You are on page 1of 5

Nguyễn Thanh Hương 12c4

Tây Tiến khổ 1


Bài làm
Đâu ai muốn sống một cuộc đời vô vị, đâu ai tự biến mình thành một kẻ bi thương, dù là
thời điểm, thời đại nào cũng có giá trị riêng của nó, thời bình hay thời chiến cũng không ngoại lệ.
Và Quang Dũng-nhà thơ, chiến sĩ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với hồn
thơ phóng khoáng, lãng mạn tài hoa, chất nghệ của riêng mình, ông đã thành công với nhiều tác
phẩm, trong đó không thể không kể đến tập “Mây đầu ô” 1986, trong đó có bài thơ “Tây Tiến”
thông qua đó hình ảnh của người lính Tây Tiên mang dáng vẻ cường sĩ, bi tráng với tâm hồn thi
sĩ làm điểm xuyết được khắc hoạ rõ nét trên vẻ đẹp cảnh thiên nhiên hùng vĩ không kém phần
gai góc của núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt gây ấn tượng cho người đọc chính là nổi nhớ về chặng
đường hành quân của nhà thơ gắn liền biết bao kỉ niệm, tuổi xuân, tất cả đều được nhà thơ trải
lòng, đọng lại thông qua khổ 1 của bài:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thêm nếp xôi”
Trước hết, nhan đề bài thơ đã phần nào thể hiện cái hay cái tài cái tình của tác giả. Không
đơn thuần chỉ là cái tên mà đó còn là khẩu khí của cả một đại đội, “Tiến về phía Tây”, còn hơn
thế nữa, đó cũng chính là tên của một đơn vị bộ đội lúc bấy giờ, thế mới thấy tiếng gọi “Tây
Tiến” nghe sao tha thiết nghe sao gần gũi nhưng cũng thật oai hùng. Đơn vị quân đội Tây Tiến
được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bội đội Lào nhằm bảo vệ biên giới Lào
cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam, với những người quân nhân xuất thân từ các học sinh, sinh
viên, thanh niên, tầng lớp tri thức. Dù biết hoàn cảnh tác chiến lắm chông gai, thử thách cả sức
lẫn chí nhưng điều đó không thể đánh gục trước sức mạnh của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, khát
khao, là một tình yêu quê hương yêu đất nước với một tin thần lạc quan đó cũng chính là cảm
hứng chủ đạo trong bài thơ này. Hơn 1 năm sau đó, khi chuyển đơn vị công tác, ông có dịp nhớ
về đại đội Tây Tiến năm nào và cũng chính từ đó, bài thơ đã được ra đời, lúc đầu có tên là “Nhớ
Tây Tiến” sau đổi thành “Tây Tiến”.
Đúng là khi đi qua những ngày giông gió cuộc đời ta mới biết quý trọng những phút giây
bình yên, khi Quang Dũng cùng những người anh em vượt qua bao muôn trùng thử thách khó
khăn để rồi giờ đây tự sự với những khoảnh khắc ngàn vàng ấy thế mới thấy cảm xúc ùa về, dạt
dào, mãnh liệt, tất cả tựa như chỉ mới ngày hôm qua mà thôi. Mở đầu 2 câu thơ, cảm xúc khơi
nguồn ấy đã được bộc bạch xao xuyến người đọc:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Mở đầu là hình ảnh sông Mã, đó cũng chính là điểm khởi đầu cho đoạn đường hành quân
lắm chông gai thử thách, nguồn cảm xúc miên man dạt dạo theo dòng chảy xiết như ngựa phi,
được người Kinh quan niệm nên mới có tên là “sông Mã”, nhưng ngoài ra trong phương ngữ
miền Trung còn có tên là sông Mẹ, song dù là tên nào cũng đều quanh co, khúc khuỷu như nhau,
mở đầu đã có khó khăn thì cả quá trình mà đoàn quân di chuyển chắc chắn phải nghìn trùng khó
khăn hơn. Hai từ “xa rồi” nghe thương mà cũng nghe sao buồn, những gì đã gắn bó đã cùng nhau
trong một thời gian đủ dài, khiến con người ta mỗi khi nhớ về không tránh khỏi bồi hồi xót xa,
một chút xúc động trong lòng người lính, “xa rồi” là xa đơn vị cũ, nhưng cũng có thể xa rồi dòng
sông cũ năm nào, giờ đây có lẽ thứ ở lại sau cùng cũng chỉ còn là kỉ niệm. Một người lính anh
dũng, mãnh mẽ ngoan cường đến mấy cũng sẽ bị mủi lòng trước thứ tình cảm gọi là tình đồng
