm nhận được không chỉ là vẻ đẹp hào hùng, sự hi sinh bi tráng của người
lính Tây Tiến mà vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc. Tất cả hiện lên thật rõ nét
trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, nỗi nhớ thương chưa khi nào nguôi dứt. Có thể nói, với Tây
Tiến Quang Dũng đã xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về người lính trong kháng chiến
chống Pháp. Khói lửa chiến tranh đã đi qua, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang chương mới,
nhiều người thuộc đoàn quân Tây Tiến năm ấy đã trở thành thiên cổ, trong đó có cả nhà thơ
Quang Dũng hào hoa. Đúng như vần thơ Giang Nam viết:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”

You might also like