You are on page 1of 6

Cho đoạn văn sau:

[…] “Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp
vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt
đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng
đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh.
Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những
con quỷ mắt đen.” […]
                              (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê- Sách Ngữ văn 9 tập 2)
a) Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê viết vào năm nào? Đoạn trích trên là
lời kể của ai? Kể về điều gì?
b) Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì?
Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?
c) Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật? Vì sao?
d) Từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ
của em về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (Bài viết khoảng
nửa trang giấy thi).
Câu 2:
Có ý kiến cho rằng “Ba khổ thơ cuối bài “Viếng lăng Bác’’ của Viễn Phương đã thể hiện niềm
xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha, thành kính cùng nguyện ước chân thành của tác giả từ
miền Nam ra viếng Bác.”
Hãy viết bài văn để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án:
Câu 1:
a) - Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971.
- Đoạn trích trên là lời kể của nhân vật Phương Định.
- Kể về công việc phá bom nổ chậm của ba cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ trinh sát
mặt đường.
b) - Câu văn “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” sử dụng biện pháp
nghệ thuật ẩn dụ.
- Biện pháp trong câu văn trên cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của
ba cô gái thanh niên xung phong.
c) Gợi liên tưởng đến những câu thơ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
                              “Không có kính, ừ thì có bụi
                              Bụi phun tóc trắng như người già
                              Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
                              Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
Vì đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, có trách nhiệm cao trong công việc của những người
lính Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mĩ.
d) “Những ngôi sao xa xôi” đã khắc họa hình ảnh tiêu biểu về người nữ thanh niên xung phong
trong chiến trường Trường Sơn khốc liệt và gian khổ. Dù nhiệm vụ hiểm nguy, gian khổ, luôn
rình rập tính mạng con người nhưng họ vẫn gan dạ, kiên cường chiến đấu. Tất cả đều mang trong
mình ý chí chiến đấu cao đẹp vì một niềm tin sắt đá: độc lập, thống nhất nước nhà. Những con
người ấy, có thể chẳng còn ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ đã làm nên đất nước, làm lên trang sử
vàng cho dân tộc Việt Nam. Viết tiếp truyền thống giàu đẹp đó là thế hệ thanh niên chúng ta hôm
nay. Vậy chúng ta có suy nghĩ như thế nào về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ
Quốc hiện nay. Đất nước giờ đây đã thanh bình, cả dân tộc cùng nhau dựng xây và phát triển
kinh tế trên mọi lĩnh vực: học tập, lao động, nghiên cứu, chiến đấu. Bên cạnh đó, chúng ta không
nên mất cảnh giác, chủ quan và lơ là trước những âm mưu của các thế lực thù địch, nhằm chia rẽ
đoàn kết, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Vì vậy, thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của
đất nước cần tỉnh táo để không rơi vào những cạm bẫy, âm mưu của họ. Tầng lớp thanh niên cần
mở mang tri thức, tích cực học tập, nuôi dưỡng những hoài bão lớn lao và cống hiến sức mình
cho quê hương, đất nước. Đồng thời, thế hệ thanh niên cần nhận thức đúng đắn về chủ quyền
quốc gia và tích cực tuyên truyền để mọi người cùng hiểu rõ về lịch sử dân tộc nước nhà. Như
vậy, dù ở giai đoạn nào của lịch sử đất nước, vai trò quyết định tương lai dân tộc của thế hệ trẻ là
không thay đổi. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau đóng góp công sức để bảo vệ chủ quyền trên
mảnh đất hình chữ S thân thương mà cha ông đã nghìn năm gìn giữ.
Câu 2:
Nhà thơ Viễn Phương viết “Viếng lăng Bác” vào năm 1976, sau khi đất nước được thống nhất,
nhà thơ đã được ra thăm lăng Bác. Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành
kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ đối với Bác. Dòng cảm xúc chân thành, niềm vui chất
chứa cùng tấm lòng yêu mến thiết tha, nhà thơ bày tỏ niềm tự hào lớn lao đối với vị lãnh tụ vĩ
đại, vị cha gia của dân tộc. Điều đó được tác giả thể hiện rõ nhất, sâu sắc nhất qua hai khổ thơ 2
và 3 của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
Mở đầu khổ thơ thứ hai tác giả viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
Hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý
nghĩa tượng trưng. Hình ảnh “Mặt trời đi qua trên lăng” kết hợp với từ láy “ngày ngày” chỉ khái
niệm về thời gian. Đây là hình ảnh thực, đây là mặt trời của thiên nhiên, tạo hóa, là hành tinh
quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự
sống, ánh sáng. Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình
ảnh của Bác Hồ. Tác giả ví Bác Hồ giống như “mặt trời” nhằm khẳng định sự vĩ đại và thiêng
liêng của Người. Cả cuộc đời của Bác đã dành trọn cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam. Lớn