chí đồng đội hay nói cách khác chính là tri kỉ, bởi thế trong người chiến sĩ cũng chính là người
thi sĩ, tất cả quyện vào nhau, không tách khỏi, cũng không rời đi, chỉ là ở mỗi thời điểm khác
nhau, bản ngã bên trong sẽ khác nhau. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi” lại một lần nữa rung lên cảm giác
nhớ, cảm giác thèm được nhìn thấy, được cùng nhau chinh chiến một lần nữa, Tây Tiến là nhà, là
gia đình, là tất cả tình yêu tình thương, là mồi hôi là công sức của biết bao anh em đồng chí đồng
đội. Hiệp vầng “ơi” nghe sao dạt dào, nghe sao bồi hồi, thanh bằng mang âm điệu ngân vang, mở
rộng chiếm lấy không gian lẫn thời gian, bao trùm lên bài thơ. Điệp từ “nhớ” ở trong câu thơ thứ
hai giờ đây minh chứng cho việc Quang Dũng đã rất nhớ Tây Tiến rồi, ông nhớ một cách “chơi
vơi” một nổi nhớ không nguôi, da diết, chênh vênh, bay bổng nhưng không vô định, là bất giác
bâng quơ nhớ về một thời oanh liệt của đại đội Tây Tiến. Đứng ở cương vị mới, nhìn về vị trí cũ,
không hổ danh là nhà thơ tài hoa, tài tình, tình cảm đậm sâu, dạt dào. Mở đầu như một lời thủ thỉ
với chính mình vậy, Tây Tiến chắc cũng đang nhớ nhà thơ.
Vùng Tây Bắc vốn nổi tiếng là vùng có nhiều dãy núi cao, hiểm trở, đồ sộ, không kém phần
nguy hiểm, khác với vẻ bên ngoài mệnh danh là gai góc đó, thiên nhiên nơi đây quả là một món
quà mà thượng đế ưu ái ban tặng. Trong sự khắc nghiệt về điều kiện tự nhiên ta mới thấy vẻ đẹp
thiên nhiên hiện ra thật hùng vĩ, thật tráng lệ đến nhừng nào, tất cả được khắc hoạ qua 6 câu thơ
tiếp theo. Trước hết là qua 2 câu thơ sau, vẻ đẹp nằm trong sự khắc nghiệp ấy được chiêm
ngưỡng và cảm nhận qua:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Nếu như hai câu đầu nổi nhớ “chơi vơi” về núi rừng Tây Bắc thì giờ đây nổi nhớ ấy được
khắc hoạ rõ nét, cụ thể hơn, chính là đoạn đường hành quân của người lính Tây Tiến. Trước hết
nhà thơ sử dụng phép liệt kê tên địa danh, nơi mà đoàn quân đi qua: “Sài Khao”, “Mường Lát”
những cái tên như mới lần đầu được nghe đến, lạ, nhưng rồi cũng thành quen. 22 cây số là thử
thách đầu tiên mà đoàn quân phải di chuyển, bất chấp là ngày hay đêm, hứa hẹn nhiều điều khó
khăn bất ngờ. Tiếp theo phải nói đến hình ảnh “sương lấp”, chính là vẻ đẹp nằm trong sự khắc
nghiệt là đây. Vùng Tây Bắc vốn đã cao, đã hiểm trở, nay còn thêm sương giá, mịt mù giăng lối
quân ta, che khuất tầm nhìn vốn đã hẹp giờ lại còn hẹp hơn, đó là những thứ mà người chiến sĩ
phải đối mặt nhưng dưới góc độ của một thi sĩ, hình ảnh “ sương lấp” lại nhẹ nhàng, lại nên thơ
hơn, là sự lung linh huyền ảo, là sương khói mờ nhân ảnh, là một xứ sở thần tiên hiện hữu ra
ngay trước mắt, cảnh vật nên thơ, con người cũng hữu tình hơn. Dù là “mỏi” nhưng vẫn kiên cố
bước đi, đi đến “Mường Lát” để thấy “hoa về” trong màn đêm hơi. Sự khắc nghiệt của thời tiết,
sương lấp ngày lẫn đêm, hơi sương đã xuống cái lạnh buốt giá đã bắt đầu ngày một tăng dần,
đêm chỉ nghĩ một chốt rồi tiếp tục chặng đường còn dang dở, quả thật các anh lính chính là
những bông hoa, là những bông hoa đẹp nhất, sáng nhất, những bông hoa sống vươn mình trong
điều kiện hết sức tiềm tàn. Từ “hơi” ở cuối câu vừa là hơi sương cũng vừa là hơi của hương hoa
ven đường, tất cả hoà vào nhau, tâm hồn thật bay bỗng, yêu đời của người lính, nhìn đời qua lăng
kính vô cùng lãng mạn của sự lạc quan, tình yêu quê hương, đất nước, của tin thần bất khuất
trước vẻ đẹp tự nhiên hết sức khắc nghiệt khiến các anh quên đi mỏi mệt, khó khăn đang bủa vây
quanh mình. Đến đây ta lại nhớ đến người lính được Chính Hữu xây dựng trong bài thơ “Đồng
chí”, dù buốt giá nhưng miệng vẫn cười.
