You are on page 1of 3

Đề 4: Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác”.

Từ đó liên hệ
với một khổ thơ khác cũng viết về Bác để nhận thấy được điểm gặp gỡ giữa
hai tác giả.
Bài làm
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ dân tộc – là con người vĩ đại nhất trong trái tim
mỗi người Việt Nam. Hào quang về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người
cũng là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn "chấp bút" để viết lên
những ngôn từ thật đẹp đẽ, thật xúc động. Chúng ta đã bắt gặp rất nhiều những áng
thơ văn hay viết về Bác, đó là "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ, là "Bác
ơi" của Tố Hữu và ta cũng từng bồi hồi, xúc động khôn xiết trước cuộc viếng thăm
đầy cảm xúc của nhà thơ người Nam Bộ Viễn Phương trong bài "Viếng lăng Bác".
Bài thơ là những cảm xúc chân thành mà tha thiết của một người con miền Nam
lần đầu được ra thăm lăng Bác sau ngày Bác đi xa. Đặc biệt, gây ấn tượng sâu sắc
với bạn đọc phải kể đến khổ thơ thứ nhất và hai của bài thơ.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.”
Câu thơ giản dị nhưng hàm chứa một ý nghĩa lớn. Trong tim Bác và trong
trái tim miền Bắc, miền Nam luôn là nỗi nhớ thương, là niềm tự hào, là biểu tượng
anh hùng, bất khuất, dũng cảm, kiên cường, là mảnh đất Thành đồng Tổ quốc…
Giờ đây, nhà thơ mang theo cả niềm tự hào đó của đồng bào miền Nam để đến với
Bác. Hai tiếng “Con – Bác” vang lên xóa nhòa khoảng cách giữa vị lãnh tụ vĩ đại
Hồ Chí Minh với những người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu
thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách.
Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc
ấm nồng sau bao năm tháng xa cách.
Đứng từ xa ngắm nhìn lăng Bác, hình ảnh hàng tre bát ngát hiện lên trong
màn sương huyền ảo của bầu trời Hà Nội:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng.”
Từ lâu, lũy tre xanh đã trở thành một nét đẹp của làng quê Việt Nam. Tre là
người bạn than thiết, luôn giúp đỡ con người trong mọi công việc: “Tre giữ làng,
giữ nước, giữ mái nhà trang, giữ đồng lúa chin…” (Cây tre Việt Nam, Thép Mới).
Nhưng ở đây, hình ảnh “hàng tre” không chỉ dừng lại ở tầng nghĩa đó mà được so
sánh ngầm với con người và đất nước Việt Nam.Tre luôn đoàn kết, gắn bó tạo nên
một lũy thành kiên cường thách thức gió mưa, giông bão. Tre là hình ảnh tượng
trưng cho tình đoàn kết, cho khí phách hiên ngang, bất khuất và dũng cảm chiến
đấu với kẻ thù của người Việt Nam. Tre luôn đứng thẳng như con người Việt Nam
thà chết chứ không chịu sống quỳ.
Biểu tượng đẹp đẽ ấy được nhà thơ chọn lọc miêu tả quanh lăng Bác, như
cả dân tộc Việt Nam vẫn đang sát cánh bên Người. Hàng tre Việt Nam ấy phải
1
chăng là hình ảnh của những con người Việt Nam quay quần bên vị Cha già đáng
kính, đang đi vào giấc ngủ an lành? Hình ảnh tượng trưng thật có ý nghĩa biết bao!
Hàng tre bên lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc.
Giọng thơ bồi hồi, tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.
Dòng cảm xúc đang buông trôi, hòa theo dòng người vào lăng viếng Bác,
nhà thơ đã thể hiện những suy tưởng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Mặt trời chiếu sáng nơi nơi. Ánh nắng mặt trời là nguồn sống cho mọi
sinh vật trên Trái Đất này. Người cũng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Hình ảnh
“mặt trời” làm sáng cả câu thơ, Bác là nguồn sáng làm hồi sinh sự sống. Bác như
một vầng thái dương sáng ngời, chiếu rọi ánh sáng cách mạng vào tâm hồn để vực
dậy sự sống tươi đẹp cho những con người đắm chìm trong bóng đêm nô lệ. Bác là
người đã chéo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời của
mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Vì thế, Bác là một mặt trời luôn luôn
ngời sáng, sưởi ấm cho linh hồn của những con người Việt Nam.
Giờ đây, trong bước đi của thiên nhiên, trong sự chuyển tiếp mien man
của dòng người, hình ảnh Bác đã được nhà thơ trân trọng ngắm nhìn qua những
tương quan hình ảnh gợi khơi đầy ý nghĩa. Nơi lăng mộ bình dị tôn nghiêm kia,
Bác đã thực sự nằm xuống nhưng hình ảnh thơ lại sáng lên đầy ý nghĩa sống động.
Trong đối sánh giữa những dòng thơ, nếu hình ảnh mặt trời của thiên nhiên mang
lại sự sống cho cây cỏ, vạn vật, thì hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” lại là biểu
trưng cho ý nghĩa chiến sâu.
Hòa nhịp với hàng tram triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân lao
động trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng. Trong suy tưởng
đó, những dòng thơ như thấm đượm, lan truyền một cảm xúc thành kính thương
nhớ:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân…”
Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là một phát hiện rất mới,
chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc, không gian nơi Bác nằm dường như là không
gian của tình thương nỗi nhớ, của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Điệp ngữ
“ngày ngày” đứng đầu câu thơ giữ vị trí nhãn tự, vừa thể hiện một quy luật trình tự
của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một quy luật tự nhiên của tạo
hóa. “Ngày ngày… ngày ngày…” thời gian không ngừng trôi và lòng người Việt
Nam không bao giờ nguôi tình cảm nhớ thương, yêu quý, kính trọng đối với Bác.
Và đây nữa, “tràng hoa” dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa đặc
trưng. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị Cha già lòng biết ơn
thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Từ “dâng” chứa đựng bao tình cảm, nghĩa tình. Mỗi người
2
dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng
lên Bác. Nhà thơ không nói “bảy mươi chín tuổi” mà nói “bảy mươi chín mùa
xuân”, một cách nói rất thơ: cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. Qua đó, ta
thấy nghệ thuật lựa chọn ngôn từ của Viễn Phương rất tinh tế, biểu cảm và hình
tượng.
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
(Trích “Bác Ơi”, Tố Hữu)
Những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã khiến ta không khỏi bồi hồi, xúc
động, dù Bá đã đi xa gần nửa thế kỉ. Đã biết bao nhà thơ khắc họa thành công tình
cảm vô hạn của chúng ta đối với Bác.
Viếng lăng Bác không chỉ là tiếng khóc nghẹn ngào trước sự ra đi của
Bác, là lòng thương nhớ khôn nguôi, niềm kính yêu vô hạn của nhà thơ Viễn
Phương và của nhân dân ta đối với Bác Hồ mà còn diễn tả thành công hình tượng
Bác Hồ vĩ đại bằng những hình ảnh đẹp, nhịp điệu tha thiết, cảm xúc nồng nàn,
chân thật.

You might also like