lên trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, Bác xót thương cảnh lầm than của dân tộc mà sẵn sàng
lên đường tìm đường cứu nước suốt 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển để rồi một ngày Bác
trở về mang theo ánh sáng của đường lối cách mạng, giúp nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng
giặc ngoại xâm. Bác Hồ được ví như ánh sáng mặt trời đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm
trường nô lệ. Có lẽ vì sự vĩ đại và thiêng liêng ấy mà có rất nhiều nhà thơ đã ví Bác Hồ như ánh
sáng bất diệt của thiên nhiên vũ trụ:
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao bắc đẩu, là vầng thái dương.”
Hai câu thơ tiếp theo:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…"
Hai câu thơ thể hiện sự quan sát rất tinh tế của nhà thơ. Điệp ngữ “ngày” được nhắc lại kết hợp
với hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”. Đây là câu thơ tả thực. Có lẽ trên lăng Bác
không lúc nào vắng bóng người, từng đoàn khách trong nước lẫn ngoài nước xếp hàng vào lăng
viếng Bác trong tình yêu thương và biết ơn vô hạn. Đặc biệt ở câu thơ thứ hai, tác giả đã tạo ra
một hình ảnh ẩn dụ đẹp và đầy sáng tạo: “tràng hoa”. “Tràng hoa” ở đây là chỉ những bông hoa
tươi thắm nhất được kết lại thành vòng của những con trên khắp nơi trên đất nước và cả thế giới
về thăm và dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, và lòng biết ơn đối với Bác. Bên cạnh đó, từng dòng
người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác kết nối nhau thành những tràng hoa, đó là
những bông hoa người tốt việc tốt, tươi thắm nhất, rực rỡ nhất, dưới ánh mặt trời của Bác để
dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”. Mùa xuân ở đây biểu thị cho tuổi đời của Bác Hồ, mỗi mùa
xuân sang lại là một tuổi mới của Bác. Tuy Bác dừng lại ở mùa xuân thứ 79, lúc cuộc chiến tranh
đang còn dang dở, nhưng giờ đây khi đã hòa bình, người người cùng nhau đến lăng để tưởng nhớ
cả cuộc đời vì dân, vì nước của Bác. Cách sử dụng hình ảnh hoán dụ này cũng rất phù hợp với
phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác lúc sinh thời.
Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ
đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cũng như ánh sáng diệu nhẹ, trong
trẻo của không gian trong lăng Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Ở câu thứ thứ nhất, tác giả đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh. Tác giả cảm nhận như Bác Hồ
không chết, Bác chỉ đang nằm ngủ, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. “Bình yên” ở đây cũng có
thể hiểu là đất nước đã ngưng tiếng bom đạn, đã kết thúc cuộc chiến tranh, bầu trời đã trong xanh
trở lại và Bác ngủ trong hòa bình, ngủ trong cái khát khao của bản thân Bác. Trong thơ ca của
Bác, trăng được nhắc đến rất nhiều, Bác xem trăng là người bạn tri kỉ khi Bác còn sống. Dù là
khi Bác đã không còn nữa nhưng trăng vẫn luôn ở đó, ở với Bác, ở với người đã từng xem nó là
tri kỉ. Câu thơ “Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền”, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa ở
hình ảnh “vầng trăng”. Biến “vầng trăng trở thành một con người hiền hậu dịu dàng. Để từ đó
khẳng định Bác và trăng mãi mãi là đôi bạn tri ân tri kỉ với nhau.
Giữa tình cảm và lí trí có sự mâu thuẫn. Con người không kiềm nén được khoảnh khắc yếu lòng.
Chính nỗi đau sót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên xót xa hơn:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Tác giả đã dùng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, đây là hình ảnh mang ý nghĩa thực, đất nước đã yên
ắng tiếng súng, không còn tiếng bom rơi, đạn nổ, bầu trời trong trẻo, xanh ngắt, chim muôn thỏa
sức bay lượn, cánh diều của tuổi thơ chao liệng trong gió. Bên cạnh đó, “trời xanh” còn là hình
ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một đất nước thanh bình, nhưng tác giả lại tiếc thương thay Bác đã ra
đi trước khi cuộc
Bác cả cuộc đời đi tìm kiếm cuộc sống hòa bình cho nhân dân nhưng Bác không được tận mắt
nhìn thấy cuộc sống hòa bình của nhân dân. Phải chăng đó cũng là sự tiếc nuối của tác giả đói
với Bác. Hơn nữa “trời xanh” còn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác Hồ. Bác cũng giống
như trời xanh vẫn còn sống mãi với non sông đất nước. Thế nhưng nhìn thấy di hài của Bác
trong lăng, thấy bác đang ngủ một giấc ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn, xót xa “Mà
sao nghe nhói ở trong tim. Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên nhưng sự ra đi của Bác
vẫn không sao xóa được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc. Ý thơ đã diễn tả rất chính xác cho
tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai khi vào lăng viếng Bác.
Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm, thành kính, tha thiết và giàu cảm xúc. Bài thơ đã
để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Khổ thơ 2 và 3 của bài thơ “Viếng lăng Bác”
đã gói trọn tình cảm kính yêu của nhà thơ dành cho vị cha già của dân tộc. Người cha ấy đã mãi
mãi nằm xuống nhưng tình cảm của Người, tinh thần của Người mãi mãi soi rọi non sông, làm
ấm lòng dân tộc giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non.”