Vẻ đẹp thiên nhiên vốn đã khắc nghiệp thì giờ đây những hiểm trở thử thách lại nên thơ, đẹp
đến lạ, dù biết hiểm nguy nhưng lại có sức hút khoáy động tâm hồn thi sĩ của người lính, điều
nay thể hiện qua tiếp 4 câu thơ sau:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Khó khăn dẫu biết là không thể tránh khỏi, có khó khăn mới nếm được mùi vị thành công,
Tây Bắc vốn khó khăn nghìn trùng nhưng Tây Tiến đoàn bình không mỏi, Tây Tiến oai hùng.
Nhà thơ sử dụng một loạt từ láy gợi hình, nào là “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ
“dốc”, điệp cấu trúc “dốc lên…dốc”, phép đối “lên cao” với “xuống”, đơn vị đo “ngàn thước” để
khắc hoạ địa hình đồ sồ, địa thế gập ghềnh của vùng Tây Bắc, với những ngọn núi trập trùng,
muôn vàng hiểm trở, thế oanh co. Có thước phải ngước mặt trèo lên không nhìn về đằng sau vì
dốc quá cao, cũng có thước chúi mặt xuống ghì chắc hai chân để không trơn trợt bởi những con
dốc xuống, nói cách khác chúng tựa như những đoạn gấp khúc. Càng lên cao cồn mây càng heo
hút nên thơ, giăng kín cả một vùng trời bao la rộng lớn, xung quanh toàn mây với người, cảnh
vật hoang sơ, một sự yên ắng đến lạ. Càng đi càng cảm nhận rõ hơi lạnh, giá rét, càng đi mới biết
khó khăn và càng đi để có thể thấy một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn. Có lẽ vì điều đó mà
đoàn quân Tây Tiến mới có đủ sức mạnh, ý chí, bước tiếp, chinh phục mọi thử thách khó khăn
với tinh thần anh dũng, ý chiến đấu kiên cường, không sợ trời không sợ đất chỉ sợ lòng không
bên không có chí mà thôi, đúng là người lính Tây Tiên mang chất bộ đội cụ Hồ, sự hiện ngang
vẫy vùng giữa chốn nhân gian đầy ải này. Sau lưng là súng, luôn trong tư thế sẵn sàng, hình ảnh
“súng ngửi trời” nên thơ phép nhân hoá làm cho súng trở nên có hồn hơn, không đơn thuần chỉ là
vũ khí chiến đấu mà còn là một người chiến sĩ, một người cộng sự vô cùng quan trọng, súng có
nghĩa vụ bảo vệ biên cương hoà bình, bởi lẽ súng không đơn thuần chỉ để bắn giết nhau. Nếu nói
về người lính, dù có lúc sắt thép, thẳng thắn, có lúc cứng rắn song cũng có lúc lãng mạn, pha trò
tình nghịch, giàu tình cảm, đầy chất thơ trong người.
