You are on page 1of 9

ĐẤT NƯỚC- Nguyễn Khoa Điềm

Trần Mai Ninh:


“Có mối tình nào hơn thế nữa
Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền
Có mối tình nào hơn thế nữa
Trộn hoà lao động với giang sơn
Có mối tình nào hơn
Tổ quốc?”
Raxun Gamzatop:
“ Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách uqee hương
ra khỏi con người.”
Xuân Diệu:
“ Không đứng vào dân tộc, như cây không đứng vào đất, làm gì có sứ chắc chắn để phát
triển đến tận cùng.”
LIÊN HỆ
I/ Đất nước.

1. Từ “Khi ta...” đến “... hóa núi sông ta”.

- Đoạn :

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.

Liên hệ với câu ca dao :

“Tay bưng dĩa muối chén gừng


Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”.

- Đoạn :

“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”.

Liên hệ với câu ca dao :

“Cày bừa đang buổi ban trưa


Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

- Đoạn :
“Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”.

Vì đây là lời khẳng định sự đoàn kết ruột thịt và gắn kết của nhân dân cho nên có thể liên
hệ với ca dao :

+ “Bầu ơi thương lấy bí cùng


Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

- Đoạn :

“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”.

Liên hệ với ca dao :

+ “Dẫu ai đi ngược về xuôi


Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười”.

+ “Con người có tổ có tông


Như cây có cội, như sông có nguồn”.

Liên hệ với “Tiếng hát sang xuân” của Tố Hữu để nói đến việc bao thế hệ đã sống, chiến
đấu và truyền lại tình yêu Tổ quốc cho cháu con :

“Lớp cha trước, lớp con sau


Đã thành đồng chí chung câu quân hành...”.

- Đoạn :

“Khi chúng ta cầm tay mọi người


Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

Liên hệ với bài thơ “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên :
“Ôi Tổ quốc ! Ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc ! Nếu cần ta chết :
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.

- Đoạn :

“Em ơi em đất nước là máu xương của mình


Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...”.

Lời nhắn nhủ tăng tiến dần từ gắn bó đến san sẻ và cao nhất là “hóa thân” có nghĩa là
cống hiến hi sinh cho đất nước. Giống như hình ảnh của chú bé Lượm trong bài thơ
“Lượm” của Tố Hữu :

“Vụt qua mặt trận


Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo ?”.

Hay hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong bài “Khoảng trời, hố bom” của Lâm
Thị Mỹ Dạ :

“Em nằm dưới đất sâu


Như khoảng trời đã nằm yêu trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng ?”,

Hoặc liên hệ với “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân :

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất


Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đứng bắn
Máu Anh phun theo lưa đạn cầu vồng.”

- Đoạn :

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...”.

Có thể liên hệ với “Đất nước” của Bằng Việt để nói đến các thế hệ đã nối tiếp nhau cống
hiến cuộc đời mình để dựng xây đất nước :

“Những thế hệ chiến tranh sẽ còn nguyên âm hưởng


Trong thế hệ hòa bình nối tiếp lớn theo nhau
Gió lại thổi vào thu... Qua tất thảy
khổ đau và vui sướng,
Vị ngọt vẫn theo ta, từ Tháng Tám ban đầu !”.

Hay liên hệ với hai câu thơ khác của Bằng Việt :

“Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai”.

2. Còn lại.

- Đoạn :

“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Liên hệ với câu tục ngữ :

“Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Hoặc bài thơ “Mỗi người dân Việt Nam – một cọc nhọn Bạch Đằng” của Phạm Xuân
Dũng :

“Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh


Sóng biển kia dìm xác giặc bao lần”.

- Đoạn :

“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp


Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.

Liên hệ với “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi :


“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;”.

Liên hệ với câu thơ của Phan Bội Châu :

“Dân là dân nước


Nước là nước dân”.

II/ SÓNG:
“Sóng rì rầm thao thức
Mà vẫn luôn tự hỏi
Không biết từ lúc nào
Mà yêu bờ đến vậy.”
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”. ( Nguyễn Du)
“Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng, ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.” ( Hàn Mặc Tử)
Khác với Nguyễn Du hay Hàn Mặc Tử, cái nhớ nhung của nữ sĩ Xuân Quỳnh hiện thân
trong hình hài của biển khơi. Sóng lòng và sóng biển cứ thế mà giao hòa trong nhau, gia
cố sự bền chặt cho tình yêu nữ sĩ. Phải chăng, “em” đã mang nỗi ưu tư kí họa vào bức
tranh của biển cả, em đem từng đợt sóng vẽ thành tương tư, từ “dưới lòng sâu” cho tới
“trên mặt nước”, đâu đâu cũng thấy tràn ngập nỗi nhớ đã thành hình. Chiếm trọn không
gian xung quanh, nỗi nhớ cứ vậy mà biến thiên từ ủ ấp, nhẹ nhàng cho tới cồn cào, náo
nhiệt. Cõi lòng em cứ vậy mà kí thác ở biển khơi, em đem nỗi lòng mình, đem cung bậc
đầu tiên của tình yêu treo trên đầu ngọn sóng. Với hình thức lặp cấu trúc và nghệ thuật
tiểu đối trùng lặp, Xuân Quỳnh đã tạo ra một sức gợi khôn cùng, hình tượng sóng qua
bàn tay nữ sĩ mà trở nên càng phong phú, vô biên.
“Đêm nằm lưng chẳng tới giường
Mong trời chóng sáng ra đường gặp anh”. ( Ca dao)
1. Chủ đề bài thơ.

