You are on page 1of 2

Nếu phải chọn 1 bản nhạc hay, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương.

Bởi vì chỉ khi đến


với văn chương thì người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim mình dẫn dắt được
thể hiện qua những quan niệm cảm xúc và rồi mang đến cho người đọc biết bao
giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. “ VLB “ là một trong những bài thơ xuất
sắc nhất. Cả bài thơ là nỗi lòng của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm
Bác với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc
Viễn Phương (1928 - 2005) là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam, một trong
những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam
thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ c ông dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha,
ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ

VLB cũng là một tác phẩm như vậy. Bài thơ được thể hiện niềm xúc động, niềm
thành kính thiêng liêng, biết ơn của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác

Bài thơ mở đầu thật tự nhiên, như một lời thông báo giản dị mà chứa chan trong đó là
biết bao xúc cảm của nhà thơ:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

Giọng điệu câu thơ thật trang trọng, tha thiết mà sâu lắng, với cách xưng hô Nam Bộ “
con – Bác “ nghe thật gần gũi, thân thương, tôn trọng, thành kính như người con thăm
cha. Tác giả đã sử dụng biện pháp nói tránh, từ “ thăm “ thay cho từ “ viếng “ để vơi đi
nỗi đau thương, mất mát và đồng thời khẳng định Bác còn sống mãi.

Từ xa, nhà thơ vừa nhìn thấy hàng tre quanh lăng, đã xiết bao xúc động:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát


Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Tác giả Viễn Phương đã lấy những hình ảnh thực tế, hết sức thân thuộc của làng quê
VN.“. Hình ảnh “ hàng tre “ đã trở nên thân thuộc với người đân Việt Nam,
nhất là cuộc sống làng quê bình dị. Không những vậy, đấy còn là biểu
tượng của con người đất Việt – hiền hoà, thân thiện và cũng rất khẳng
khái, thanh cao. Thán từ “Ôi” không chỉ thể hiện niềm xúc động, nghẹn
ngào mà còn thể hiện sự ngạc nhiên đến bất ngờ của tác giả khi được
gặp lại ở lăng Bác một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, của
đất nước Việt Nam. 
Trong khổ thơ đầu, tác giả VP đã miêu tả hàng tre bằng từ láy “ bát ngát “
, “ xanh xanh “ giàu sức tưởng tượng. Hàng tre ấy dẫu bình dị nhưnng lại
mang chứa nguồn sức sống mãnh liệt như Viễn Phương đã viết “ Bão táp
mưa sa đứng thẳng hàng” để gợi lên sự liên tưởng sâu sắc đến dân tộc
Việt Nam, dân tộc bất diệt nhiều lần chống chọi với “ bão táp mưa sa “
nhưng vẫn kiên cường, bất khuất, bền bỉ, vững vàng để giành lấy chiến
thắng và tự do
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng “

Hình ảnh tả thực về mặt trời của thiên nhiên tạo hoá, vận động theo quy luậy của thời
gian. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá “ đi “ , hiện tượng “ sáng mọc chiều lặn “
bỗng trở nên sống động và gần gũi hơn cả. Mặt trời ấy như hoá thành con người, một
người vinh hạnh chứng kiến một hiện tương kì diệu, một mặt trời khác kì diệu hơn

“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."


Hình ảnh ẩn dụ ngầm dành cho Bác. Với hình ảnh toả sáng, bất tử, hùng vĩ,
vĩnh hằng ấy, tác giả đã thay mặt toàn bộ dân tộc Việt Nam tôn vinh những
công lao đóng góp của vị lãnh tụ vĩ đại. Đó là chân lí cách mạng mà Người
mang đến để soi đường dẫn lối cho dân tộc, để chúng ta có thể được sống
độc lập, tự do như hiện tại.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ


Kết tràng hoa dâng bảy mươi chính mùa xuân

You might also like