Đặc biệt trong câu thơ cuối cùng “ Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi” được tác giả sử dụng
hoàn toàn bằng thanh bằng, cảm giác yên bình của thiên nhiên và tâm hồn thư thái, lạc quan
hướng về phía trước. “Nhà ai” cũng có thể hiểu là nhà của chính họ, ở Hà Nội, từ nơi chiến đấu
xa xôi hẻo lánh những trong lòng vẫn hướng về quê nhà. Sự hy sinh, cống hiến của tuổi trẻ, khát
khao lên đường hành quân của các anh khiến cho người đời phải ngưỡng mộ và khâm phục, tuổi
trẻ nhưng chí lớn, dám đi dám làm, không sợ. Thông qua 6 câu thơ trên, đây được xem là đoạn
thơ tuyệt bút, mang đậm dấu ấn về vẻ đẹp thiên nhiên của Tây Bắc và đậm nét tài tình, phong
cách sáng tác của nhà thơ, thể hiện cái tài hoa của mình.
Như đã nói, tình đồng chí đồng đội là thứ tình cảm thiên liêng và không gì có thể cân đo
đong đếm với người chiến sĩ, họ có thể hy sinh vì nhau, đồng cam cộng khổ vì nhau, quyết
không để ai bỏ lại phía sau, vì trong quân đội, có phương châm lấy cá nhân rèn tập thể. Chí vì
điều đó họ coi nhau là một phần trong cuộc sống, là gia đình, Chính Hữu từng viết trong bài thơ
Đồng Chí: “Anh với tôi đôi người xa lạ, tựa phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Dù xuất phát
điểm là khác nhưng chung một khung trời, dưới lá cờ tổ quốc các anh là một. Giờ đây khi không
còn cơ hội được chinh chiến cùng, nhà thơ nhớ về những chiến hữu, đồng đội xưa, sự bồi hồi,
nhớ nhung này được kết trong 6 câu cuối của khổ 1:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Phải nói, Quang Dũng là nhà thơ phá cách, một sự lột xác mạnh mẽ, ông đã làm điều mà
trước đây chưa có một nhà thơ nào dám làm, Vì là thơ ca trong thời chiến nên trên tinh thần các
tác phẩm, bài thơ dùng ca ngợi khích lệ, đề cao tinh thần chiến đấu. Thế nhưng ngoài việc đó ra
nhà thơ còn phá cách nhắc đến cái chết trong chính bài thơ của mình. Đó là một sự liều lĩnh
không ngoan và sáng suốt, cái nhìn thức thời, đi trước thời đại, không che đậy, phản ánh đúng
với hiện thực lúc bấy giờ. Trước hết cách xưng hô vô cùng mật thiết, gần gũi của nhà thơ dành
cho những người đồng đội của mình “anh bạn”, dừng như họ không có khoảng cách xa lạ, thế
mới thấm đẫm tình đoàn kết, không có sự phân biệt cấp bậc, chúng ta là một, một khối đại đoàn
kết. Từ láy “dãi dầu” nhằm nhắc về những ngày tháng khó khăn, gian khổ, dãi dầu bước qua
nắng mưa, dãi dầu cùng nhau đi qua bom đạn, cùng nhau chịu lạnh, chịu rét, cùng nhau chinh
phục núi rừng Tây Bắc, dù cơ sở vật chất, phương tiện chiến đấu không phải lúc nào cũng tối tân
đầy đủ nhất, dù là thiếu thốn những vẫn cùng nhau. Hình ảnh này ta lại bắt gặp lại một lần nữa
trong thơ Đồng Chí của Tố Hữu “áo anh rách vai, quần tôi vài mảnh vá, miệng cười buốt giá
chân không giày, thương nhau tay nắm bàn tay”
“Không bước nữa”, “Bỏ quên đời” nghe sao vừa thương nghe sao buồn da diết, ra đi một
cách nhẹ nhàng, nhưng phần nào đó xé vào tim của người chiến sĩ ở lại, khi phải chứng kiến
những người anh người em đã từng vào sinh ra tử cùng mình giờ đây đã ra đi mãi mãi, cách nói
giảm nói tránh để vơi đi phần nào về mặt hình thức không quá ghê rợn nhưng trong tâm, cái tình,
thì quả thật là một con dao đâm thẳng vào trong tim. Ra đi trong tư thế “gục lên súng mũ” đầy
xót xa những cũng thật tự hào. Đó là sự hy sinh cao cả, nghị lực phi thường, vì nước quên thân vì
dân phục vụ đó khiến một lần nữa người đời mãi mãi nhớ ơn mà kính phục trước sự hy sinh anh
dũng cao cả của người chiến sĩ nói chung và người lính trong bài thơ Tây Tiến này nói riêng.