- Vì chủ đề của bài thơ là tình yêu nên có thể liên hệ với “Bài thơ tuổi nhỏ” của Xuân
Diệu :

“Làm sao sống được mà không yêu,


Không nhớ, không thương một kẻ nào ?”.

Bài thơ cũng giống như một lời bộc bạch tâm tình của một kẻ đắm chìm vào tình yêu, do
đó có thể liên hệ với “Tôi yêu em” của Puskin :

“Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,


Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
Hay liên hệ với “Bài thơ tình số 28” của Tago :

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,


Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
Và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,
Anh sẽ hái nó đặt lên mái tóc em.

Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim


Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.”

2. 2 khổ thơ đầu.

- Có thể liên hệ hình tượng “sóng” trong “Sóng” của Xuân Quỳnh với “Thơ viết ở biển”
của Hữu Thỉnh :

“Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn


Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em...”

- Ở đoạn :

“Sông không hiểu nổi mình


Sóng tìm ra tận bể”.

Có thể liên hệ với bài “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh do sự tương đồng trong quy
luật của sóng và quy luật của tình yêu :

“(Vì tình yêu muôn thuở


Có bao giờ đứng yên ?)”.

3. 2 khổ 3 – 4.

- Ở đoạn :

“Em cũng không biết nữa


Khi nào ta yêu nhau”.

Vì đây là hai câu thơ thể hiện sự khẳng định về tình yêu của Xuân Quỳnh, rằng tình yêu
là một điều bí ẩn nên có thể liên hệ với bài thơ “Vì sao” của Xuân Diệu :

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu !


Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...”

Cũng có thể liên hệ với “Giục giã” của Xuân Diệu :

“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết !”.

4. 3 khổ 5 – 6 – 7.

- Vì khổ 5 là nỗi nhớ nên có thể liên hệ với nỗi nhớ 15 năm của Kim Trọng trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du :

“Sầu đong càng lắc càng đầy


Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.

Hay nỗi nhớ trong “Ta nhớ mình xa” hay còn gọi là “Một nửa trăng” của Hàn Mặc Tử :

“Hôm nay còn một nửa trăng thôi


Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi !
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi !”.

+ Cũng có thể liên hệ khổ 5 với bài thơ “Tự hát” của Xuân Quỳnh để nói đến chuyện tình
yêu đã xâm chiếm cả vô thức, cả tiềm thức của em và nỗi nhớ còn cuồng nhiệt hơn những
con sóng ngoài biển cả :

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em


Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.

Hay liên hệ với “Tương tư chiều” của Xuân Diệu :


“Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm ;
Anh nhớ em, em hỡi ! Anh nhớ em.
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối.”
Cũng trong “Tương tư chiều” của Xuân Diệu, ta có thể liên hệ với 2 câu thơ :

“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.


Anh nhớ em, anh nhớ lắm ! Em ơi !”.

+ Hoặc liên hệ với bài thơ “Chỉ có sóng và em” của Xuân Quỳnh :

“Một trời xanh, một biển tận cùng xanh


Và gió thổi và mây bay về núi
Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em...”

- Ở khổ 6 nói về sự thủy chung, Xuân Quỳnh có sử dụng từ “phương anh”, từ này cũng
đã được bắt gặp trong “Gửi...” của Thúy Bắc :

“Rợp trời thương


Màu xanh suốt
Em nghiêng hết
Về phương anh”.

- Ở khổ 7 nói về niềm tin, và niềm tin này cũng đã được nữ sĩ Xuân Quỳnh nhắc đến
nhiều lần trong “Hát ru” :

“Tay ta nắm lấy tay người


Dẫu qua trăm suối ngàn đồi cũng qua.”

5. 2 khổ thơ cuối 8 – 9.

- Ở đoạn :

“Mây vẫn bay về xa”.

Vì vạn vật luôn xoay vần, chuyển dịch theo quy luật của thời gian, và không ai có thể
“tắm hai lần trên cùng một dòng sông”, không cuộc đời nào không đặt trong dòng chảy
vô chung vô thủy của vũ trụ. Do đó mà câu thơ này gợi lên hình ảnh cuộc sống quá nhỏ
bé ngắn ngủi so với khát vọng sống và được sống, khát vọng yêu và được yêu của con
người. Và chàng thi sĩ Xuân Diệu cũng từng thề nguyền sống chết với tình yêu trong bài
thơ “Đa tình” của mình :

“Kẻ đa tình không cần đủ thịt da ;


Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.”
- Ở khổ cuối là khát vọng vô hạn hóa cái nhỏ bé của đời người để thỏa sức yêu và được
yêu, sự mãnh liệt và mạnh mẽ này cũng đã thể hiện trong “Người dệt tầm gai” của Vi
Thùy Linh :

“Chúng mình ở hai miền


Ngày nào em cũng khóc...
Anh yêu của em
Em yêu Anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em”.

You might also like