Câu 1: Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà
sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần
thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà
sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những
đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với
bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã
được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của người
cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém,
cà muối, cháo hoa”
Câu 2: Toàn bộ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu câu duy nhất là dấu chấm ở
cuối câu kết. Chỉ ra dụng ý của tác giả trong cách đặt dấu câu như vậy?
Câu 3: Vì sao Lê Minh Khuê đặt tên tác phẩm là “Những ngôi sao xa xôi”?
Câu 4: Cho đoạn thơ sau:
"… Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông, như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê huơng
Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt


Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con."
(Y Phương – Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, trang 72 – 73)
Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình
với con trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Bài thơ “Sang thu” là một cách cảm nhận rất tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc
đất trời chuyển từ cuối hạ sang đầu thu. Thời khắc ấy nếu không để ý kĩ thì khó có thể cảm nhận
một cách sâu sắc và dường như nó khó có thể bắt gặp như vậy nên cảm xúc của Hữu Thỉnh cũng
dâng trào và tạo thành một mạch thơ. Ông chỉ sử dụng một dấu chấm ở cuối bài thơ, nhằm để tạo
mạch cảm xúc dâng trào cho toàn bộ bài thơ. Đồng thời, nó cũng thể hiện tình cảm của ông khi
cảm nhận thời khắc giao mùa ấy. Cái mạch cảm xúc ấy thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng
hình ảnh miêu tả, ông lấy đó làm đại diện để truyền cảm hứng cho người đọc, và đó cũng là một
dụng ý nghệ thuật tạo nên cái hay của bài thơ.
Câu 3: “Những ngôi sao xa xôi” là một dụng ý nghệ thuật của Lê Minh Khuê, bằng cách nói ẩn
dụ, nhà văn đã so sánh ngầm ba nữ thanh niên xung phong với những ngôi sao xa xôi trên bầu
trời. Đặt tên cho tác phẩm như vậy, nhà văn đã tạo ra một hình ảnh đẹp, anh hùng, đồng thời biểu
đạt những nét đẹp tâm hồn và phong cách của ba cô gái, Nho, Phương Định, chị Thao: Trẻ trung,
lãng mạn, có sức tỏa sáng diệu kỳ. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu
chúng ta mới cảm nhận được. Các chị xứng đáng là “những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường
Sơn, dẫn đường cho mọi thế hệ, những ngôi sao trên bầu trời cách mạng dẫn đường cho dân tộc
Việt Nam đi tới thắng lợi, không chỉ vậy nhan đề còn giàu chất thơ, chất lãng mạn, rất đặc trưng
cho Văn Học thời kỳ chống Mỹ.
Câu 4: Dàn bài
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Y Phương: Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày với các tác phẩm thể hiện tâm
hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
- Giới thiệu bài thơ “Nói với con”: “Nói với con” là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về
tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và
dân tộc.
- Dẫn dắt vấn đề: Trích dẫn khổ thơ 2. Khổ thơ thứ 2 thể hiện lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,
bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con, kế tục xứng đáng truyền
thống ấy.
II. Thân bài:
1. Những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”
- “Người đồng mình” là người ở vùng mình, người ở miền quê của mình, đây là cách nói mang
tính địa phương của dân tộc Tày gợi sự thân thương, gần gũi của những người dân sống cùng
một bản làng, nghĩa rộng hơn là muốn nói đến những người sống trên cùng một lãnh thổ, một đất
nước, một dân tộc.
- “Thương” kết hợp với từ chỉ mức độ “lắm” thể hiện sự đồng cảm, sự chia sẻ của những con
người cùng chung cảnh ngộ.

You might also like