Cặp từ láy chỉ biên độ“ chiều chiều” “đêm đêm” kết hợp với phép nhân hoá “thác gầm thét”,
“cọp trêu người” một lần nữa khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ bí hiểm, hoang sơ, một sự
gai góc ở vùng Tây Bắc, đó là những mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh đoàn quân Tây
Tiến, càng đi càng nguy hiểm, không gian càng được mở rộng, thời gian cũng cứ thế mà trôi theo
những bước đường các anh đi.
Hai câu thơ cuối cùng là một sự chuyển cảnh tài tình tinh tế, dù là hơi đột ngột song vẫn có
chất hay chất nghệ riêng trong cái tình cái nghĩa giữa người với người:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Cảnh càng lên cao, người càng thưa thớt, giờ đây giữa khoảng trời bao la rộng lớn, cao
nghìn trùng chỉ còn là những người lính Tây Tiến cùng với người dân bản làng xung quanh. Nhà
thơ nhớ về những lần nghỉ ngơi, được cùng với các anh em trong đại đội thưởng thức mùi thơm
của cơm được nấu từ các cô nàng dân tộc Thái, thế mới thấy thấm đẫm tình quân nhân, như ông
bà ta từng nói “quân với dân như cá với nước”, đi dân nhớ, ở dân thương. Giữa cái lạnh bao trùm
không gian chiếm lấy hoàn toàn, chính ngọt lửa của bếp than, mùi “khói” đã sưởi ấm biết bao
trái tim, biết bao bàn tay, một làn gió ấm thấm đẫm niềm tin yêu. Cụm từ “Nhớ ôi” như mong
muốn được một lần nữa sống lại trong khoảnh khắc ấy của nhà thơ, dừng như ông thèm, ông nhớ
da diết, nhớ khôn nguôi, là sự bồi hồi, những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy lại được ông
nhớ một cách cụ thể, rõ ràng, phải chăng tất cả đối với nhà thơ, chỉ mới như ngày hôm qua mà
thôi? Cách kết hợp từ “mùa em” thật độc đáo, thật thơ, đó là sự khắc hoạ chân dung về cô gái
dân tộc Thái trong sự tươi tắn, khoẻ khoắn, nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Dừng chân ở
Mai Châu người lính Tây Tiến được hưởng thức mùi vị thơm ngon của nếp, của xôi. Tuy là
những món ăn bình dị, giản đơn, không cầu kì, cao sang như đủ khiến con người ta ấn tượng và
nhớ mãi, đó chính là nghĩa tình, là sự ấm áp giữa tình người với nhau, xua tan đi sự lạnh lẽ vốn
có của rừng núi Tây Bắc. Hai câu thơ cuối là lời kết cho khổ 1, không quá đanh thép, cũng không
quá bay bổng, thay vào đó là những câu thơ mang âm điệu ngân nga, êm diệu, độc đáo và thật sự
rất gần gũi, khiến cho người đọc vừa luyến láy, vừa bồi hồi lay đồng theo từng nhịp thơ.
Phải nói, bài thơ không chỉ đặc sắc lôi cuốn người đọc về câu từ, nội dung, bên cạnh đó còn
hấp dẫn cả về phần nghệ thuật. Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, với đường bút tính tế thông thạo,
sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như điệp từ, so sánh, nhân hoá, bên cạnh là thể thơ 7 chữ, kết
hợp với những từ ngữ, âm tiết hết sức gần gũi nhưng mang giá trị gợi hình gợi cảm cao, góp
phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, oai phong, hùng vĩ, nổi bật trên nên trời Tây
Bắc chính là hình ảnh của người lính Tây Tiến thật anh dũng, thật kiên cường, họ là chiến sĩ
cũng chính là thi sĩ. Tất cả đều hoà vào nhau tạo nên một bài thơ đầy cảm xúc.
Một lần nữa Tây Tiến là một bài thơ hay, độc đáo, có giá trị tinh thần sâu sắc, từ đó khắc
hoạ vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc và vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Từ đó cho ta thấy được
sự hy sinh cao cả của người lính. Và qua đây, là cơ hội để Quang Dũng bộc bạch tình cảm của
mình dành cho đơn vị Tây Tiến oai hùng năm nào, với giọng điệu đầy hiên ngang, đầy tự hào.
Ông đã có một cuộc đời thật ý nghĩa, thật đẹp, tuổi xuân qua đi, nhưng sức trẻ, sự nhiệt huyết
vẫn sẽ luôn hiện hữu, bất diệt trước dòng chảy của thời đại.

You might also like